Tuần 28. Ông già và biển cả
Chia sẻ bởi Phùng Bích Hạnh |
Ngày 09/05/2019 |
72
Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Ông già và biển cả thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 2
T: Thuộc phần cuối tác phẩm. Kể về chặng cuối cùng trong việc săn cá của ông lão.
I. Vị trí đoạn trích
II. Bố cục
Đoạn 2: Còn lại
Đoạn 1: "từ đầu đến " Lão khạc nhổ xuống đại dương và nói : " đớp đi lũ galano kia. Và hãy tưởng tượng rằng bọn mày đã giết chết được một con người
III. Phân tích:
1. Đoạn 1: Cuộc đối đầu giữa ông lão và đoàn cá mập.
- Hoàn cảnh cuộc chiến và thời điểm diễn ra cuộc đối đầu:
+ Hoàn cảnh: Khi ông đã kiệt sức sau 3 ngày, hai đêm vật lộn với sóng gió săn mồi, gìn giữ con cá kiếm qua nhiều đợt chống cự với đàn cá mập.
Rõ ràng đây là hoàn cảnh và thời điểm cực kì khó khăn, tác giả đẩy nhân vật vào chỗ gần như không còn khả năng và điều kiện chiến đấu. Nhưng vẫn buộc phải chiến đấu.
+ Thời điểm: Cuộc chiến lại xảy ra một lần nữa, và lần này là vào lúc nửa đêm, lúc ông lão cần nghỉ ngơi lấy lại sức....Và đêm tối lão gàn như mù loà không trông thấy gì .
+ Ông lão Xanchiagô đã kiệt sức, tay không vũ khí, và như mù loà (lão không nhìn thấy gì trong đêm). Lão một mình cô độc giữa đại dương.
-Tình thế của cuộc chiến giữa ông lão và đoàn cá mập: Đó là tình thế tương phản gắt gao giưã hai thế lực con người và thiên nhiên được nhà văn miêu tả một cách thành công bằng thủ pháp tạo dựng những đối lập ngặt nghèo.
+ Đàn cá Mập mang sức mạnh tuyệt đối; Nhà văn không miêu tả trực tiếp mà chúng vẫn hiện lên đông đảo, hung hãn, sôi sục: "Vây chúng xẻ bơi trên mặt nước", "vệt lân tinh lấp lánh kéo sau đuôi". "Chúng túm tụm" . "con nọ tiếp con kia".cả bầy."đâm bổ vào xác con cá, mỗi lần ngoạm xong một miếng chúng lại lùi ra xa rồi lại tiếp tục lao vào".
? Đó là cuộc chiến đấu mà con người gần như trong tình thế kiệt sức, mờ mịt.
+ Trong tình thế ngặt ngèo, không cân sức ông lão vân tiếp tục kiên cường chiến đấu đến cùng dù hơi tàn lực kiệt, kiên quyết bảo vệ thành quả lao động của mình. Lão đã dốc hết sức lực cuối cùng còn sót lại trong mình, dồn cả đói khát, cả niềm cố gắng tuyệt vọng để chống trả đến cùng đối thủ mạnh hơn mình gấp bội lần.
Lũ cá mập lôi mất chày, " lão giật cái tay lái ra khỏi ổ lái, cứ thế mà quật mà băm, cầm cả hai tay bổ xuống liên hồi kì trận ".
Đến khi cả cái tay lái cũng bị gãy thì lão vẫn cố " dùng phần gãy lởm chởm còn lại đâm vào con cá mập cuối cùng".
Lão vụt nháo nhào, " vung chày tuyệt vọng vào bất cứ chỗ nào lão có thể phỏng đoán, hoặc nghe thấy "
+ Ngôn ngữ miêu tả của nhà văn giản dị, ngắn gọn, trung tính, ít bình luận. Toàn bộ cuộc chiến đấu gan gọc kiên cường của ông lão với đàn cá mập được nhà văn tái hiện qua cảm giác của ông lão, bằng độc thoại nội tâm.
? Qua đây em có nhân xét gì về ngôn ngữ miêu tả của nhà văn ?
