Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Chia sẻ bởi Nguyễn Hạnh | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 80 Tiếng việt




PHONG CÁCH

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2.Tính truyền cảm
- Ví dụ
“.. Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung..”
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

1. Em có nhận xét gì về tình cảm, thái độ của tác giả trong hai câu thơ trên
2. Thái độ, tình cảm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào ?
3. Hãy liên hệ thái độ, tình cảm của mình sau khi đọc các câu thơ đó



- Tình cảm, thái độ của tác giả trong câu thơ: Sự đau đớn, xót xa, cảm thông sâu sắc với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến


- Từ ngữ thể hiện: Đau đớn thay, phận, bạc mệnh, lời chung…→ từ ngữ có tác dụng biểu cảm, gợi lên số phận, tình cảnh chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Liên hệ cá nhân: Sự chia sẻ, cảm thông với người phữ nữ (cùng xúc cảm với tác giả)

Đoạn văn trích Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
“.. Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho dân làng…”

- Đoạn văn bộc lộ cảm xúc của tác giả về những vết thương của cây xà nu trước bom đạn của kẻ thù
- Người đọc cũng thấy đau xót như vết thương ở chính cơ thể mình
→ Thế nào là tính truyền cảm ? Tính truyền cảm có được do các yếu tố nào ?

? Phân biệt tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và tính cảm xúc của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Bộc lộ thái độ, tình cảm của
người viết. Đồng thời khơi
gợi ở người đọc cùng
xúc cảm với người viết
Bộc lộ thái độ, tình cảm
của người nói
3. Tính cá thể hóa
? Thế nào là tính cá thể hóa của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ?
VD: Các nhà văn: Nam Cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố…
? Nhận xét giọng điệu, cách sử dụng ngôn ngữ diễn đạt của mỗi tác giả ?
- Nam Cao: Lạnh lùng, tỉnh táo, chan chứa yêu thương, cách xây dựng nhân vật chủ yếu bằng tâm lí
- Ngô Tất Tố: Hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi, dựng lên những bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh và chi tiết
- Nguyên Hồng: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào, thiết tha
- Phong trào thơ Mới
Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu….. Mỗi nhà thơ có một giọng điệu, cách sử dụng ngôn ngữ diễn đạt khác nhau:

+ Chế Lan Viên: sử dụng nhiều ngôn từ chỉ sự héo úa, tàn lụi, cõi chết...
+ Huy Cận: Hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí
+ Xuân Diệu: Vốn từ giàu hình ảnh, nhạc điệu, phập phồng hơi thở của sự sống

→ Tạo nên giọng điệu, phong cách riêng của mỗi nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật

- Lời nói của các nhân vật không giống nhau, cách xây dựng nhân vật cũng mang sắc thái riêng:
Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã xây dựng các Hình tượng nhân vật, mỗi người một vẻ riêng
Nhân vật Kim Trọng: Đề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con
→ vẻ hào hoa, phong nhã
Sở Khanh: Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng
→ Bề ngoài bóng bẩy, chải chuốt, nhưng lại là một kẻ lừa đảo
Từ Hải: Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao
→ Dáng dấp phong trần của 1 anh hùng chọc trời khuấy nước

VD: Cùng là vầng trăng trong truyện Kiều, nhưng ở mỗi tình huống thì lại mang sắc thái khác nhau
- Khi Thúy Kiều – Kim Trọng thề nguyền:
“ Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”
Khi chia tay Thúc Sinh
“ Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”
→ ? tính cá thể hóa của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở những phương diện nào ?
? Phân biệt tính cá thể hóa của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Nét riêng trong ngôn ngữ
của mỗi tác giả, ở ngôn ngữ
nhân vật…góp phần thể hiện
phong cách riêng của mỗi
nhà văn, nhà thơ.
Mang tính chất tự nhiên,
biểu hiện ở đặc điểm riêng
về giọng điệu, ngôn ngữ diễn
đạt của từng người giúp
chúng ta nhận biết được
người này với người khác.



Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật




Tính hình tượng
Tính truyền cảm
Tính cá thể hóa
Biểu hiện nội dung thông tin, tư tưởng tình cảm qua các hình tượng cụ thể
Bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết, đồng thời khơi gợi sự xúc cảm của người đọc
Cá tính sáng tạo riêng của mỗi nhà văn trong sử dụng ngôn ngữ, xây dựng nhân vật…
III. Luyện tập

Bài tập 1: Chỉ ra các biện pháp tu từ thường sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật
Các biện pháp tu từ thường sử dụng: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm….được sử dụng 1 cách sáng tạo
Bài tập 2: Trong ba đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa, đặc trưng nào là cơ bản của P/c ngôn ngữ nghệ thuật ? Vì sao ?
Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản vì:
- Nó là phương tiện tái hiện, tái tạo cuộc sống
- là mục đích sáng tạo của nghệ thuật
- Trong hình tượng ngôn ngữ đã có các yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm
- Cách chọn lựa từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo
Bài tập 3: Hãy lựa chọn từ ngữ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chố trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó
a.Nhật kí trong tù …………… một tấm lòng nhớ nước
(Biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ)
- Canh cánh: Thể hiện sự thường trực, day dứt, băn khoăn
b. Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã … trên mình ta thuốc độc
……… màu xanh cả Trái Đất thiêng
(Dòng 3: gieo, vãi, phun, rắc
Dòng 4: hủy, diệt, tiêu, triệt, giết)
- Rắc } sát với ngữ cảnh, âm điệu thơ, gợi lên sự căm
- Giết } thù sâu sắc trước tội ác dã man của kẻ thù
Canh cánh
Rắc
Giết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)