Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Trần Thị Nhung | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Truyện Kiều
Phần 1: Tác giả
NGỮ VĂN 10
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
I.CUỘC ĐỜI
Quê cha: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
NHÀ LƯU NIỆM NGUYỄN DU
Bắc Ninh
….
Vua Quang Trung
Vua Gia Long
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
=> Nguyễn Du là:
+ Một con người tài hoa, bất đắc chí, lại niếm trải bao đắng cay, cuộc đời đầy thăng trầm, bi kịch.
+ Một trái tim nghệ sĩ bẩm sinh thiên tài.
+ Một danh nhân văn hóa thế giới.
+ Một nhà thơ nhân đạo xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam.
→ ảnh hưởng sâu nặng đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Du → nét riêng độc đáo trong thơ văn ông.
….
Mộ đại thi hào Nguyễn Du
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1.Sáng tác bằng chữ Hán
+ Thanh Hiên thi tập (78 bài) viết trước khi làm quan với nhà Nguyễn.
+ Nam trung tạp ngâm (40 bài) viết thời gian làm quan ở Huế, Quảng Bình.
+ Bắc hành tạp lục (131 bài) viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc.
Độc Tiểu Thanh Kí ( Chữ Hán)
TRUYỆN KIỀU
=> Thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm, nhân cách của một nhà thơ đầy nỗi niềm tâm sự.
- Đặc biệt, trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã:
+ Phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Ca ngợi, đồng cảm với những anh hùng, nghệ sĩ tài hoa, cao thượng Trung Hoa ( Đỗ Phủ, Nhạc Phi).
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
+ Cảm thông với những thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ( Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành).
+ Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng sáng tác Truyện Kiều.
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
2. Sáng tác bằng chữ Nôm
 Truyện Kiều (Đoạn trường Tân Thanh, 3254 câu thơ lục bát):
+ Nguồn gốc: Nguyễn Du mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
+ Sáng tạo của Nguyễn Du: Cảm hứng, cách nhận thức, lí giải, thể loại, ngôn ngữ...
BẢN CHỮ NÔM: TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU)
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng,hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Truyện Kiều (Chữ Nôm)
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
+ Nội dung: Giá trị hiện thực và nhân đạo.
+ Nghệ thuật: Thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự và chất trữ tình, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ văn học bác học.
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
 Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)
+ Thể thơ song thất lục bát
+ Thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà thơ, hướng về những linh hồn bơ vơ, thân phận nhỏ bé trong xã hội, nhất là người phụ nữ và trẻ con
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
2. Một vài đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du
a. Đặc điểm nội dung
+ Tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, những số phận bất hạnh, những phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
- Triết lí về số phận phụ nữ vang lên sâu thẳm và bi thiết trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn.
+ Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công trà đạp quyền sống con người (Phản chiêu hồn, Sở kiến hành, Tryện Kiều..)
+ Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
+ Người đầu tiên khởi xướng than phận những người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài sắc bạc mệnh.
+ Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu lứa đôi tự do, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người ( Mối tình Kiều-Kim, Từ Hải...)
b. Đặc sắc nghệ thuật
+ Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành..
+ Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại.
+ Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập.
+ Vận dụng sáng tạo và thành công lời ăn tiếng nói dân gian...
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I: TÁC GIẢ
III. TỔNG KẾT
- Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt nam giai doạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện, nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được gọi là thiên tài văn học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)