"Lão chợt thấy", "cảm giác", "có cảm giác", "hiểu rằng", "cảm thấy"
"Mình rất hi vọng mình không phải chạm chán với bọn chúng" (Tr. 75)
"Đớp đi lũ Galano. Và hãy tưởng tưởng bọn mày đã giết chết được một con người" (Tr. 76)
? Những hình thức ngôn ngữ đơn giản ghi lại ý nghĩa rất thực bộ mặt tâm lí của nhân vật hành động, nhân vật anh hùng ông già Santiagô mà cũng là những chân lí làm người rất sâu sắc: Dù mệt mỏi, suy sụp và tuyệt vọng, trong ông lão vẫn tiềm tàng sức mạnh, ý chí và lòng quả cảm. Dù một mình giữa đại dưong vẫn nghĩ " không ai cô đơn trên biển cả". Dù nếm mùi thất bại nhưng vẫn coi đó là lẽ thường. " Đã làm người thì không bao giờ được bó tay chịu nói thua. Con người có thể bị tiêu diệt, nhưng không thể bị khuất phục".
- Cuộc chiến đối đầu giữa ông lão và đàn cá mập kết thúc trong dư vị chiến bại của ông lão đánh cá, hiện hình qua mùi vị kì dị trong mồm ông lão: vừa tanh vừa ngọt. ông lão nhổ toẹt xuống biển và nói " Đớp đi lũ Galano. Và hãy tưởng tượng chúng mày đã giết chết được một con người"
+ Lời độc thoại mang ý vị mỉa mai, hài hước, vừa diễn tả thái độ thú nhận sự thất bại của người có ý thức rất rõ về điều đó nhưng lại vừa thể hiện sự khinh bỉ kẻ thu, thách thức với kẻ ,và câu văn vẫn mang một hàm ý : Con người bị giết chết chỉ là trong tưởng tượng mà thôi!
2. Đoạn 2: Tâm trạng ông lão sau cuộc đối đầu với đàn cá mập.
+ Hêminguê đã sự dụng sự tối ưu của thủ pháp độc thoại nội tâm, triệt tiêu mọi lời bình luận để diễn tả tâm lí nhân vật ông lao sau cuộc đối đầu.
- Đó là cảm giác thất bại thật rõ ràng" Lão biết rõ mình đã bại trận hoàn toàn, không thể cứu vãn nổi",. Bởi lão chỉ còn lại bộ xương cá cùng chiếc thuyền đã bị thủng một số chỗ. Thành quả lao động là con cá kiếm tuyệt vời "dài hơn chiếc thuyền sáu bẩy tấc" rút cục chỉ còn trơ bộ xương.
+ Tâm trạng nổi bật:
"Chẳng là gì cả.ta đã đi quá xa".
Câu nói thừa nhận nguyên nhân thất bại mang một ẩn ý sâu xa: Ông thất bại vì ông đã đeo đuổi một kì vọng quá lớn, quá xa, vượt ra khỏi giới hạn của con người. Mỗi con người phải chấp nhận số phận như một định mệnh như ở đây Santiago đã vượt ra khỏi những hạn định bằng hành động đi thật xa, khẳng định mình.
Dù thất bại như ta thấy ở đây hình ảnh anh hùng vẫn mơ tới giấc mơ sư tử, lại tiếp tục ra khơi. Và tác phẩm vì thế là một bản anh hùng ca về con người đã chiến đấu vượt lên sự hữu hạn, chống chọi lại cuộc sống vô cùng khắc nghiệt
- Nhưng trong dòng tâm trạng mệt nhoài lận lộn thực mơ đó bên cạnh cảm giác chua chát, nỗi thất vọng còn xen lẫn hi vọng mong manh và sự bình tâm thanh thản kì lạ của con người sau thất bại.
Cảm thấy nhẹ bỗng đi. " Tay lái lão nhẹ bẫng và lão chẳng còn nghĩ hay thoáng chút vương vấn gì nữa. Lúc này lão quên hết mọi chuyện"
.Nhen lên hi vong "thuyền mình vẫn tốt ... Nó cũng chắc và chẳng hư hại gì ngoài cái tay lái. Cái đó thì dễ thay".
Đặc biệt là những suy tưởng thật giản dị: Gió là người bạn tốt để đưa cánh buồm đi xa; Và đại dưong bao la vừa là thù vừa ban, vừa là cái đẹp nhưng luôn mmang chứa sức mạnh bí ẩn đe doạ con người. Còn cái giườngcũn là bạn của ta, nơi cho ta sự nghỉ ngơi tìm lại sức lực.
