Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Chia sẻ bởi Vũ Hằng | Ngày 19/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 84 :
Phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật

So sánh ngôn ngữ trong hai đoạn văn bản sau:
Nhận xét:
Giống nhau
Cùng đề cập đến chủ đề tình yêu đôi lứa
(lời tỏ tình – lời đồng ý)
Khác nhau
Loại văn bản
VB1: văn bản nghệ thuật
VB2: văn bản sinh hoạt
Cách lựa
chọn sử
dụng từ ngữ
VB1: lớp từ ngữ gợi hình,
gợi cảm
VB2:lớp từ ngữ thông thường,
ít sắc thái biểu cảm
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
1. Định nghĩa
- Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật
2. Phạm vi sử dụng
Được sử dụng chủ yếu trong văn bản nghệ thuật.
Ngoài ra còn dùng trong lời nói hàng ngày, các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác.
Ví dụ:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh)
- Văn bản chính luận
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
1. Định nghĩa
2. Phạm vi sử dụng

3. Phân loại
- Ngôn ngữ tự sự
- Ngôn ngữ thơ
- Ngôn ngữ sân khấu
4. Chức năng
Chức năng thông tin
Chức năng thẩm mĩ
Chức năng thẫm mĩ là đặc trưng của ngôn ngữ
nghệ thuật. Nó được tạo nên nhờ sự tổ chức, sắp xếp,
lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ hàng ngày.
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Định nghĩa PCNNNT: là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch)
Theo dõi sách giáo khoa và cho biết phong cách nghệ thuật có mấy đặc trưng cơ bản?
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Tính hình tượng
2. Tính truyền cảm
3. Tính cá thể
- VD:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng?
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Tính hình tượng
Biện pháp ẩn dụ
->Ngôn ngữ tỏ tình
tế nhị, kín đáo rất
tinh tế, đáng yêu
VD “ Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc…” (Sử thi Đăm Săn)
Biện pháp so sánh
-> Vẻ đẹp phi thường,
kì vĩ của người
anh hùng
-Tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật thể hiện ở cách diễn đạt
cụ thể, hàm súc và gợi cảm trong một văn
cảnh nhất định
Phuong ti?n: c�c bi?n ph�p tu t? (so s�nh,
?n d?, nh�n hĩa,.
Như một kết quả tất yếu của tính hình tượng, VBNT có tính đa nghĩa

VD: “Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
Giọt nắng, giọt mưa
Giọt âm thanh
Giọt ánh sáng
Tính đa nghĩa có quan hệ mật thiết với tính hàm súc
VD:
Hình tượng “Bánh trôi nước”
trong thơ Hồ Xuân Hương
Miêu tả một món ăn dân tộc
Thân phận và vẻ đẹp của
người phụ nữ
2. Tính truyền cảm

- VD: “Ôi thằng bé đáng yêu quá!”
-> Từ ngữ + câu cảm thán => Chứa đựng cảm xúc reo vui, thích thú của người nói.


- VD: “Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh ắt là lời chung”
-> Từ ngữ + từ cảm thán -> niềm đồng cảm, xót thương cho những người phụ nữ trong xã hội xưa
=> Khiến người đọc cũng cảm thấy xót xa, căm phẫn.
- Tính truyền cảm thể hiện ở chỗ làm cho người đọc(nghe)
cũng vui, buồn, yêu, thích như chính người viết (nói).
Sử dụng từ ngữ, câu, cách nói, giọng điệu,.. để gợi cảm
xúc
3. Tính cá thể hóa
- Ví dụ:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Ngôn ngữ,
hình ảnh
giản dị,
mộc mạc
Chính Hữu
Ngôn ngữ
hóm hỉnh,
tươi vui,
ngang tàng
Phạm
Tiến Duật
Tính cá thể hóa thể hiện đặc trưng phong cách
cá nhân mỗi nhà văn, nhà thơ
- Biểu hiện tính cá thể hóa:
+ Cách lựa chọn, dùng từ, đặt câu, hình ảnh của mỗi tác giả
+ Vẻ riêng trong lời nói của mỗi nhân vật
+ Ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống trong tác phẩm
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: Chỉ ra những phép tu từ thường được dùng để tạo nên tính hình tượng trong VBNT? Lấy ví dụ minh họa.
- So sánh:
+Thân em như tấm lụa đào…
+ Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần.
- Ẩn dụ:
+ Thuyền về có nhớ bến chăng…
+ Khăn thương nhớ ai…
- Hoán dụ:
+ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm



Trời xanh ngắt, lơ phơ, nước biếc,…
Lá thu,
nai vàng
Tre phấp phới, áo mới, trong biếc nói cười thiết tha,..
Điềm tĩnh, chậm rãi, thư thả
Nhẹ nhàng, nuối tiếc, cô liêu
Tươi tắn, phấn khởi, rạo rực
Mùa thu của thời trung đại, cảm nhận của một nhà nho ung dung, tự tại
Mùa thu của một tâm hồn lãng mạn, hiện đại, cô đơn
Mùa thu của người chiến sĩ cách mạng say mê, háo hức dưới bầu trời tự do, độc lập
Ghi nhớ:
Ngôn ngữ
nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật
Định
nghĩa
Phạm
vi sử
dụng
Phân
loại
Chức
năng
Tính
hình
tượng
Tính
Truyền
cảm
Tính

thể
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ THEO DÕI BÀI GIẢNG!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)