Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Chia sẻ bởi Hoàng Quyên |
Ngày 19/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
GV: Lưu Thị Kim
Tiết 84
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
* Phân tích ngữ liệu
Ngữ liệu
Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149, 6 triệu km. (Địa lí 10)
Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi. Một anh bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào xe tôi. Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “ Cậu đi đâu mà vội thế”. (Nguyễn Khải)
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba: (Bịt tai lại): Ta không muốn nghe mày nữa!
Xác hàng thịt:(lắc đầu): Ông cứ việc bịt tai lại. Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu!Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi!...,…(Lưu Quang Vũ)
Câu hỏi:
Ngữ liệu nào chỉ hướng vào truyền đạt thông tin, coi trọng tính chính xác, khách quan?
(Ngữ liệu 1)
2. Ngữ liệu nào ngoài truyền đạt thông tin còn hướng vào mục đích gợi liên tưởng và cảm xúc, tạo ra những rung cảm thẩm mĩ ở người đọc, người nghe?
(Ngữ liệu 2, 3, 4)
3. Ngôn ngữ trong ngữ liệu nào ngôn ngữ tự sự,trong ngữ liệu nào là ngôn ngữ thơ, trong ngữ liệu nào là ngôn ngữ kịch? Đặc điểm của từng loại ngôn ngữ đó là gì?
(2: tự sự. 3: Thơ. 4: Kịch)
Đặc điểm:
?
Nếu gọi các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ liệu 2, 3, 4 là ngôn ngữ nghệ thuật, thì theo em, ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc điểm gì?
2.Tự sự: Sử dụng linh hoạt các kiểu câu, đan xen
các yếu tố thuật, tả, biểu hiện trạng thái tâm lí…
Chú trọng diễn tả sự kiện, tình huống, trạng thái
tâm lí nhân vật.
3.Thơ: Sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm, gợi hình
, gợi liên tưởng (ngùn ngụt, lửa hung tàn, lê sắc
máu, cháy, khô, kiệt cùng…), Có nhạc điệu, có
thể tách, ngắt các bộ phận và thành phần câu
thành những dòng riêng biệt, hướng vào nổi bật
cảm xúc
3.Kịch: Lời nói đối thoại, Có tính cách điệu, nhiều
yếu tố khẩu ngữ (mày, cứ việc, mà đáng lẽ…)
mang dấu ấn đặc điểm riêng của từng nhân vật,
Kết hợp với yếu tố diễn xướng
(bịt tai lại,lắc đầu).)
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Đặc điểm:
Ngôn ngữ dùng trong văn chương, văn học, được chia thành ba loại: tự sự, trữ tình, kịch và nhiều thể.
Không chỉ thực hiện chức năng thông tin mà quan trọng hơn, còn thực hiện chức năng thẩm mĩ: Biểu hiện cái đẹp, khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe.
Lấy từ ngôn ngữ hằng ngày và được tổ chức, xếp đặt, chau chuốt theo những mục đích thẩm mĩ nhất định.
Trả lời:
Ý nghĩa thông tin: Sen sống ở gần bùn, lá màu xanh, hoa màu trắng, nhị màu vàng, mùi không hôi tanh…
Cảm xúc thẩm mĩ được gợi ra từ liên tưởng: Sen là loài cây cao quý, phải sống ở môi trường không trong sạch nhưng vẫn giữ được hương thơm cao quý => Cái đẹp có thể hiện hữu và được bảo tồn ngay trong môi trường có nhiều cái ác, cái xấu - điều này gợi liên tưởng đến vẻ đẹp cao quý của những con người biết giữ gìn nhân cách và phẩm giá.
Các yếu tố ngôn ngữ trong bài ca dao là những yếu tố ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong lời nói tự nhiên, điều đặc biệt ở đây là những yếu tố này được lựa chọn và kết hợp theo quy tắc vần điệu của thể thơ lục bát và tổ chức trong các kiểu câu hỏi tu từ, hàm ý so sánh, ngợi ca và trở thành những ẩn dụ nghệ thuật - tạo ra hiệu quả thẩm mĩ.
? Chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật qua bài ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” (SGK trang 98)
HS đọc Ghi nhớ
SGK trang 98
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Tính hình tượng
Biểu hiện gián tiếp qua hệ thống hình ảnh khơi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc
Biểu hiện qua các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá,…được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau
Thể hiện tính đa nghĩa, hàm súc, biểu cảm
Trong bài ca dao về cây sen, phẩm chất đẹp
đẽ, trong sạch của cây sen được biểu hiện
thông qua cách nói nào? (nói trực tiếp hay
thông qua hình ảnh?) Nếu thông qua hình
ảnh, thì đó là những hình ảnh nào? Tác giả
đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Phẩm chất đẹp đẽ của cây sen được thể hiện thông qua những hình ảnh cụ thể về lá, bông, nhị, trạng thái đan xen. Những hình ảnh cụ thể đó tạo nên hình tượng chung về cây sen để làm thành tín hiệu thẩm mĩ cho cái đẹp. Biện pháp: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, câu hỏi tu từ…
2. Tính truyền cảm
Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện:
Làm cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu, thích,… như chính người nói (viết)
Khơi gợi cảm xúc, tạo ra sự hoà đồng, giao cảm, cuốn hút ở người đọc. Người đọc, người nghe cùng xúc cảm với chính người viết, người nói.
Đoạn văn trích trong Rừng xà nu miêu tả rất cụ
thể với hình ảnh rõ rệt những vết thương của cây
xà nu. Người viết rất đau đớn, xót xa và cảm phục
sức sống mãnh liệt của cây xà nu. Đọc đoạn văn,
người đọc cũng cảm thấy đau xót như vết thương
ở chính cơ thể mình.
Thế nào là tính truyền cảm?
Phân tích tính truyền cảm trong đoạn văn trích
Rừng xà nu ( SGK trang 99)
3. Tính cá thể hoá
Giọng điệu riêng, sở trường riêng trong diễn đạt của mỗi nhà văn
Vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm, cách diễn đạt sự việc, hình ảnh, tình huống.
Tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ, không trùng lặp
Ví dụ:
Cùng thể hiện đề tài: “mùa thu tới”
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Sang thu - Hữu Thỉnh)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
HS tìm thêm ví dụ thể hiện
tính cá thể hoá trong ngôn
ngữ nghệ thuật?
Ngôn ngữ nghệ thuật có 3 đặc trưng cơ bản
Tính hình tượng
Tính truyền cảm
Tính cá thể hoá
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo nên tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, điệp, đối…
2. Bài tập 2: Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì đặc trưng tính hình tượng là tiêu biểu nhất. Nó thể hiện đặc thù của văn bản nghệ thuật so với các văn bản khác. Hơn nữa nó kéo theo một số đặc trưng khác: Tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính cụ thể, …
3. Bài tập 3
Lựa chọn từ ngữ thích hợp:
a) Canh cánh;
b) vãi, giết
HS lấy ví dụ về
từng phép tu từ?
Bài tập về nhà
Bài tập 3 SGK trang
102
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh!
Tiết 84
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
* Phân tích ngữ liệu
Ngữ liệu
Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149, 6 triệu km. (Địa lí 10)
Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi. Một anh bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào xe tôi. Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “ Cậu đi đâu mà vội thế”. (Nguyễn Khải)
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba: (Bịt tai lại): Ta không muốn nghe mày nữa!
Xác hàng thịt:(lắc đầu): Ông cứ việc bịt tai lại. Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu!Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi!...,…(Lưu Quang Vũ)
Câu hỏi:
Ngữ liệu nào chỉ hướng vào truyền đạt thông tin, coi trọng tính chính xác, khách quan?
(Ngữ liệu 1)
2. Ngữ liệu nào ngoài truyền đạt thông tin còn hướng vào mục đích gợi liên tưởng và cảm xúc, tạo ra những rung cảm thẩm mĩ ở người đọc, người nghe?
(Ngữ liệu 2, 3, 4)
3. Ngôn ngữ trong ngữ liệu nào ngôn ngữ tự sự,trong ngữ liệu nào là ngôn ngữ thơ, trong ngữ liệu nào là ngôn ngữ kịch? Đặc điểm của từng loại ngôn ngữ đó là gì?
(2: tự sự. 3: Thơ. 4: Kịch)
Đặc điểm:
?
Nếu gọi các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ liệu 2, 3, 4 là ngôn ngữ nghệ thuật, thì theo em, ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc điểm gì?
2.Tự sự: Sử dụng linh hoạt các kiểu câu, đan xen
các yếu tố thuật, tả, biểu hiện trạng thái tâm lí…
Chú trọng diễn tả sự kiện, tình huống, trạng thái
tâm lí nhân vật.
3.Thơ: Sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm, gợi hình
, gợi liên tưởng (ngùn ngụt, lửa hung tàn, lê sắc
máu, cháy, khô, kiệt cùng…), Có nhạc điệu, có
thể tách, ngắt các bộ phận và thành phần câu
thành những dòng riêng biệt, hướng vào nổi bật
cảm xúc
3.Kịch: Lời nói đối thoại, Có tính cách điệu, nhiều
yếu tố khẩu ngữ (mày, cứ việc, mà đáng lẽ…)
mang dấu ấn đặc điểm riêng của từng nhân vật,
Kết hợp với yếu tố diễn xướng
(bịt tai lại,lắc đầu).)
