Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Chia sẻ bởi trần văn tình | Ngày 09/05/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Cho ví dụ:
1. Ngày hôm qua, ở Huế, mưa rất to.
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
(Tố Hữu)
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
ngôn ngữ nghệ thuật
Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tính hình tượng
Tính truyền cảm
Tính cá thể hóa
Khái niệm
Phạm vi
Phân loại
Chức năng
I. KHÁI NiỆM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Cho ví dụ:
“Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”
=> Thái độ mỉa mai, chê trách người chồng vô tích sự
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
1. Khái niệm
2. Phạm vi sử dụng
Văn bản nghệ thuật
Lời nói hằng ngày
Phong cách ngôn ngữ khác
Trong văn bản nghệ thuật:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Hoa về rợp bóng vàng bay”
Trong lời nói hằng ngày:
_ “Cô ấy trông thật mũm mĩm”
_ “ Người gì mà chanh chua”
Trong phong cách ngôn ngữ khác:
“ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong những bể máu.”
Huyện
3. Phân loại:
Gồm 3 loại :
Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút ký, phóng sự, kí sự,…
Ngôn ngữ thơ : ca dao, vè, thơ,..
Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng,..
Ví dụ
“ Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn nhu hình trôn ốc”
( Chuyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy)
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
(Truyện Kiều)
“Này thầy tiểu ơi?
Thầy như táo rụng sân đình.
Em như gái dở đi rình của chua”
(Quan âm Thị Kính)
4. Chức năng
Ví dụ :
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Chức năng thông tin : nơi sống, cấu tạo, hương của hoa sen.
Chức năng thẫm mĩ : biểu hiện cái đẹp được bảo tồn dù ở trong môi trường xấu.
II. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
1. Tính hình tượng
Ví dụ 1: “Cây sen sống ở ao, hồ, đầm. Đặc điểm : thân và rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước, lá to,bản rộng màu xanh. Có bông màu trắng hoặc trắng hồng”
Ví dụ 2 : trang 98/ sgk
Cung cấp thông tin đầy đủ nhưng không mang tính hàm súc, gợi cảm.
Không chỉ cung cấp thông tin mà còn cho người đọc thấy nổi lên hình tượng cây sen với nghĩa bản lĩnh của cái đẹp.
a, Thế nào là tính hình tượng?
Tính hình tượng là khả năng tạo ra những hình tượng nhờ cách diễn đạt ngôn ngữ có hình ảnh, màu sắc, âm thanh, biểu tượng,.. Mà người đọc phải dùng tri thức, vốn sống của mình để liên tưởng, suy nghĩ và rút ra bài học.
b, Các yêu cầu tạo ra tính hình tượng:
Sử dụng các phép tu từ : so sánh, ẩn dụ,hoán dụ, nói giảm, nói tránh
c, Hệ quả :
Làm cho ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa. Tính đa nghĩa thể hiện mối quan hệ mật thiết với tính hàm súc.
2. Tính truyền cảm
Ví dụ : Bài thơ Mẹ
“ Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua.”
Em hãy nêu cảm nhận của bài thơ?
a, Thế nào là tính truyền cảm ?
Tính truyền cảm trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ tự nó bộc lộ tình ảm khiến cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu, thích hay căm giận cùng với người viết.
b, Các yếu tố tạo thành :
Giọng điệu
Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của tác giả
Các kiểu câu
Tâm trạng chủ quan của tác giả
Ví dụ :
Khi cùng viết về người nông dân nghèo trước CMT8:
-Nam Cao: Chí Phèo được miêu tả với những tiếng chửi, nỗi đau, ám ảnh cảnh nghèo đói=> bị tha hóa bần cùng rồi chết.
Ngô Tất Tố thì miêu tả Chị Dậu trong cảnh nghèo đói phải bán con, bán chó, thậm chí bán sữa nhưng chị vẫn giữđược phẩm chất trong sạch.

2. Cùng viết về chủ đề trăng:
-“Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ”
(Đà Lạt trăng mờ- Hàn Mặc Tử)
-“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
3. Tính cá thể hóa
a, Thế nào là tính cá thể hóa?
Tính cá thể hóa là khả năng sáng tạo giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ.
- Thể hiện trong lời nói của từng nhân vật, trong diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống,…
b, Các yếu tố tạo thành :
Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ: cách dùng từ ngữ, đặt câu, sử dụng hình ảnh,..
Cá tính sáng tạo của người viết.
III. LUYỆN TẬP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần văn tình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)