Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Cúc | Ngày 19/03/2024 | 19

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ TIẾT DẠY LỚP 10A1
TIẾT 80 - TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (T1)
GV: Nguyễn Thị Thu Cúc
Trường THPT Tam Dương 2
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
HĐ 1:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm (Tây Tiến - Quang Dũng)
Phân tích hình ảnh trong ví dụ sau và nêu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật và chỉ rõ phạm vi sử dụng?
1- Tìm hiểu chung ngôn ngữ nghệ thuật:
Phân tích ngữ liệu
-> Hình ảnh dốc cao, sâu, khúc khuỷu.
-> Tạo sự hùng vĩ
b. Nhận xét
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm
Được dùng:
+ Chủ yếu trong văn bản nghệ thuật, các tác phẩm văn chương.
+ Còn được sử dụng trong lời nói hàng ngày và các phong cách ngôn ngữ khác.
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
HĐ 2: Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật chia làm mấy loại?
2- Các loại ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật:
Có 3 loại
+ Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,…
+ Ngôn ngữ thơ: ca dao, hò, vè,…
+ Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng,…
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
HĐ3:
Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” ngoài việc cung cấp thông tin: nơi sinh, nơi cấu tạo, hương vị hoa sen thì bài ca dao còn thể hiện điều gì?
- Nhận xét ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng gì?
3. Chức năng ngôn ngữ nghệ thuật:
a. Phân tích ngữ liệu
Bài ca dao không chỉ cung cấp thông tin mà còn thể hiện cái đẹp hiện hữu và bảo tồn ngay trong môi trường có nhiều cái xấu -> Chức năng thẩm mĩ.
b. Nhận xét
- Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin và chức năng thẩm mĩ.
- Nhưng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Tính hình tượng
Ngữ liệu
HĐ 5:
Mục bánh trôi nước: “Bánh có hình tròn lớn hơn viên bi, màu trắng mịn, vị ngọt, làm bằng bột nếp, vê tròn, cho đường phên chặt cục vào giữa làm nhân, thả vào nồi nước sôi, khi bánh nổi vớt ra đĩa,…”
[Đại từ điển Tiếng Việt, tr105].
- Bài thơ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát thì mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Câu hỏi
1. So sánh cách diễn đạt nào cụ thể, sinh động hơn? Cách diễn đạt nào hàm súc hơn? Cách diễn đạt nào gợi cảm hơn?
1- Tính hình tượng ( đặc trưng cơ bản )
b. Phân tích ngữ liệu
+ Giống nhau: đều miêu tả về món ăn dân tộc.
+ Khác nhau:
Bài thơ “bánh trôi nước” có sử dụng biện pháp ẩn dụ để nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bài thơ diễn đạt sinh động, hàm súc và gợi cảm hơn.
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
1- Tính hình tượng (đặc trưng cơ bản)
b. Kết luận
- Tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc, và gợi cảm trong một ngữ cảnh.
- Dùng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh,…
- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật là kết quả tất yếu của tính hình tượng, đồn thời ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hàm súc cao.
2. Tính hình tượng là gì?
3. Để tạo ra tính hình tượng, người ta dùng cách nào?
4. Từ các VD trong SGK em có nhận xét gì về lớp ý nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuât?
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Tính truyền cảm thể hiện trong tác phẩm thế nào? Tác động đến người đọc ra sao? Nêu ví dụ.
2. Tính truyền cảm
Làm cho người nghe ( đọc ) cùng vui buồn, yêu thích,…→Tạo ra sự giao cảm, hòa đồng, cuốn hút, gợi cảm xúc
VD:
Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Trời tuôn nước mắt, đời tuôn mưa
+ Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trời – nước mắt.
+ Hoán đổi vị trí: trời – mưa -> nước mắt: đời – nước mắt -> mưa => Tình cảm không chỉ của con người mà còn của trời đất dành cho Bác
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Tính cá thể thể hiện trong tác phẩm thế nào? Nêu ví dụ.
3-Tính cá thể hóa
-Là khả năng sáng tạo những giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ không dễ bắt chước.
-Thể hiện ở giọng thơ, cách dùng từ, đặt câu, dùng hình ảnh riêng, lời nói từng nhân vật,…
VD: +Phong cách thơ Hồ Xuân Hương khác phong cách thơ Nguyễn Du.
+Nhân vật Quan Công khác Trương Phi.
* Ghi nhớ: Học thuộc lòng ( SGK )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Cúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)