Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Điệp | Ngày 19/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quýthầy cô đến dự giờ lớp 10c chúng em
Bài thuyết trình về cuộc đời của
tác giả nguyên du
Đơn vị thực hiện: Tổ 2 lớp 10C
Trình bày: Vũ phương Anh
Phần I: Tiểu sử của Nguyễn Du
Phần II: Những năm tháng lưu lạc của Nguyễn Du
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Nếu ai đã từng xót xa trước 10 năm lưu lạc của Thúy Kiều,
từng đau buồn cho gia cảnh oan trái của Vương Viên ngoại, từng
tiếc nuối vì cuộc tình tan vỡ giữa Thúy Kiều– Kim Trọng, từng khóc
thương truớc cái chết của Từ Hải, từng hả hê khi thấy Tú Bà, Sở
Khanh, Hoạn Thư… bị trừng trị… thì chắc chắn sẽ nhớ mãi Nguyễn
Du- một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân
Tộc.



Phần I: Tiểu sử của Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765 - 1820): Tại Thăng Long
Bút danh: Tố Như,Thanh Hiên, Hồng Sơn, lạp hộ, Nam HảI điếu đồ.
Công việc: Nhà thơ, quan nhà Lê Trung Hưng
Quê quán: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực bậc nhất thời bấy
giờ. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm, một quan văn, một nhà
nghiên cứu sử học đồng thời là một nhà thơ, từng làm chức tể tướng tướng
triều Lê. Mẹ ông, bà Trần Thị Tần xuất thân từ dòng dõi bình dân thuộc xứ
Kinh Bắc quê, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, có một vẻ đẹp nổi tiếng. Bà trẻ hơn
chồng tới 32 tuổi.
Anh trai là Nguyễn Trụ, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều.
Người anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.
Vợ Nguyễn Du là con gái của Đoàn Nguyễn Thục, quê ở Quỳnh Côi,
trấn Sơn Nam(nay thuộc tỉnh Thái Bình).
Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long, trong cảnh giàu sang nhung lụa. Nhưng ông không lấy đó làm trọng. Ngay từ nhỏ đã rất thông minh và có tấm lòng nhân ái với những người xung quanh. Tuy nhiên, cuộc sống giàu sang này kéo dài không quá 10 năm, sau đó là những biến cố dữ dội của thời đại và gia đình đã nhanh chóng đẩy ông ra báo táp cuộc đời. Năm 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống với nguyễn Khản lúc này đang làm Tả thị lang Bộ hình kiêm hiệp trấn giữ Tây Sơn. Đây là một con người nổi tiếng, phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm và ham mê hát xướng. Trong thời gian này, Nguyễn Du có nhiều điều kiện để rùi mài kinh sử, có dịp để hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc.
Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đỗ Tam trường và được tập ấm nhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên. Nhưng từ năm 1789, do nhiều biến cố lịch sử, Nguyễn Du đã rơi vào cuộc sống đầy gió bụi và những năm tháng lưu lạc của ông cũng bắt đầu từ đây.
Phần II: 10 năm lưu lạc của Nguyễn Du
1.Diễn biến cuộc đời Nguyễn Du
Sau nhiều năm sống hết sức khó khăn và chật vật ở các vùng quê khác nhau, năm 1802, Nguyễn Du đã ra làm quan cho nhà Nguyễn. Ông nhận chức Tri huyện Phù Dung (nay thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên), sau đổi sang Tri phủ Thường Tín (thuộc Hà Nội).
Từ 1805 đến 1809, ông thăng chức Đông Các điện học sĩ. Năm 1809, được bổ làm Cai bạ đinh Quảng Bình. Năm 1813, ông được thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Sang Trung Quốc, Nguyễn Du trực tiếp tiếp xúc với một nền văn hóa mà từ nhỏ ông đã quen thuộc qua nhiều sử sách và thơ văn. Chuyến đi sứ để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong thơ văn, đặc biệt góp phần nâng tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người trong sáng tác của ông.
Năm 1820, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ Trung Quốc nhưng lần này chưa kịp lên đường thì ông đã mất vào ngày 10/8/1820.
2. Chuyện tình 3 năm của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.
"Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?"
Trong những ngày lưu lạc của Nguyễn Du, ông đã gặp Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Tên thật của bà là Hồ Phi Mai, chánh quán tại Quỳnh Lưu - Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại làng Nghi Tàm - Làng nổi tiếng nghề dệt lụa, làm giấy.
Mối tình của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du đó là 1 sự tình cờ. đó là lúc ông về thăm lại Thăng Long và sự ăn nói có duyên của Nguyễn Du đã khiến tình cảm của con gáI ông Đồ Diễn ngày càng lớn lên. Xuân Hương bày tỏ tình cảm với Nguyễn Du bằng một cách chăm sóc chân tình. Nàng tặng Nguyễn Du giấy mực, cho thưởng thức những món ăn lạ miệng trong vùng.
Mối tình đó kéo dài 3 năm là 1 mối tình thanh khiết. Họ đI chơI nhiều nơI, có lúc chọc ghẹo, bỡn cợt. Nhưng luôn biết giữ chừng mực. Về sau do Nguyễn Nể giao cho công việc xây dựng và trông coi từ đường nên mối tình của họ phảI xa cách từ đây.
Bài thuyết trình của chúng em đến đây là kết thúc. Cám ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Chúc các bạn thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)