Đây là những suy tưởng thể hiện sự kết hợp hài hoà của trữ tình và hài hước.. Ông lão suy nghĩ rất thật và cũng mang tính khái quát triết lí về sự hai mặt của thiên nhiên có thể là bạn nâng đỡ ta như gió nâng đỡ cánh buồm, có thể là đại dương cho ta thực hiện những chuyến phiêu lưu kì vĩ những tất cả có thể là kẻ thù phá hoại ta. Những sau những suy nghĩ có vẻ cao siêu lại là những suy nghĩ rất đời thường, giản dị với triết lí của đời thường: cái giường là bạn của ta. Và phát hiện ra một điều: Đơn giản làm sao khi mày bị đánh bại". Đó cũng là suy nghi thường thấy ở nhân vật anh hùng của Hêminguê Anh hùng mà giản dị
Ông lão được khắc hoạ là con người buộc phải sống trong hoàn cảnh cô đơn, nhưng đã biến tất cả những cái cô đơn vây hãm mình thành bạn hữu, hoà hợp. Bởi vậy ông đã trải qua nhưng đồng thời đã vượt lên trên sự cô đơn về giữa đời thường.
2. ý nghĩa đoạn trích (10`).
"Ông già và biển cả". "Ông già": là người lớn tuổi, thường là sức khoẻ kém. "Biển cả": chỉ sự rộng lớn, đầy biến động, bất trắc.
Vậy mà ông già lại lênh đênh trên biển cả; điều đó người ta khó nghĩ tới. Điều đó cũng cho thấy sức mạnh và ý chí của con người.
- ý nghĩa biểu tượng: Đó là thiên anh hùng ca về con người được thể hiện qua hành trình đuổi theo một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người.
- ý nghĩa trực tiếp: Đoạn trích mô tả lần săn cá cuối cùng của ông lão. Đó là những thất bại cay đắng nhưng cũng rất vẻ vang.
1. Nội dung: Đoạn trích kể lại khá sinh động chặng cuối cùng của ông già đánh cá. Đồng thời qua đó biểu lộ nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc để khẳng định tầm vóc của con người.
2. Nghệ thuật : Đoạn trích thành công ở nghệ thuật tương phản độc thoai nội tâm bằng ngôn ngữ giản dị. Qua đó nhân vật hiện lên rất chân thực.
IV. Kết
T: Thuộc phần cuối tác phẩm. Kể về chặng cuối cùng trong việc săn cá của ông lão.
I. Vị trí đoạn trích
II. Bố cục
Đoạn 2: Còn lại
Đoạn 1: "từ đầu đến " Lão khạc nhổ xuống đại dương và nói : " đớp đi lũ galano kia. Và hãy tưởng tượng rằng bọn mày đã giết chết được một con người
III. Phân tích:
1. Đoạn 1: Cuộc đối đầu giữa ông lão và đoàn cá mập.
- Hoàn cảnh cuộc chiến và thời điểm diễn ra cuộc đối đầu:
+ Hoàn cảnh: Khi ông đã kiệt sức sau 3 ngày, hai đêm vật lộn với sóng gió săn mồi, gìn giữ con cá kiếm qua nhiều đợt chống cự với đàn cá mập.
Rõ ràng đây là hoàn cảnh và thời điểm cực kì khó khăn, tác giả đẩy nhân vật vào chỗ gần như không còn khả năng và điều kiện chiến đấu. Nhưng vẫn buộc phải chiến đấu.
+ Thời điểm: Cuộc chiến lại xảy ra một lần nữa, và lần này là vào lúc nửa đêm, lúc ông lão cần nghỉ ngơi lấy lại sức....Và đêm tối lão gàn như mù loà không trông thấy gì .
+ Ông lão Xanchiagô đã kiệt sức, tay không vũ khí, và như mù loà (lão không nhìn thấy gì trong đêm). Lão một mình cô độc giữa đại dương.
-Tình thế của cuộc chiến giữa ông lão và đoàn cá mập: Đó là tình thế tương phản gắt gao giưã hai thế lực con người và thiên nhiên được nhà văn miêu tả một cách thành công bằng thủ pháp tạo dựng những đối lập ngặt nghèo.
