Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Phan Văn Rơi | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ SÔNG CẦU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
Đoàn kết - Chăm ngoan - Học giỏi -
Ngữ
văn
Lớp 9
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ VỀ THAM DỰ
TIẾT DẠY HÔM NAY!
Người thực hiện: Nguyễn Lê Hà
tiết 28: truyện kiều của nguyễn du
I. NGUYỄN DU
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
1. Thời đại:
- Nguyễn Du sống trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX(cuối Lê đầu Nguyễn)
=> Giai đoạn chế độ phong kiến suy tàn, rối ren, khủng hoảng; Phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.
2. Quê quán :
-Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh là vùng quê giàu truyền thống văn hoá,
hiếu học.
- Nguyễn Du sống chủ yếu ở kinh thành Thăng
Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến
=>Nguyễn Du tiếp thu văn hoá của cả hai vùng
Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội.
I. NGUYỄN DU
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
1. Thời đại:

2. Quê quán :
3 3. Gia đình :

- Đại quí tộc vào lúc mạt vận.
Nhiều đời làm quan(Bao giờ Ngàn Hống hết cây;
Sông Rum(Lam) hết nước họ này hết quan)
Có truyền thống văn học, thích hát xướng
Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quý tộc.
I. NGUYỄN DU
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
4. Bản thân :
- Sinh 1765 mất 1820
Tên chữ: Tố Như
Hiệu: Thanh Hiên
Là người học rộng, hiểu biết nhiều, tư chất thông minh
Cuộc đời vất vả, long đong, phiêu bạt:
Từ lúc ra đời đến 10 tuổi : sống sung túc
10 tuổi trở đi : mồ côi, phải đi ở nhờ
1. Thời đại:
2. Quê quán :
3. Gia đình :
I. NGUYỄN DU
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
- 1783 : thi hương, đậu tam trường, làm quan ở Thái Nguyên.
- Từ 1786 –1802 : lúc thì ở Thái Bình, lúc thì ở Tiên Điền, là thời gian long đong, vất vả nhất trong cuộc đời.
Nguyễn Du có vốn sống phong phú, từ đó hình thành nên chủ nghĩa nhân đạo trong các tác phẩm .
- 1802-1809 : làm quan cho nhà Nguyễn ở Thường Tín, Quảng Bình.
- 1813-1814 : cử đi sứ sang Trung Quốc => Nguyễn Du có cái nhìn rộng hơn về cuộc đời.
- 1820 : cử đi sứ sang Trung Quốc lần hai nhưng chưa kịp đi thì ông bị mất đột ngột trong một trận dịch lớn ngày 18-9-1820 tại Huế, thọ năm mươi lăm tuổi.
I. NGUYỄN DU
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
Nhân tố hình thành thiên tài Nguyễn Du
- Thời đại: rối ren, phức tạp
- Quê hương: giàu truyền thống văn hoá, hiếu học
- Gia đình: dòng dõi khoa bảng
- Bản thân:
+ Thông minh, tài năng bẩm sinh.
+ Cuộc đời vất vả, vốn sống từng trải.
+ Có trái tim yêu thương, tấm lòng nhân đạo.
-> Cuộc đời của Nguyễn Du là một cuộc đời vất vả, long đong nhưng cũng từ đó đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du
Nguyễn Du là một nhà thơ có tài, có tâm, một đại thi hào dân tộc, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, một danh nhân văn hóa thế giới.
Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
1- Thời đại
2. Quê quán
3. Gia đình
4. Bản thân
I. NGUYỄN DU
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
5. Sự nghiệp sáng tác :
5.1 . Tác phẩm chính :
a. Thơ chữ Hán :
Thanh Hiên thi tập :
Thời gian sáng tác: ở Thái Bình và Tiên Điền
Nội dung: tâm tình của Nguyễn Du trong thời gian phiêu bạt.
Nam trung tạp ngâm :
Thời gian sáng tác: làm quan ở Quảng Bình
Nội dung: có tính chất nhật kí, ghi lại tâm tình của Nguyễn Du
Bắc hành tạp lục :
Thời gian sáng tác: đi sứ ở Trung Quốc
Nội dung: Những điều tai nghe mắt thấy trên đường đi
1- Thời đại
2. Quê quán
3. Gia đình
4. Bản thân
I. NGUYỄN DU
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
b. Thơ chữ Nôm :
Truyện Kiều :
+ Nguồn gốc: từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân(Trung Quốc)
+ Thể loại: thơ lục bát - 3254 câu
Văn chiêu hồn : (Văn tế thập loại chúng sinh)
Thời gian sáng tác: những năm tháng cuối đời
Nội dung: Niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với những kẻ khổ cùng bất hạnh.
- Các tác phẩm được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ.
1- Thời đại
2. Quê quán
3. Gia đình
4. Bản thân
5. Sự nghiệp sáng tác :
I. NGUYỄN DU
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguyễn Du 1765-1820
5.2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du :
a. Đặc điểm nội dung :
+ Cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống, với nỗi đau của con người.
+ Khái quát bản chất tàn bạo của XHPK  phê phán, tố cáo.
+ Trân trọng giá trị tinh thần và chủ thể của những giá trị tinh thần đó.
=>Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân
đạo chủ nghĩa trong giai đoạn văn học nửa sau TK
XVIII - XIX
b. Đặc điểm nghệ thuật :
Thơ chữ Hán : sử dụng linh hoạt, thành công các thể thơ
Thơ chữ Nôm : Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật thiên tài
+Ngôn ngữ: ngôn ngữ bác học + ngôn ngữ bình dân
+ Thể thơ: lục bát
+Nghệ thuật miêu tả:miêu tả tâm lí nhân vật,tả cảnh
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình
5.1 . Tác phẩm chính :
5. Sự nghiệp sáng tác :
Những lưu niệm về Nguyễn Du
Mộ Nguyễn Du tại Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh
1965: Unesco công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới.
Đền thờ Nguyễn Du tại khu di tích Nguyễn Du
Toàn cảnh khu di tích Nguyễn Du

- Cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (một nhà văn Trung Quốc đời Thanh)

Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Không là 1 tác phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du.
- Gồm 3254 câu lục bát- đó là một kiệt tác của thơ ca dân tộc.
Truyện Kiều có dựa vào cốt truyện từ cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
I- NGUYỄN DU
II- TRUYỆN KIỀU
1- Xuất xứ
Những phiên bản về Truyện Kiều
Những phiên bản về Truyện Kiều
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
I. NGUYỄN DU.
II. TRUYỆN KIỀU.

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
Phần 3: Đoàn tụ
1- Xuất xứ.
2- Tóm tắt
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
I. NGUYỄN DU.
II. TRUYỆN KIỀU.
1- Xuất xứ.
2- Tóm tắt
3- Giá trị của Truyện Kiều:
a. Về nội dung:
- Giá trị hiện thực :
+ Bức tranh hiện thực về XHPK bất công, tàn bạo chà đạp lên cuộc sống con người. Lên án xã hội đồng tiền.
+ Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong XHPK.
- Giá trị nhân đạo :
+ Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo xấu xa.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn
“Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy , khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”-Mộng liên đường chủ nhân
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
I. NGUYỄN DU
II. TRUYỆN KIỀU
1. Xuất xứ
2. Tóm tắt
3. Giá trị Truyện Kiều
a- Về nội dung:
b-Về nghệ thuật:

Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật thiên tài:
+ Ngôn ngữ: ngôn ngữ bác học + ngôn ngữ bình dân
+ Nghệ thuật miêu tả: bậc thầy trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả tâm lý nhân vật.
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình.


Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật.
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Bản đồ tư duy: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Hướng dẫn về nhà
Tiết 28: Truyện Kiều của Nguyễn Du
1- Bài vừa học: Tóm tắt tác phẩm
Nêu các giá trị của Truyện Kiều.
2- Bài sắp học: Trả bài viết số 01
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Rơi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)