Tuần 28. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Chia sẻ bởi Lương Thanh Được |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Người cầm quyền khôi phục uy quyền thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Người cầm quyền
khôi phục uy quyền
( Trích “Những người khốn khổ” của V.HUY-GÔ)
Tiết 113-114
Văn học Pháp
I. GIỚI THIỆU:
1.Tác giả V.Huy-gô :
-Vich-to Huy-gô là nhà thơ, nhà tiểu thuyết , nhà soạn kịch lãng mạn vĩ đại của nước Pháp.
- Các tác phẩm của Huy-gô thể hiện lòng yêu thương bao la đối với người dân lao động nghèo khổ.
Victor Hugo
(1802-1885)
Nhà của V. Huy-Gô ở đảo Guernsey
Đám tang V. Huy - Gô
Cc tc ph?m chính: (sgk)
+ Thơ: Lá thu, Tr?ng ph?t, M?c tu?ng,.
+ Kịch: Hec-na-ni
+ Tiểu thuyết: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Paris, Nam 93,.
Thuật ngữ văn học cần lưu ý:
*Văn học lãng mạn: là hiện tượng văn học mà các nhân vật, tình huống, hình ảnh, chi tiết được nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện tư tưởng, tình cảm mãnh liệt của mình, theo chiều hướng lý tưởng hóa ? thủ pháp thường sử dụng: tương phản, đối lập, phóng đại, khoa trương, ngôn ngữ mới lạ, giàu cảm xúc mãnh liệt.
2/ Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”
Tóm tắt: Giăng Van-giăng là người lao động nghèo khổ, vì đập vỡ tủ kính lấy cắp một chiếc bánh mì nuôi cháu, dẫn đến 19 năm tù khổ sai.
Ra tù, ông trở thành người tốt nhờ sự cảm hoá của linh mục Mi-ri-en. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len, mở nhà máy, giàu có và trở thành thị trưởng.
GIAVE
Nhưng ông luôn bị thanh tra mật thám Gia-ve nghi ngờ và theo dõi.
Lần đầu
Tiên gặp Phăng-tin,
ông đã giúp đỡ
và cứu
Cô thoát khỏi tay Gia-ve.
Khi Phăng-tin chết, ông trở lại với tên thật của mình, vào tù, rồi vượt ngục. Giăng van-giăng giữ lời hứa tìm đến chuộc Cô-dét, đưa lên Pa-ri sống lẩn trốn nhiều năm.
Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri nổ ra chống chính quyền tư sản (6-1832). Ông cũng có mặt trên chiến luỹ và đã cứu sống Ma-ri-uýt (người yêu của Cô-dét). Ông vun đắp tình yêu cho họ và cuối cùng ông chết trong cảnh cô đơn.
Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã chuyển thể thành rất nhiều vơe kịch, bộ phim…
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
a. Tiêu đề “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” ứng với nhân vật nào ?
1. Tiêu đề và bố cục của đoạn trích
Gia-ve:
Do lâu nay vẫn phải phục tùng ông thị trưởng, nay ông Ma-đơ-len đã tự thú là Giăng van-giăng => tên thanh tra mật thám “khôi phục” quyền hành của hắn.
Giăng van-giăng:
Trong đoạn trích,Gia-ve đang hống hách với GiăngVan-Giăng, bỗng phải run sợ nem nép nghe theo trước GVG…thì người “khôi phục uy quyền” chính là GVG
khả năng là GVG có sức thuyết phục hơn.
GVG là “người cầm quyền”, con người ông không chịu bất cứ một sự uy hiếp nào. Vì thương người nên tạm thời bị Gia-ve khống chế, sau khi Phăng-tin chết, thái độ của GVG đối với Gia-ve trở nên kiên quyết: “Cậy bàn tay” Gia-ve như bàn tay trẻ con, “lăm lăm cái thanh giường”, “nhìn Gia-ve trừng trừng” và nói “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này” => khuyên nhưng đe doạ, phản kháng=> Gia-ve đã “run sợ”. Câu nói của GVG cho thấy vị thế kiêu hãnh ngạo nghễ của “ông thị trưởng”. Quyền lực của chính nghĩa đã thắng. Người cầm quyền đã khôi phục được uy quyền của mình.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến “chị rùng mình”: GVG chưa mất hết uy quyền (của một ông thị trưởng)
- Phần 2: Tiếp theo đến “Phăng-tin đã tắt thở”: GVG đã mất hết uy quyền trước thanh tra mật thám Gia-ve.
- Phần 3: Phần còn lại: GVG khôi phục uy quyền của mình.
2. Hình tượng con ác thú Gia-ve
+ Các từ ngữ: “ác thú”, “chó dữ”, “cọp”
+ Giọng nói: “man rợ và điên cuồng”, “tiếng thú gầm”
+ Hành động: “phóng vào Giăng Van-Giăng”
+ Cặp mắt: “như cái móc sắt”
+ Cái cười: “phô ra tất cả hai hàm răng”
-Nghệ thuật: so sánh, phóng đại => hắn là ác thú
Em hãy nêu khái quát về nhân vật Gia-ve?
+ Quát tháo trong bệnh xá
+ Không hề đếm xỉa gì đến người bệnh nặng gần đất xa trời.
+ Tàn nhẫn nói toạc ra những thông tin về Cô-dét
+ Vùi dập tia hi vọng cuối cùng của Phăng-tin bằng lời đe doạ “không có ông thị trưởng nào cả, chỉ có một tên kẻ cắp…”
+Ân cần không muốn làm Phăng-tin bị tổn thương
+ Cố giấu những thông tin
về Cô-dét=> tạo ra tia hi
Vọng cho Phăng-tin.
+ Hành động quyết liệt: Giật thanh giường bằng sắt để doạ Gia-ve.
+ Đau đớn trước cái chết của Phăng-tin.
+ Thì thầm bên tai người chết.
=> Đồng cảm, xót xa trước nỗi đau của con người.
+ Không hề tỏ ra hối hận (khi gián tiếp làm chết Phăng-tin)
+Túm lấy áo GVG, hét lớn “đừng có lôi thôi…”
Mất nhân tính, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của con người.
Củng cố:
Em hãy chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau ?
Câu 1: Ai được xem là nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà
tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng của Pháp ?
Ban-dắc B. Ta-go
C. Pu-skin D. Huy-gô
Đáp án: D
Câu2: Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Gia-ve được xây dựng, khắc hoạ với diện mạo như thế nào?
Ác thú B. Chó dữ
C. Cọp D. Cả ba hình ảnh trên
Đáp án: D
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
THẦY CÔ VÀ CÁC EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Thanh Được
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)