Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Dương Khánh Linh | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Nguyễn
Du
Tác Gia
Nguyễn Du
Sinh ngày: 3/1/1766
(tức ngày 23 tháng 11 năm Ất dậu)
Mất ngày: 16/9/1820
(tức ngày 10 tháng 8 năm Canh thìn)
Quê quán: huyện Nghi Xuân, phủ
Đức Quang, trấn Nghệ An
(nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh)
Tên chữ: Tố Như

Hiệu: Thanh Hiên

Biệt hiệu: _Hồng Sơn lạp hộ
_Nam Hải điếu đồ

Tác phẩm nổi bật: Truyện Kiều

Làm quan nhà Nguyễn

Là nhà thơ lớn của Việt Nam

Được xem là “Đại thi Hào của dân tộc”
Tiểu Sử
Nguyễn Du sinh ra ở quê mẹ- làng Kim Thiều,xã
Hương Mặc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và trải
qua thời thơ ấu ở Thăng Long trong một gia đình
phong kiến quyền quý .

Cha là Nguyễn Nghiễm(1708 – 1775) làm tới tể tướng
dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần(1740 – 1778), vợ
thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người Bắc Ninh.

Do là con thứ bảy nên Nguyễn Du còn được gọi
là cậu Chiêu Bảy.
Tiểu Sử


Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tả
tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở
Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều
mất mát:
Năm 9 tuổi  anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ qua đời
Năm 10 tuổi mồ côi cha
Năm 13 tuổi mồ côi mẹ
Mới 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông
phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản
(1734 –1786). Trong thời gian này ông có nhiều điều kiện
thuận lợi để dùi mài kinh sử, hiểu hơn về cuộc sống
phong lưu,xa hoa của giới quý tộc phong kiến – những
điều này đã để lại dấu ấn trong sáng tác của ông sau này




Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của
Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu
loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở
nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một
người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn
đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.

Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường
Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái
Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm nhận một chức
quan võ nhỏ của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên.



Trong suốt mười năm từ 1786-1795, Nguyễn Du
lưu lạc ở quê vợ ở Thái Bình. Trong những năm
1796-1802,Nguyễn Du lui về ẩn cư ở quê nhà ở Tiên
Điền, Hà Tĩnh, mặc dù sống rất nghèo nhưng an
nhiên, tự tại vì Nguyễn Du đọc kinh Phật, tu học thiền
để tìm đạo giải thoát.

Năm Gia Long thứ 5 (1806), Nguyễn Du được triệu
vào kinh đô Huế giữ chức Đông Các Học Sĩ; năm 1809,
làm Bố Chính tỉnh Quảng Bình. Tháng 2 năm 1813,
Nguyễn Du được thăng Cần Chánh Điện Học Sĩ, rồi có
chỉ sai làm Chính Sứ tuế cống đi Trung Hoa và tháng 4
năm Giáp Tuất (1814) ông trở về Kinh được thăng Lễ Bộ
Hữu Tham Tri. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820),
Nguyễn Du sắp sửa đi sứ Trung Hoa lần nữa, nhưng bị
bệnh mất ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn, thọ 56 tuổi.
Mộ ông nguyên táng tại làng An Ninh, huyện Hương Trà
( gần sau chùa Thiện Mụ). Năm Giáp Thân (1824), người
ta cải táng ông và đưa về quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh.
Mộ thi hào Nguyễn Du tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Tác Phẩm
Các sáng tác chính:
a. Sáng tác bằng chữ Hán: (249 bài – ba tập)
- Thanh Hiên thi tập(78 bài)
-Nam trung tạp ngâm(40 bài)
-Bắc hành tạp lục(131bài)
 Thơ chữ Hán thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của Nguyễn Du.
b. Sáng tác bằng chữ Nôm:
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh)  Là kiệt tác trong văn học trung đại.
-Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)  Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Ngoài ra Nguyễn Du còn một số tác phẩm khác như :
Long thành cầm giả ca
Phản chiêu hồn
Sở kiến hành
Thái bình mại ca giả
Trở binh hành
Điếu La Thành ca giả
Độc Tiểu Thanh kí
Tác Phẩm
Tác Phẩm
Tác Phẩm
2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của
thơ văn Nguyễn Du:
a. Đặc điểm nội dung:
- Đề cao tình: Tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc của tác giả với cuộc sống và con người (thơ chữ Hán, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn)  Ý nghĩa xã hội gắn liền với tình người, tình đời và lên án bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến.
- Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc: Nguyễn Du là người đầu tiên trong văn học trung đại nêu vấn đề về thân phận bất hạnh của những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương  Xã hội phải trân trọng giá trị tinh thần của con người  Truyện Kiều thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu.
b. Đặc điểm về nghệ thuật:
- Thơ chữ Hán: Làm thơ theo thể ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành (nhạc phủ)
- Thơ chữ Nôm: góp phần trau dồi ngôn ngữ dân tộc, làm giàu cho Tiếng Việt bằng cách Việt hoá nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập.
- Truyện Kiều: thể thơ lục bát  Tự sự, trữ tình.
Những nhân tố góp phần làm nên hồn thơ Nguyễn Du
Quê hương:
-Quê nội: làng Tiền Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà tĩnh _ là vùng quê địa linh nhân kiệt,có truyền thống văn hóa,văn nghệ.

