Tuần 28. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Hà |
Ngày 10/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Người cầm quyền khôi phục uy quyền thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Tiết 100- Chương trình cơ bản
người cầm quyền khôi phục uy quyền
(Trích "Những người khốn khổ")
V. Huy-gô
I- Tìm hiểu chung:
1.Tác giả
Vích -to Huy-gô ( 1802 - 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp.
Tác phẩm chính (SGK).
Ông được coi là nhà văn của những người khốn khổ.
2. Tác phẩm "Những người khốn khổ"
a) Xuất xứ tác phẩm
- Tác phẩm được xuất bản năm 1862
Em hãy dựa vào SGK, tóm tắt ngắn gọn tác phẩm?
b) Tóm tắt tác phẩm.
Giăng Van- giăng, một người thợ xén - cây bị kết án tù khổ sai chỉ vì lấy trộm bánh mỳ cho 7 đứa cháu đói khát và những lần vượt ngục không thành. Sau 19 năm tù đày, Giăng Van- giăng được tha nhưng bị mọi người xua đuổi. Được giám mục Mi-ri-en cảm hoá, ông quyết tâm làm lại cuộc đời. Nhờ nghị lực thông minh và may mắn, 5 năm sau ông trở thành thị trưởng Ma-đơ-len và làm chủ nhà máy sản xuất thuỷ tinh rất giàu có. Ông ra sức làm việc thiện để giúp đỡ mọi người.
Bìa cuốn tiểu thuyết
" Những người khốn khổ"
Tên mật thám Gia-ve vẫn nghi ngờ ngày đêm theo dõi Ma-đơ-len. Trong nhà máy của ông có cô thợ dệt Phăng- tin, vì nhẹ dạ, cả tin bị bạc tình khi cô đã có một đứa con.
Cô đã gửi con tại nhà Tê-nác-đê-i độc ác. Cô phải bán tóc, bán răng để gửi tiền nuôi con. Một lần bị một gã tư sản trêu trọc tàn nhẫn trong lúc ốm, cô đã chống lại và bị Gia- ve bắt bỏ tù, may nhờ có Ma-đơ- len can thiệp nên thoát nạn.
Đang lúc hết lòng cứu giúp con Phăng-tin, Ma-đơ-len lại quyết định ra toà tự thú để cứu một người vì mình bị bắt oan.
. Ông trở lại với tên thật của mình vào tù, rồi vượt ngục tìm đến chuộc cô bé Cô-dét, con của Phăng-tin thực hiện lời hứa lúc chị qua đời. Sau đó Giăng Van- giăng có mặt trên chiến luỹ trong cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền tư sản. Ông cứu sống Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét và tha chết cho Gia-ve. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma-ri-uýt với Cô-dét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.
Cảnh Phăng- tin qua đời
c). Cấu trúc- nội dung tác phẩm.
5 phần, nhiều quyển, nhiều chương, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.
Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pa-ri và nước Pháp ba thập kỷ đầu thế kỷ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van- giăng từ khi được ra tù đến khi qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là tình thương
II. Đoạn trích: "Người cầm quyền khôi phục uy quyền"
1. Vị trí:
Nêu vị trí đoạn trích?
- Trích chương IV quyển 8, đoạn cuối phần I, tập 1, trang 409 đến 461, bản dịch tiếng Việt in lần thứ 4.
2. Nhan đề đoạn trích:
Thảo luận theo bàn: Em hiểu như thế nào về nhan đề "Người cầm quyền khôi phục uy quyền". Ai là người khôi phục uy quyền?
Do tác giả đặt ? có dụng ý
Có thể hiểu cả 2 nhân vật: Giăng Van giăng và Gia-ve
- Mỗi cách hiểu có ý nghĩa khác nhau.
III- Đọc - hiểu chi tiết
1- Hình tượng nhân vật Gia-ve
Thảo luận nhóm: Tìm những chi tiết miêu tả bộ mặt, cặp mắt và cái cười của Gia-ve để chứng minh nhà văn có dụng ý nghệ thuật miêu tả hắn như con thú?.
Bộ dạng.
- Bộ mặt gớm ghiếc.
- Điệu nói man rợ và điên cuồng như thú gầm.
- Cặp mắt như cái móc sắt.
- Cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nhằm mục đích gì?
-> Biện pháp so sánh, phóng đại => ẩn dụ: Gia-ve - Con ác thú.
b) Ngôn ngữ và hành động
* Với Giăng Van- giăng:
+ Câu nói cộc lốc: "Mau lên", "Nói to lên"
+ "Ai nói với ta thì phải nói to lên".
=> Sự hống hách, man rợ và điên cuồng.
+ Nắm lấy cổ áo, phá lên cười, "cái cười ghê tởm" .
-> Thô bạo hung hăng.
+ Hành động được miêu tả mạnh dần như một con thú vồ mồi.
=> Gia-ve đã khôi phục được uy quyền.
