Tuần 28. Ông già và biển cả

Chia sẻ bởi Lê Quốc Hùng | Ngày 09/05/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Ông già và biển cả thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH LỚP 12 B6
ÔNG GIÀ VÀ BiỂN CẢ(t1)
( Trích)
Hê – minh - uê
Tiết 94-95 Đọc văn
BỐ CỤC BÀI DẠY
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
2.Tác phẩm “Ông già và biển cả”
3.Đoạn trích
II.Đọc – hiểu văn bản.
1.Đọc.
2.Tìm hiểu văn bản
2.1 Hình tượng con cá kiếm.
2.2 Hình tượng ông lão Xan - ti-a-gô.
3.Tổng kết
Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kỉ XX.
Sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức.
TÌM HiỂU CHUNG
1.Tác giả
a.Cuộc đời, con người
Sau khi tốt nghiệp trung học, ông làm phóng viên.
19 tuổi, ông tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a.
Một năm sau, ông bị thương và trở về Mĩ với nỗi thất vọng, tự nhận mình thuộc “thế hệ mất mát”.
Sau đó ông sang Pháp, vừa làm báo vừa viết văn.
Năm 1926, ông cho ra đời tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc” và trở nên nổi tiếng trên văn đàn.
- Yêu nhiên nhiên hoang dại,thích phiêu lưu mạo hiểm
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hê-minh-uê tham gia lực lượng quân Đồng minh .
-Năm 1953, ông nhận giải Pu-lít-dơ.
-Năm 1954, ông nhận giải Nô-ben về văn học
1953
1954
Huy chương Pu-lit-dơ
Huy chương giải Nô-ben
1.Tác giả.
b.Sự nghiệp sáng tác
Quan niệm nghệ thuật: Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người.
Nguyên lí sáng tác: ‘’ tảng băng trôi”.
-Theo ông, một tác phẩm văn chương phải là một “Tảng băng trôi” mà “bảy phần tám khối lượng của nó chìm dưới nước, chỉ một phần tám của nó nổi lên cho mọi người thấy”.

-Nhà văn không trực tiếp, công khai nói ra ý tưởng của mình mà phải xây dựng những hình tượng có nhiều sức gợi, những câu văn có nhiều khoảng trống để người đọc tự hiểu, tự rút ra phần ẩn ý của
Ông để lại dấu ấn riêng trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới
Tảng băng trôi trên mặt nước
*Tác phẩm tiêu biểu :
Các tiểu thuyết :
+ Giã từ vũ khí (1929)
+ Chuông nguyện hồn ai (1940)
+ Ông già và biển cả (1952)
Tập truyện ngắn: Trong thời đại của chúng ta
2.Tác phẩm “Ông già và biển cả”.
2.1.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác.
-1952 sau gần 10 năm sống ở Cu-ba cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả.
-Tác phẩm in lần đầu trên tạp chí Đời sống.
b. Tóm tắt
2-Tác phẩm : “Ông già và biển cả” (1952)

- Ông lão Xan-ti-a-gô 74 tuổi, thường đánh cá ở vùng nhiệt lưu, bờ biển Nam Mĩ. Suốt tám mươi tư ngày liền không bắt được con cá nào…
-Thế rồi, một mình ra khơi, ông đi thật xa….

Buông câu
…Ngày thứ tám mươi lăm, có một con cá kiếm đã cắn câu .
Ông lão đã đương đầu với con cá kiếm suốt ba ngày hai đêm
Cuối cùng, ông lão đã giết được con cá và buộc nó vào chiếc thuyền của mình













-Đàn cá mập kéo đến, rỉa thịt cá kiếm, lão phải tiếp tục đương đầu với đàn cá dữ.
…Nhưng khi đưa được con cá vào bờ, nó chỉ còn lại một bộ xương khổng lồ .
Ông lão vác cột buồm, trở về căn lều của mình ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, lão mơ thấy đàn sư tử Châu Phi.
3. Đoạn trích
Đoạn trích nằm ở cuối truyện, kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm
II.ĐỌC - HiỂU VĂN BẢN
1.Đọc
2.Tìm hiểu văn bản
2.1 Hình tượng con cá kiếm
Con cá kiếm được cảm nhận qua những vòng lượn
-Hình ảnh của những vòng lượn được lặp lại nhiều lần: “ vòng tròn rất lớn”, “vòng tròn hẹp dần”…
-> Những cố gắng cuối cùng hết sức mãnh liệt của con cá.
-Ở vòng lượn thứ ba mới thấy con cá: “…một cái bóng đen vượt qua dưới con thuyền”
“ Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm”
“…thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình nó”
-> Một con cá rất lớn và đẹp
2.1 Hình tượng con cá kiếm
Được miêu tả qua cuộc đấu với ông lão
Khi bị mắc câu con cá chậm rãi lượn vòng
-Có những lúc ông lão gần như kìm được con cá nhưng “nó lại lật thẳng mình, từ từ bơi ra xa”
-Con cá khiến cho ông lão phải “hoa mắt”, “chóng mặt”, “choáng váng”
-> Con cá khôn ngoan đầy sức mạnh
Khi bị ông lão phóng lao đâm thì con cá “…sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ… bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”
-> Kiên cường, bất khuất
Thái độ của ông lão đối với con cá
Trò chuyện thân mật với nó, gọi nó là “cu cậu”, “người anh em”
Thán phục sự kiêu dũng của nó
-> Con cá vừa là bạn vừa là đối thủ của ông lão Xan-ti-a-gô
Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm:
- Biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên
- Biểu tượng cho những ước mơ khát vọng mà con người theo đuổi trong cuộc đời
- Biểu tượng cho ước mơ sáng tạo
2.2 Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô.
Ông cảm nhận con cá qua những vòng lượn, qua áp lực của sợi dây.
Nhìn vào độ căng của sợi dây -> kéo hoặc nới dây ra
Hành động phóng lao đâm trúng tim con cá “… vận hết sức bình sinh…….phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ”.
-> Điêu luyện trong tay nghề
Ông luôn vững tin sẽ khuất phục được con cá “ Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết”.
Luôn động viên mình: “ Hãy bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ” “ Đầu ơi, hãy tỉnh táo”..
-> Một con người có nghị lực, ý chí và niềm tin.
=> Qua hình tượng ông lão tác giả muốn khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh của con người cũng như tin tưởng vào thắng lợi của con người trên hành trình chinh phục thử thách.
3. Tổng kết.
3.1 Nghệ thuật.
Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn từ.
Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và tả giữa đối thoại và độc thoại
- Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa người dẫn chuyện và ngôn ngữ nhân vật , giữa đối thoại và độc thoại
3.2 Ý nghĩa văn bản.
Cuộc hành trình đơn độc của con người với một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lí “ Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Luyện tập
Chứng minh tác phẩm “Ông già và biển cả” tiêu biểu cho sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê qua đoạn trích .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quốc Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)