_Quê ngoại: Bắc Ninh _Quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.

_Thời thơ ấu và niên thiếu: sống tại Thăng Long_ kinh đô ngàn năm văn hiến với những con người có vẻ đẹp hào hoa thanh lịch.
 Nguyễn Du đã tiếp nhận được nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều tinh hoa của các vùng miền đất nước.
Gia đình:
Là gia đình đại quý tộc, có truyền thống làm quan và truyền thống văn học từ lâu đời.
Có điều kiện học tập, trau dồi tài năng, tạo điều kiện thuận lợi cho năng khiếu văn học nảy nở và phát triển
Thời đại:
Sống trong thời đại có nhiều biến cố phức tạp:
_Sự suy tàn của chế độ nhà Lê và sự khủng hoảng của chế độ phong kiến
_Chiến tranh phong kiến liên miên, đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn
_Vận mệnh ngắn ngủi của triều đại Quang Trung và công cuộc trùng hưng của nhà Nguyễn
Nguyễn Du có điều kiên trải nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời và con người lúc bấy giờ
Con đường làm quan:

Con đường làm quan của ông khá suôn sẻ, ông nhận chức ở nhiều nơi(Hưng Yên,Hà Tây,Quảng Bình, Huế)
Hiểu được đời sống của nhân dân ở nhiều nơi

Đi sứ sang Trung Quốc
Tiếp cận với nền văn hóa nước ngoài to lớn, là cảm hứng để sáng tác Truyện Kiều
Quê hương
Đánh giá:
Phải trải qua 10 năm gió bụi nên từng trải việc đời và có vốn sống dồi dào để sáng tác.
Cuộc đời không phẳng lặng, phải sống trong một xã hội đầy biến động.
 Hiểu được cuộc sống của nhân dân và học tập được tinh hoa của văn học dân gian.
Là người có học vấn uyên bác, coi thường danh lợi.
Có cảm quan hiện thực và tấm lòng nhân đạo sâu sắc.

Nguyễn Du là Đại Thi Hào Dân Tộc, là Danh nhân văn hóa Thế Giới
Từ 1980 đến nay

■ Các tác phẩm của Nguyễn Du được tiếp cận bởi nhiều phương pháp mới: phong cách học, thi pháp học, ký hiệu học... Đã xuất hiện một số công trình đáng chú ý của Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu...
Đánh giá:
■ Nhìn chung các tác giả đều cố gắng khách quan hóa việc phân tích tác phẩm, muốn làm cho các kết kuận của mình là hiển nhiên, "không còn tranh cãi". Tuy vậy mọi việc không đơn giản, các ý kiến vẫn cứ rất xa nhau, điều đó có nghĩa là những cuộc tranh luận sẽ vẫn tiếp diễn và như vậy nghiên cứu, phê bình về các tác phẩm của Nguyễn Du sẽ tiếp tục tiến triển.
■Sáng tác của Nguyễn Du không thật đồ sộ về khối lượng, nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng trong di sản văn học và văn hóa dân tộc. Hơn nữa nó lại rất năng sản. Từ Truyện Kiều đã nảy sinh biết bao những hình thức sáng tạo văn học và văn hóa khác nhau: thơ ca về Kiều, các phóng tác Truyện Kiều bằng văn học, sân khấu, điện ảnh; rồi rất nhiều những dạng thức của nghệ thuật dân gian: đố Kiều, giảng Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều... Đặc biệt là số lượng rất lớn những bài bình luận, những công trình phê bình, nghiên cứu.
■ Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại.
■ Nguyễn Du có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được gọi là thiên tài văn học.
Tiểu Kết
Thơ ca về
Nguyễn
Du
TỔNG VỊNH NÀNG KIỀU
Kiều nhi giấc mộng bặt như cười
Tỉnh dậy xuân xanh quá nửa rồi
Số kiếp bởi đâu mà lận đận
Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi
Cành thoa vườn Thúy duyên còn bén
Ngọn nước sông Tiền nợ chửa xuôi
Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi
Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi .

Nguyễn Khuyến
KIỀU BÁN MÌNH
Thằng bán tơ kia dở dói ra
Làm cho bận đến cụ Viên già
Muốn êm phải biện ba trăm lạng
Khéo xếp nên liều một chiếc thoa
Đón khách mượn màu son phấn mụ
Bán mình chuộc lấy tội tình cha
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Ngày trước làm quan cũng thế à ?

Nguyễn Khuyến
ĐỌC LẠI NGUYỄN DU
Quá khuya – chợt thấy mình già
Nhìn ra cửa sổ, mưa sa kín trời
Một đời gọi mãi , người ơi!
Một đời khát vọng , một đời bồng bênh
Mê say là chuyện đã đành 
Biết đâu tỉnh lại, nhân tình trắng phau!
Áo cơm se sắt mái đầu
Thương nhau mà giận, ngó nhau mà buồn!
Rạc rài chút phận văn chương
Cao sang nhòe lẫn tầm thường, ngẩn ngơ. . .
Bằng Việt
VỊNH KIỀU
Tiếng trống biên đình bốn phía ran
Tướng quân chi tiếc cái hoa tàn
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan
Tổng đốc ví thương người bạc phận
Tiền Đường đâu đã mả hồng nhan
Bơ vơ nấm đất ven sông đó
Hồn có nghe chăng một tiếng đàn .
Tản Đà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Khánh Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)