Tuần 28. Ông già và biển cả

Chia sẻ bởi Lưu Tiến Quang | Ngày 09/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Ông già và biển cả thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TIẾT 82,83
MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 12-BAN CƠ BẢN
GV BIÊN SOẠN : ĐOÀN TRỌNG QUYỀN
BÀI: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
HÊ - MINH - UÊ
Trích
A/ Mục tiêu bài học.
- Thấy được vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi một ước mơ giản dị nhưng rất lớn lao của đời mình.
- Từ hai hình tượng " nhân vật" chính, tìm ra một ( hoặc vài ) lớp nghĩa hàm ẩn trong đoạn trích.
B/ Phương tiện thực hiên.
SGK, SGV, sách tham khảo.
C/ Cách thức tiến hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.
D/ Tiến trình lên lớp.
1: Ổn định lớp.
2: Kiểm tra bài cũ.
3: Bài mới.

I/ Tìm hiểu chung.
1. Tiểu dẫn:

Trình bày
những nét cơ bản
trong phần
tiểu dẫn?
Ơ-nit Hê-minh-uê ( 1899 -1961 ) là nhà văn Mĩ.
Ông đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây.
Ông góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
Hê - minh - uê
-Sự nghiệp của Hê-minh-uê.
+ Năm 1921 Ông bắt đầu sáng tác, nhưng phải đến năm 1926 tài năng của ông mới được khẳng định với cuốn tiểu thuyết "Mặt trời mọc".
+ Năm 1929 Hê-minh-uê cho ra mắt cuốn "Giã từ vũ khí"
+ Năm 1940 Hê-minh-uê cho ra đời cuốn "Chuông nguyện hồn ai".
+ Tác phẩm "Ông già và biển cả"(1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê-minh-uê được tặng Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954. Đây là tác phẩm kết tinh nghệ thuật của Hê-minh-uê: Viết một áng văn trung thực về con người.
Hê-minh-uê, tham gia quân đội.
Hê-minh-uê, làm báo, làm phóng viên mặt trận
Hê-minh-uê, nhà văn vĩ đại của thế giới
Hê-minh-uê, trong giờ làm việc
Mong muốn " Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người"
2. Văn bản.
a. Tóm tắt . ( SGK )
b. Bố cục.
Tìm bố cục đoạn trích
ý mỗi phần
Đoạn trích nằm ở gần cuối tác phẩm " Ông già và biển cả"
Đoạn trích chia làm hai phần
-Phần 1( đoạn 1), từ đầu đến bồng bềnh theo sóng: Cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão Xan - ti - a - gô.
-Phần 2 ( đoạn 2), còn lại: miêu tả hành trình trở về của ông lão.
C. Đại ý.
Nêu đại ý
Đoạn trích?
Miêu tả cuộc chinh phục con cá kiếm và hành trình trở về đất liền của ông lão đánh cá Xan - ti - a - gô.
ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG
CHIẾC THUYỀN VÀ ÔNG LÃO XAN-TI-A-GÔ
II/ Ñoïc – hieåu vaên baûn.
1. Ông lão đánh cá và con cá kiếm.
Có hai nhân vật xuất hiện.
+ Một là ông lão Xan - ti - a - gô.
+ Hai là con cá kiếm.
Nhân vật
chính trong
đoạn trích
là ai?
Ông lão Xan - ti - a - gô.
Một con người không nản chí.
Em hiểu
về hình
tượng con
cá kiếm
như thế
nào khi dựa
vào nguyên
lí sáng
tác của
Hê-minh-uê
Thành quả lao động mà con người giành giật được sau bao ngày thất bại.
Thành quả lao động ấy được miêu tả: "Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng". Ngoại hình ấy nhằm khẳng định sức mạnh và oai phong.
THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG CỦA
ÔNG LÃO XAN-TI-A-GÔ
2. Cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô.