Khi phát hiện ra
Giăng Van - giăng
thì ngôn ngữ, hành
động của Gia-ve
như thế nào?
Trước nỗi đau của một người sắp chết là Phăng-tin, Gia-ve có những hành động, lời nói như thế nào?
* Gia-ve đối với Phăng-tin
+ Tuyên bố thẳng Giăng Van-giăng là tên kẻ cắp, tên cướp, tên tù khổ sai. Điều này đã vùi dập niềm hi vọng nhỏ nhoi của Phăng-tin.
+ Gọi Phăng-tin là con đĩ, gái điếm đầy khinh miệt.
=> dẫn tới cái chết của Phăng-tin mà hắn ta không hề thương xót.
Em hãy nêu khái quát về nhân vật Gia-ve?
* Khái quát hình tượng Gia-ve
=> Gia-ve là kẻ nhẫn tâm, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác. Là một con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản.
IV. Củng cố:
Em hãy chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau?
Câu1: Ai được xem là "nhà thơ nhà soạn kịch, nhà tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng của Pháp"?
A. Ban-dắc B. Ta-go
C. Pu-skin D.Huy-gô
Đáp án: D
Câu 2. Chi tiết nào cho thấy Vic-to Huy-gô miêu tả Gia-ve trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” như một con thú dữ đang thôi miên con mồi?
A. "Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên".
B. "Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có gì man rợ và điên cuồng. [...] Không còn là tiếng người nói là tiếng thú gầm".
C. "Hắn đứng lì một chỗ mà nói; hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt".
D. "Gia-ve đã túm lấy cổ áo Giăng Van-giăng. Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng".
Đáp án: C
Câu 3: Trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" Gia-ve được xây dựng khắc họa với diện mạo như thế nào?
A. ác thú B. Chó dữ
C. Cọp D. Cả ba hình ảnh trên
Đáp án: D
Câu 4: Trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" khi Gia-ve quát "Mau lên!" lời bình của người kể chuyện như thế nào?
Không còn tiếng người mà là tiếng thú gầm
Tiếng thét đó mới uy lực làm sao!
Tiếng thét đó đã chứng tỏ sự uy quyền của Gia-ve trước những thân phận khốn khổ.
Tiếng thét đó thật thụ b?o.
Đáp án: A
* Dặn dò
Về nhà học bài, làm bài tập trong sách bài tập. Giờ sau tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của đoạn trích.
xin trân trọng
cảm ơn các thầy cô giáo
và toàn thể các em
Tiết 100- Chương trình cơ bản
người cầm quyền khôi phục uy quyền
(Trích "Những người khốn khổ")
V. Huy-gô
I- Tìm hiểu chung:
1.Tác giả
Vích -to Huy-gô ( 1802 - 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp.
Tác phẩm chính (SGK).
Ông được coi là nhà văn của những người khốn khổ.
2. Tác phẩm "Những người khốn khổ"
a) Xuất xứ tác phẩm
- Tác phẩm được xuất bản năm 1862
Em hãy dựa vào SGK, tóm tắt ngắn gọn tác phẩm?
b) Tóm tắt tác phẩm.
Giăng Van- giăng, một người thợ xén - cây bị kết án tù khổ sai chỉ vì lấy trộm bánh mỳ cho 7 đứa cháu đói khát và những lần vượt ngục không thành. Sau 19 năm tù đày, Giăng Van- giăng được tha nhưng bị mọi người xua đuổi. Được giám mục Mi-ri-en cảm hoá, ông quyết tâm làm lại cuộc đời. Nhờ nghị lực thông minh và may mắn, 5 năm sau ông trở thành thị trưởng Ma-đơ-len và làm chủ nhà máy sản xuất thuỷ tinh rất giàu có. Ông ra sức làm việc thiện để giúp đỡ mọi người.
Bìa cuốn tiểu thuyết
" Những người khốn khổ"
Tên mật thám Gia-ve vẫn nghi ngờ ngày đêm theo dõi Ma-đơ-len. Trong nhà máy của ông có cô thợ dệt Phăng- tin, vì nhẹ dạ, cả tin bị bạc tình khi cô đã có một đứa con.
Cô đã gửi con tại nhà Tê-nác-đê-i độc ác. Cô phải bán tóc, bán răng để gửi tiền nuôi con. Một lần bị một gã tư sản trêu trọc tàn nhẫn trong lúc ốm, cô đã chống lại và bị Gia- ve bắt bỏ tù, may nhờ có Ma-đơ- len can thiệp nên thoát nạn.
Đang lúc hết lòng cứu giúp con Phăng-tin, Ma-đơ-len lại quyết định ra toà tự thú để cứu một người vì mình bị bắt oan.
