Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Long | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI
Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
Năm học 2008- 2009
Giáo án tiếng Việt 10
GV thực hiện:
TRẦN CAO KiỀU DiỄM
Bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
HỘI HỌA
VĂN CHƯƠNG
ÂM NHẠC
ĐIỆN ẢNH
Hội họa
Điêu khắc
Kiến trúc
Sân khấu
Văn học
Âm nhạc
Điện ảnh

Theo các em trong những môn nghệ thuật đã nêu, môn nào có chứa ngôn ngữ nghệ thuật ?
I. THẾ NÀO LÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Em hãy tìm ra sự khác nhau trong việc thể hiện mục đích của hai văn bản dưới đây ?
Sen thường ở đầm, ao, hồ, sen có thân rễ đính khá sâu trong bùn. Lá sen màu xanh mát. Hoa sen màu trắng hoặc màu hồng, nhị hoa màu vàng. Hương sen ngan ngát, thanh khiết.
(Theo báo Khoa học đời sống)
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)



Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt đến giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
I. Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật ?
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Hồ Xuân Hương)
Em hãy cho biết Hồ Xuân Hương muốn phản ánh điều gì trong tác phẩm của mình ?
Thân phận người phụ nữ được phản ánh qua hình tượng gì trong bài thơ ?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Trăm nghìn gởi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Khi đọc qua đoạn thơ trên em có cảm xúc như thế nào ? Cảm xúc mà em có được là từ đâu ? ( từ ngữ, ngắt nhịp)
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

Tính hình tượng

Tính truyền cảm

Tính cá thể hóa



LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy chỉ ra tính hình tượng thông qua câu ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu 2: Hãy chỉ ra tính truyền cảm qua đoạn trích Trao duyên.
Câu 3: Hãy chỉ ra tính cá thể hóa trong thơ của Nguyễn Du qua đoạn trích Trao duyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)