+ Đàn cá Mập mang sức mạnh tuyệt đối; Nhà văn không miêu tả trực tiếp mà chúng vẫn hiện lên đông đảo, hung hãn, sôi sục: "Vây chúng xẻ bơi trên mặt nước", "vệt lân tinh lấp lánh kéo sau đuôi". "Chúng túm tụm" . "con nọ tiếp con kia".cả bầy."đâm bổ vào xác con cá, mỗi lần ngoạm xong một miếng chúng lại lùi ra xa rồi lại tiếp tục lao vào".
? Đó là cuộc chiến đấu mà con người gần như trong tình thế kiệt sức, mờ mịt.
+ Trong tình thế ngặt ngèo, không cân sức ông lão vân tiếp tục kiên cường chiến đấu đến cùng dù hơi tàn lực kiệt, kiên quyết bảo vệ thành quả lao động của mình. Lão đã dốc hết sức lực cuối cùng còn sót lại trong mình, dồn cả đói khát, cả niềm cố gắng tuyệt vọng để chống trả đến cùng đối thủ mạnh hơn mình gấp bội lần.
Lũ cá mập lôi mất chày, " lão giật cái tay lái ra khỏi ổ lái, cứ thế mà quật mà băm, cầm cả hai tay bổ xuống liên hồi kì trận ".
Đến khi cả cái tay lái cũng bị gãy thì lão vẫn cố " dùng phần gãy lởm chởm còn lại đâm vào con cá mập cuối cùng".
Lão vụt nháo nhào, " vung chày tuyệt vọng vào bất cứ chỗ nào lão có thể phỏng đoán, hoặc nghe thấy "
+ Ngôn ngữ miêu tả của nhà văn giản dị, ngắn gọn, trung tính, ít bình luận. Toàn bộ cuộc chiến đấu gan gọc kiên cường của ông lão với đàn cá mập được nhà văn tái hiện qua cảm giác của ông lão, bằng độc thoại nội tâm.
? Qua đây em có nhân xét gì về ngôn ngữ miêu tả của nhà văn ?
"Lão chợt thấy", "cảm giác", "có cảm giác", "hiểu rằng", "cảm thấy"
"Mình rất hi vọng mình không phải chạm chán với bọn chúng" (Tr. 75)
"Đớp đi lũ Galano. Và hãy tưởng tưởng bọn mày đã giết chết được một con người" (Tr. 76)
? Những hình thức ngôn ngữ đơn giản ghi lại ý nghĩa rất thực bộ mặt tâm lí của nhân vật hành động, nhân vật anh hùng ông già Santiagô mà cũng là những chân lí làm người rất sâu sắc: Dù mệt mỏi, suy sụp và tuyệt vọng, trong ông lão vẫn tiềm tàng sức mạnh, ý chí và lòng quả cảm. Dù một mình giữa đại dưong vẫn nghĩ " không ai cô đơn trên biển cả". Dù nếm mùi thất bại nhưng vẫn coi đó là lẽ thường. " Đã làm người thì không bao giờ được bó tay chịu nói thua. Con người có thể bị tiêu diệt, nhưng không thể bị khuất phục".
- Cuộc chiến đối đầu giữa ông lão và đàn cá mập kết thúc trong dư vị chiến bại của ông lão đánh cá, hiện hình qua mùi vị kì dị trong mồm ông lão: vừa tanh vừa ngọt. ông lão nhổ toẹt xuống biển và nói " Đớp đi lũ Galano. Và hãy tưởng tượng chúng mày đã giết chết được một con người"
+ Lời độc thoại mang ý vị mỉa mai, hài hước, vừa diễn tả thái độ thú nhận sự thất bại của người có ý thức rất rõ về điều đó nhưng lại vừa thể hiện sự khinh bỉ kẻ thu, thách thức với kẻ ,và câu văn vẫn mang một hàm ý : Con người bị giết chết chỉ là trong tưởng tượng mà thôi!
2. Đoạn 2: Tâm trạng ông lão sau cuộc đối đầu với đàn cá mập.
+ Hêminguê đã sự dụng sự tối ưu của thủ pháp độc thoại nội tâm, triệt tiêu mọi lời bình luận để diễn tả tâm lí nhân vật ông lao sau cuộc đối đầu.
- Đó là cảm giác thất bại thật rõ ràng" Lão biết rõ mình đã bại trận hoàn toàn, không thể cứu vãn nổi",. Bởi lão chỉ còn lại bộ xương cá cùng chiếc thuyền đã bị thủng một số chỗ. Thành quả lao động là con cá kiếm tuyệt vời "dài hơn chiếc thuyền sáu bẩy tấc" rút cục chỉ còn trơ bộ xương.
