Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Chia sẻ bởi phạm ngọc thúy | Ngày 09/05/2019 | 258

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I.
Ngôn
ngữ
Nghệ
thuật
Ví dụ 1: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Văn bản chính luận, giàu sức gợi hình và biểu cảm.
Em hãy nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong ví dụ 1?

I.
Ngôn
ngữ
Nghệ
thuật
Ví dụ 2: Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

 Văn bản nghệ thuật, có sức khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ ở người đọc.
Em hãy nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong ví dụ 2?
1. Khái niệm:

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ có tính chất gợi hình, gợi cảm được dùng trong các văn bản nghệ thuật.

 
2. Phân loại:
+ Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,... 

+ Ngôn ngữ thơ: ca dao, thơ, vè,...
 
+ Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng,...
 
3. Chức năng:

- Thông tin và thẩm mĩ. (Biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe - đọc).
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
(Ca dao)



+ Chức năng thông tin: nơi sinh sống, cấu tạo, hương vị hoa sen.

+ Chức năng thẩm mĩ: cái đẹp hiện hữu và phát triển trong cả những môi trường xấu nhất.
=> Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
 
Hãy khái quát những nội dung chính về ngôn ngữ nghệ thuật?
1. Tính hình tượng:
II. Phong Cách ngôn ngữ nghệ thuật
Văn bản 1a:
Sen: Cây mọc ở nước, lá tròn to, hoa màu trắng hay hồng, nhị vàng hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn.
(Từ điển Tiếng Việt )
Văn bản 1b:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
Hãy so sánh bài ca dao để thấy được tính hình tượng của bài ca dao?
Cả hai văn bản đều nói đến sen.

Văn bản 1a: Ngôn ngữ trung hòa, diễn đạt không bóng bẩy.

Văn bản 1b: Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn đạt sinh động.
II. Phong Cách ngôn ngữ nghệ thuật
Văn bản 3
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân
Hương)
Văn bản 4
Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng.
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
(Tố Hữu, Ta đi tới)
Văn bản 2
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

(Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ)
Văn bản 3:
- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ.
- Hình tượng bánh trôi nước:
-> Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-> Khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Văn bản 4:
- Biện pháp: hoán dụ.
- Hình tượng bàn chân: Lấy cái bộ phận để chỉ cái tổng thể, hình ảnh bàn chân là hình ảnh của người dân Việt Nam. 
- Dù xuất thân từ than bụi, bùn lầy, từ khó khăn, lầm lũi nhưng vẫn một lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng.
1. Tính hình tượng:

- Là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.

- Để tạo tính hình tượng : vận dụng nhiều biện pháp tu từ, nhờ tính đa nghĩa, nhờ sư kết cấu và sắp xếp từ ngữ, câu văn, hình ảnh.



2.Tính truyền cảm:

 

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Nguyễn Du đã gửi gắm tình cảm gì vào hai câu thơ sau?
Nêu cảm xúc của em khi đọc hai đó?

-> Thể hiện sự đau xót, đồng cảm sâu sắc của tác giả trứơc số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2.Tính truyền cảm:
 Tính truyền cảm thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích … như chính người nói (viết).
=> Tạo ra sự giao cảm hòa đồng, gợi cảm xúc cho người đọc.

3. Tính cá thể hóa:

- Là vẻ riêng trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật.

- Là nét riêng trong cách diễn đạt bằng ngôn ngữ : dùng từ , đặt câu, sử dụng hình ảnh bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người sáng tác.
Tính cá thể hóa thể hiện trong văn học ở những phương diện nào?
Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

CHẾ LAN VIÊN

- Một phong cách thơ giàu tính triết lý - suy tưởng
HUY CẬN

Thơ Huy Cận thể hiện nỗi sầu, những khát vọng vũ trụ thanh cao.
XUÂN DIỆU

Yêu đời, yêu cuộc sống, chịu sự ám ảnh nặng nề của thời gian.
VD1: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như từng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
(Nguyễn Khuyến, Thu vịnh)
VD2: Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
(Lưu Trọng Lư, Tiếng thu)
So sánh hai đoạn thơ viết về mùa thu, để thấy những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu, hình tượng thơ?

III. Luyện tập / trang 101.
 1. Bài tập 1: Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.
So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, … đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ.
2. Bài tập 2: Trong ba đặc trưng, đặc trưng nào là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?
Trong 3 đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì tính hình tượng là cơ bản nhất ,vì nó tác động đến tình cảm người đọc, gợi cảm thu hút sự chú ý và để lại ấn tượng đối với họ.

3. Bài tập 3: Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó.
a- Canh cánh: nhằm tạo hình tượng khắc sâu Bác Hồ nhiều đêm nhớ nước không ngủ.
b- Rắc, triệt: sát với ngữ cảnh và âm điệu thơ.
DẶN DÒ


CHUẨN BỊ BÀI
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
Cảm ơn quý thầy cô và các
em đã chú ý theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm ngọc thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)