. Ông trở lại với tên thật của mình vào tù, rồi vượt ngục tìm đến chuộc cô bé Cô-dét, con của Phăng-tin thực hiện lời hứa lúc chị qua đời. Sau đó Giăng Van- giăng có mặt trên chiến luỹ trong cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền tư sản. Ông cứu sống Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét và tha chết cho Gia-ve. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma-ri-uýt với Cô-dét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.
Cảnh Phăng- tin qua đời
c). Cấu trúc- nội dung tác phẩm.
5 phần, nhiều quyển, nhiều chương, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.
Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pa-ri và nước Pháp ba thập kỷ đầu thế kỷ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van- giăng từ khi được ra tù đến khi qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là tình thương
II. Đoạn trích: "Người cầm quyền khôi phục uy quyền"
1. Vị trí:
Nêu vị trí đoạn trích?
- Trích chương IV quyển 8, đoạn cuối phần I, tập 1, trang 409 đến 461, bản dịch tiếng Việt in lần thứ 4.
2. Nhan đề đoạn trích:
Thảo luận theo bàn: Em hiểu như thế nào về nhan đề "Người cầm quyền khôi phục uy quyền". Ai là người khôi phục uy quyền?
Do tác giả đặt ? có dụng ý
Có thể hiểu cả 2 nhân vật: Giăng Van giăng và Gia-ve
- Mỗi cách hiểu có ý nghĩa khác nhau.
III- Đọc - hiểu chi tiết
1- Hình tượng nhân vật Gia-ve
Thảo luận nhóm: Tìm những chi tiết miêu tả bộ mặt, cặp mắt và cái cười của Gia-ve để chứng minh nhà văn có dụng ý nghệ thuật miêu tả hắn như con thú?.
Bộ dạng.
- Bộ mặt gớm ghiếc.
- Điệu nói man rợ và điên cuồng như thú gầm.
- Cặp mắt như cái móc sắt.
- Cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nhằm mục đích gì?
-> Biện pháp so sánh, phóng đại => ẩn dụ: Gia-ve - Con ác thú.
b) Ngôn ngữ và hành động
* Với Giăng Van- giăng:
+ Câu nói cộc lốc: "Mau lên", "Nói to lên"
+ "Ai nói với ta thì phải nói to lên".
=> Sự hống hách, man rợ và điên cuồng.
+ Nắm lấy cổ áo, phá lên cười, "cái cười ghê tởm" .
-> Thô bạo hung hăng.
+ Hành động được miêu tả mạnh dần như một con thú vồ mồi.
=> Gia-ve đã khôi phục được uy quyền.
Khi phát hiện ra
Giăng Van - giăng
thì ngôn ngữ, hành
động của Gia-ve
như thế nào?
Trước nỗi đau của một người sắp chết là Phăng-tin, Gia-ve có những hành động, lời nói như thế nào?
* Gia-ve đối với Phăng-tin
+ Tuyên bố thẳng Giăng Van-giăng là tên kẻ cắp, tên cướp, tên tù khổ sai. Điều này đã vùi dập niềm hi vọng nhỏ nhoi của Phăng-tin.
+ Gọi Phăng-tin là con đĩ, gái điếm đầy khinh miệt.
=> dẫn tới cái chết của Phăng-tin mà hắn ta không hề thương xót.
Em hãy nêu khái quát về nhân vật Gia-ve?
* Khái quát hình tượng Gia-ve
=> Gia-ve là kẻ nhẫn tâm, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác. Là một con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản.
IV. Củng cố:
Em hãy chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau?
Câu1: Ai được xem là "nhà thơ nhà soạn kịch, nhà tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng của Pháp"?
A. Ban-dắc B. Ta-go
C. Pu-skin D.Huy-gô
Đáp án: D
Câu 2. Chi tiết nào cho thấy Vic-to Huy-gô miêu tả Gia-ve trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” như một con thú dữ đang thôi miên con mồi?
A. "Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên".
B. "Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có gì man rợ và điên cuồng. [...] Không còn là tiếng người nói là tiếng thú gầm".
C. "Hắn đứng lì một chỗ mà nói; hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt".
D. "Gia-ve đã túm lấy cổ áo Giăng Van-giăng. Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng".
Đáp án: C
Câu 3: Trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" Gia-ve được xây dựng khắc họa với diện mạo như thế nào?
A. ác thú B. Chó dữ
C. Cọp D. Cả ba hình ảnh trên
Đáp án: D
Câu 4: Trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" khi Gia-ve quát "Mau lên!" lời bình của người kể chuyện như thế nào?
Không còn tiếng người mà là tiếng thú gầm
Tiếng thét đó mới uy lực làm sao!
Tiếng thét đó đã chứng tỏ sự uy quyền của Gia-ve trước những thân phận khốn khổ.
Tiếng thét đó thật thụ b?o.
Đáp án: A
* Dặn dò
Về nhà học bài, làm bài tập trong sách bài tập. Giờ sau tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của đoạn trích.
xin trân trọng
cảm ơn các thầy cô giáo
và toàn thể các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hải Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)