+ Tâm trạng nổi bật:
"Chẳng là gì cả.ta đã đi quá xa".
Câu nói thừa nhận nguyên nhân thất bại mang một ẩn ý sâu xa: Ông thất bại vì ông đã đeo đuổi một kì vọng quá lớn, quá xa, vượt ra khỏi giới hạn của con người. Mỗi con người phải chấp nhận số phận như một định mệnh như ở đây Santiago đã vượt ra khỏi những hạn định bằng hành động đi thật xa, khẳng định mình.
Dù thất bại như ta thấy ở đây hình ảnh anh hùng vẫn mơ tới giấc mơ sư tử, lại tiếp tục ra khơi. Và tác phẩm vì thế là một bản anh hùng ca về con người đã chiến đấu vượt lên sự hữu hạn, chống chọi lại cuộc sống vô cùng khắc nghiệt
- Nhưng trong dòng tâm trạng mệt nhoài lận lộn thực mơ đó bên cạnh cảm giác chua chát, nỗi thất vọng còn xen lẫn hi vọng mong manh và sự bình tâm thanh thản kì lạ của con người sau thất bại.
Cảm thấy nhẹ bỗng đi. " Tay lái lão nhẹ bẫng và lão chẳng còn nghĩ hay thoáng chút vương vấn gì nữa. Lúc này lão quên hết mọi chuyện"
.Nhen lên hi vong "thuyền mình vẫn tốt ... Nó cũng chắc và chẳng hư hại gì ngoài cái tay lái. Cái đó thì dễ thay".
Đặc biệt là những suy tưởng thật giản dị: Gió là người bạn tốt để đưa cánh buồm đi xa; Và đại dưong bao la vừa là thù vừa ban, vừa là cái đẹp nhưng luôn mmang chứa sức mạnh bí ẩn đe doạ con người. Còn cái giườngcũn là bạn của ta, nơi cho ta sự nghỉ ngơi tìm lại sức lực.
Đây là những suy tưởng thể hiện sự kết hợp hài hoà của trữ tình và hài hước.. Ông lão suy nghĩ rất thật và cũng mang tính khái quát triết lí về sự hai mặt của thiên nhiên có thể là bạn nâng đỡ ta như gió nâng đỡ cánh buồm, có thể là đại dương cho ta thực hiện những chuyến phiêu lưu kì vĩ những tất cả có thể là kẻ thù phá hoại ta. Những sau những suy nghĩ có vẻ cao siêu lại là những suy nghĩ rất đời thường, giản dị với triết lí của đời thường: cái giường là bạn của ta. Và phát hiện ra một điều: Đơn giản làm sao khi mày bị đánh bại". Đó cũng là suy nghi thường thấy ở nhân vật anh hùng của Hêminguê Anh hùng mà giản dị
Ông lão được khắc hoạ là con người buộc phải sống trong hoàn cảnh cô đơn, nhưng đã biến tất cả những cái cô đơn vây hãm mình thành bạn hữu, hoà hợp. Bởi vậy ông đã trải qua nhưng đồng thời đã vượt lên trên sự cô đơn về giữa đời thường.
2. ý nghĩa đoạn trích (10`).
"Ông già và biển cả". "Ông già": là người lớn tuổi, thường là sức khoẻ kém. "Biển cả": chỉ sự rộng lớn, đầy biến động, bất trắc.
Vậy mà ông già lại lênh đênh trên biển cả; điều đó người ta khó nghĩ tới. Điều đó cũng cho thấy sức mạnh và ý chí của con người.
- ý nghĩa biểu tượng: Đó là thiên anh hùng ca về con người được thể hiện qua hành trình đuổi theo một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người.
- ý nghĩa trực tiếp: Đoạn trích mô tả lần săn cá cuối cùng của ông lão. Đó là những thất bại cay đắng nhưng cũng rất vẻ vang.
1. Nội dung: Đoạn trích kể lại khá sinh động chặng cuối cùng của ông già đánh cá. Đồng thời qua đó biểu lộ nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc để khẳng định tầm vóc của con người.
2. Nghệ thuật : Đoạn trích thành công ở nghệ thuật tương phản độc thoai nội tâm bằng ngôn ngữ giản dị. Qua đó nhân vật hiện lên rất chân thực.
IV. Kết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phùng Bích Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)