Tuần 28. Ông già và biển cả

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thúy Nhài | Ngày 09/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Ông già và biển cả thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

1
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
Ơ-nit Hê-minh-uê
Người soạn: Phạm Thị Thúy Nhài
2
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hê-minh-uê (1899 - 1961) là nhà văn Mĩ nổi tiếng, để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, góp phần đổi mới cách viết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới, được tặng giải Nobel 1954.
Ơ-nit Hê-minh-uê
3
- Ông là người yêu thiên nhiên, thích phiêu lưu mạo hiểm, cây bút xông xáo, tham gia nhiều cuộc chiến tranh, làm phóng viên chiến trường.
- Quan niệm nghệ thuật: viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người.
- Nguyên lý sáng tác: "Tảng băng trôi": tác phẩm phải mang nhiều tầng ý nghĩa sâu kín, người đọc tự rút ra ẩn ý.
Nơi ông sinh ra tại Oak Park, Illinois
4
- Được giải thưởng Nô-ben văn chương năm 1954.
- Tác phẩm: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả…
5
Phạm Thị Thúy Nhài
TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM HÊ-MINH-UÊ
Best of all he loved the fall
The leaves yellow on the cottonwoods
Leaves floating on the trout streams
And above the hills
The high blue windless skies
Now he will be a part of them forever
(tạm dịch:
Trên tất cả anh ấy yêu mùa thu
Những chiếc lá nhuộm vàng những cây bông vải
Những chiếc lá trôi theo những dòng cá hồi
Và ở phía trên những ngọn đồi
Những khoảng trời cao xanh lặng gió
Giờ đây anh sẽ mãi mãi là một phần của chúng)

Ernest Hemingway - Idaho - 1939
6
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Xuất bản lần đầu 1952, gây tiếng vang lớn. Sau đó 2 năm (1954) đoạt giải Nobel văn chương.
7
Phạm Thị Thúy Nhài
b. Tóm tắt
Tiểu thuyết: Ông lão Xantiagô đã 84 ngày liền không câu được cá. Cậu bé Manolin không được phép theo ông nữa. Lão ra khơi câu được con cá kiếm khổng lồ, chiến đấu với nó suốt mấy ngày đêm, cuối cùng chinh phục được cá kiếm. Lão giương buồm quay về đất liền. Trên đường về, lão phải chống cự với đàn cá mập. Con cá kiếm chỉ còn bộ xương. Lão đưa thuyền về bờ, đến lều, chìm vào giấc ngủ và mơ thấy những con sư tử.
8
- Đoạn trích: Vào buổi sáng ngày thứ ba, con cá kiếm bắt đầu lượn vòng quanh thuyền. Ông lão kiên nhẫn thu dây câu. Khi con cá trồi lên, ông thấy nó thật to lớn. Dù đã đuối sức, lão cố gắng kéo nó lại gần thuyền, dùng mũi lao để kết thúc cuộc đời nó. Lão đưa con thuyền và cá kiếm vào bờ, thế rồi con cá mập đầu tiên xuất hiện.
9
Phạm Thị Thúy Nhài
3. Chủ đề
Phản ánh vẻ đẹp của con người lao động trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình được thể hiện qua hình tượng con cá kiếm kiêu hùng.
10
Phạm Thị Thúy Nhài
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cuộc chinh phục con cá kiếm
- Ông lão: 1 ngư phủ lành nghề nhưng đơn độc, mệt thấu xương mà vẫn cố gắng thực hiện bằng được ước mơ bắt con cá lớn của đời mình
-> Thể hiện hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình.
11
- Con cá kiếm lượn nhiều vòng:
+ Gợi lên những cố gắng cuối cùng thể hiện vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu.
+ Cho thấy cuộc chiến giữa ông lão và con cá sẽ quyết liệt và ý nghĩa của chiến thắng sẽ càng cao.
+ Hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: đoán biết con cá qua vòng lượn.
12
- Chặng cuối của cuộc chiến đấu:
+ Cá kiếm: là đối thủ ngang sức, ngang tài với lão. Trước khi chết, nó vẫn thể hiện phong cách cao thượng, uy dũng "phóng vút lên khỏi mặt nước, phô hết tầm vóc khổng lồ" -> con cá bộc lộ những phẩm chất cao quý như của con người -> sự kiêu hùng của cá kiếm năng cao tầm vóc của Xantiagô.
+ Ông lão: tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn, vừa yêu quý, cảm thông, nhưng đồng thời phải giết nó cho bằng được.
13
-> Cá kiếm vừa là đối tượng chinh phục, vừa là người anh em của lão.
- Kết quả: ông lão chiến thắng nhờ tay nghề, ý chí, nghị lực phi thường.
14
2. Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích
- Hình tượng cá kiếm:
+ Tượng trưng cho sức mạnh và vẻ đẹp của thiên nhiên -> phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa con người với thiên nhiên, vừa có thể là bạn vừa có thể là đối thủ.
+ Là hình ảnh của ước mơ cao quý mà con người thường theo đuổi trong cuộc đời. Khi ước mơ trở thành hiện thực thì nó không còn như trước. Có như vậy, người ta mới luôn theo đuổi những ước mơ mới.
15
Phạm Thị Thúy Nhài
- Hình tượng ông lão: là người lao động lành nghề, có tâm hồn trong sáng, cao đẹp, có khát vọng lớn, được thể hiện qua độc thoại nội tâm.
16
III. Tổng kết
Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa từ bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn - đó chính là phong cách của Hê-minh-uê và cũng là sự thể hiện nguyên lý sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một "tảng băng trôi".
17
Phạm Thị Thúy Nhài
“Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường tiềm ẩn để con người khai phá và vượt qua”. ( Lỗ Tấn)

Cảnh khổ, sự thất bại là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho người thông minh và là một vực thẳm cho kẻ yếu hèn”. (Balzac)
_
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thúy Nhài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)