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Đặc điểm:
Ngôn ngữ dùng trong văn chương, văn học, được chia thành ba loại: tự sự, trữ tình, kịch và nhiều thể.
Không chỉ thực hiện chức năng thông tin mà quan trọng hơn, còn thực hiện chức năng thẩm mĩ: Biểu hiện cái đẹp, khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe.
Lấy từ ngôn ngữ hằng ngày và được tổ chức, xếp đặt, chau chuốt theo những mục đích thẩm mĩ nhất định.
Trả lời:
Ý nghĩa thông tin: Sen sống ở gần bùn, lá màu xanh, hoa màu trắng, nhị màu vàng, mùi không hôi tanh…
Cảm xúc thẩm mĩ được gợi ra từ liên tưởng: Sen là loài cây cao quý, phải sống ở môi trường không trong sạch nhưng vẫn giữ được hương thơm cao quý => Cái đẹp có thể hiện hữu và được bảo tồn ngay trong môi trường có nhiều cái ác, cái xấu - điều này gợi liên tưởng đến vẻ đẹp cao quý của những con người biết giữ gìn nhân cách và phẩm giá.
Các yếu tố ngôn ngữ trong bài ca dao là những yếu tố ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong lời nói tự nhiên, điều đặc biệt ở đây là những yếu tố này được lựa chọn và kết hợp theo quy tắc vần điệu của thể thơ lục bát và tổ chức trong các kiểu câu hỏi tu từ, hàm ý so sánh, ngợi ca và trở thành những ẩn dụ nghệ thuật - tạo ra hiệu quả thẩm mĩ.
? Chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật qua bài ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” (SGK trang 98)
HS đọc Ghi nhớ
SGK trang 98
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Tính hình tượng
Biểu hiện gián tiếp qua hệ thống hình ảnh khơi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc
Biểu hiện qua các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá,…được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau
Thể hiện tính đa nghĩa, hàm súc, biểu cảm
Trong bài ca dao về cây sen, phẩm chất đẹp
đẽ, trong sạch của cây sen được biểu hiện
thông qua cách nói nào? (nói trực tiếp hay
thông qua hình ảnh?) Nếu thông qua hình
ảnh, thì đó là những hình ảnh nào? Tác giả
đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Phẩm chất đẹp đẽ của cây sen được thể hiện thông qua những hình ảnh cụ thể về lá, bông, nhị, trạng thái đan xen. Những hình ảnh cụ thể đó tạo nên hình tượng chung về cây sen để làm thành tín hiệu thẩm mĩ cho cái đẹp. Biện pháp: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, câu hỏi tu từ…
2. Tính truyền cảm
Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện:
Làm cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu, thích,… như chính người nói (viết)
Khơi gợi cảm xúc, tạo ra sự hoà đồng, giao cảm, cuốn hút ở người đọc. Người đọc, người nghe cùng xúc cảm với chính người viết, người nói.
Đoạn văn trích trong Rừng xà nu miêu tả rất cụ
thể với hình ảnh rõ rệt những vết thương của cây
xà nu. Người viết rất đau đớn, xót xa và cảm phục
sức sống mãnh liệt của cây xà nu. Đọc đoạn văn,
người đọc cũng cảm thấy đau xót như vết thương
ở chính cơ thể mình.
Thế nào là tính truyền cảm?
Phân tích tính truyền cảm trong đoạn văn trích
Rừng xà nu ( SGK trang 99)
3. Tính cá thể hoá
Giọng điệu riêng, sở trường riêng trong diễn đạt của mỗi nhà văn
Vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm, cách diễn đạt sự việc, hình ảnh, tình huống.
Tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ, không trùng lặp
Ví dụ:
Cùng thể hiện đề tài: “mùa thu tới”
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Sang thu - Hữu Thỉnh)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
HS tìm thêm ví dụ thể hiện
tính cá thể hoá trong ngôn
ngữ nghệ thuật?
Ngôn ngữ nghệ thuật có 3 đặc trưng cơ bản
Tính hình tượng
Tính truyền cảm
Tính cá thể hoá
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo nên tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, điệp, đối…
2. Bài tập 2: Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì đặc trưng tính hình tượng là tiêu biểu nhất. Nó thể hiện đặc thù của văn bản nghệ thuật so với các văn bản khác. Hơn nữa nó kéo theo một số đặc trưng khác: Tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính cụ thể, …
3. Bài tập 3
Lựa chọn từ ngữ thích hợp:
a) Canh cánh;
b) vãi, giết
HS lấy ví dụ về
từng phép tu từ?
Bài tập về nhà
Bài tập 3 SGK trang
102
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Quyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)