Thái độ
của ông
lão với
con cá
Kiếm?
Ông lão vừa yêu quý nó
Thể hiện quyết tâm giết nó bằng được
=> Ông lão gọi nó là "người anh em"
Vì sao
gọi nó
là người
anh em?
Vì nó mà xoá đi cái tiếng vận rủi
Cũng vì nó để chứng minh con người không bao giờ bị đánh bại
Nét tâm lí phức tạp ấy của ông lão Xan-ti-a-gô
đã chứng minh Hê-minh-uê khao khát viết một
áng văn trung thực về con người . Mặt khác con
cá kiếm đã bộc lộ phẩm chất cao quý, không
lồng lên làm đắm thuyền, không làm dứt dây
câu, chấp nhận cuộc đấu sức. Cá kiếm vừa là
đối tượng chinh phục vừa là người anh em
Cuộc đọ
sức giữa
ông lão
và con
cá kiếm
diễn ra
như thế
nào?
Khi biết cá kiếm đã cắn câu, ông lão mặc sức để cho con cá kéo chiếc thuyền đi xa.
Khi con cá kiếm lượn vòng là lúc cuộc chiến đấu quyết liệt
Ông lão dốc sức ra kéo con cá vào gần hơn: "Ông lão buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngon, lao hết mức, vận hết sức bình sinh, cộng thêm sức lực lão vừa huy động trong người, phóng xuống sườn con cá" => con cá đã hoàn toàn bị thu phục.
Em nghĩ
gì về
cuộc đọ
sức này?
- Lão Xan-ti-a-gô, người quyết tâm theo đuổi khát vọng lớn lao là bắt được con cá lớn xứng đáng với tài nghệ của mình, đã chứng minh Con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại. Điều ấy chứng tỏ Lão đã khẳng định niềm tin vào khả năng tồn tại của con người.
- Cuộc chiến đấu và chinh phục được con cá kiếm thể hiện tài nghệ và ý chí, nghị lực của Ông Lão. Song nó cũng mang lại vị chua chát. Đó là con người càng lệ thuộc vào khát vọng lớn, nhiều khi phải huỷ hoại những gì mình yêu quý và ngưỡng mộ.
ÔNG LÃO XAN-TI-A-GÔ ĐANG SUY NGẪM
Qua đoạn
trích hãy
chỉ ra
những ý
chìm của
văn bản
để nhận
ra
Hê-minh-uê
viết theo
nguyên lí
tảng băng
trôi?
- Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ, lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời.
- Cuộc chinh phục con cá kiếm của lão Xan-ti-a-gô biểu hiện để đạt đượcước mơ, lí tưởng cao cả con người phải trải qua cuộc đọ sức quyết liệt
- Ông lão Xan-ti-a-gô nhiều lần đối thoại với chính mình thực chất là đối thoại với chính mình để vượt qua mọi thử thách.
- Trong mọi hoàn cảnh và điều kiện ta nhận thấy con người chỉ có thể bị huỷ diệt chứ không bị đánh bại.
"CON NGƯỜI CHỈ CÓ THỂ BỊ HUỶ DIỆTCHỨ KHÔNG BỊ ĐÁNH BẠI".
III/ Củng cố.
Ghi nhớ SGK.
IV/ Luyện tập.
Câu 1 - SGK.
Gợi ý trả lời.
Ngoài ngôn ngữ của người kể chuyện còn có loại ngôn ngữ của nhân vật.
Đó là ngôn ngữ của Ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô. Đó là ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
+ Ông lão tự nói với chính mình để tìm nguồn động viên vượt qua gian nan thử thách.
+ Ông lão nói với con cá kiếm thể hiện sự cảm thông và làm rõ vẻ đẹp trong tâm hồn ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.
BÀI SOẠN CÓ THỂ CÒN SAI SÓT NHIỀU MONG QUÝ THẦY, CÔ GIÁO
GÓP Ý BỔ SUNG.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
GIÁO VIÊN:ĐOÀN TRỌNG QUYỀN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Krông Păk, tháng 11 năm 2008.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Tiến Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)