Tuần 28. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Chia sẻ bởi Hồ Thị Ngọc |
Ngày 10/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Người cầm quyền khôi phục uy quyền thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Thành phố Colmar
Honoré de Balzac (1799 – 1850)
Victor Hugo (1802 -1885)
NGƯỜI CẦM QUYỀN
KHÔI PHỤC UY QUYỀN
Trích “Những người khốn khổ”
V. HUY - GÔ
I. Tiểu dẫn
Tác giả
V. Huy – Gô (1802 – 1885)
1. Tác giả
Cuộc đời
Ông sống trong thời đại nước Pháp đầy bão tố rối ren về chính trị, mâu thuẫn chất chồng
Gia đình phức tạp và mâu thuẫn: cha là người chiến sĩ trẻ thì mẹ lại là người ủng hộ cho phái bảo hoàng
Ông là một nhà cách mạng có tư tưởng tiến bộ và lỗi lạc
Ông khát khao tự do và trái tim tràn đầy yêu thương
b. Sự nghiệp
Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu ở pháp ở thế kỉ XIX
Thành công ở nhiều lĩnh vực và được ca ngợi là "thần đồng thơ ca", "người khổng lồ" và "một thiên tài sáng tạo"
Phong cách sáng tác hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương
TP chính: thơ: lá thu, trừng phạt, mặc tưởng...; tiểu thuyết: nhà thờ đức bà Pa ri, những người khốn khổ...; kịch: hec-na-ki
Một số tác phẩm cuả V. Huy - Gô
2. Tác phẩm: Những người khốn khổ
- Xuất bản năm 1862
- Cấu trúc: Gồm 5 phần, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.
- Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh nhân vật Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.
- Tóm tắt tác phẩm: SGK.
3. Đoạn trích: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Xuất xứ: Chương IV, quyển 8 phần thứ nhất của tiểu thuyết Những người khốn khổ.
- ND đoạn trích: tình huống thanh tra cảnh sát Gia-ve - một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đang chứng kiến cảnh cô thợ khâu Phăng-tin hấp hối.
Bố cục:
Ba phần:
- Phần một: từ đầu đến...chị rùng mình
(Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền)
- Phần hai: Tiếp đó đến Phăng-tin đã tắt thở
(Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền)
Phần ba: còn lại
(Giăng Van-Giăng khôi phục uy quyền)
II. Đọc – hiểu văn bản
Nhân vật Gia – Ve
1. Nhân vật Gia - Ve
Chánh thanh tra cảnh sát, người cầm quyền khôi phục uy quyền, con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản.
Miêu tả Gia-ve, Huy-gô sử dụng lối so sánh ngầm:
+ Giọng nói: không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm.
+ Cặp mắt “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”
+ Cái cười “Phô ra tất cả hai hàm răng, xung quanh cái mũi là vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại thì là một con chó dữ, khi cười lại là một con cọp”
- Gia-ve chỉ còn mỗi cử chỉ gần giống nhân loại ở chỗ: “khi nào đắc ý, hắn tự thưởng cho mình một mồi thuốc lá
- Huy-gô miêu tả hành động của hắn hệt như một con ác thú:
+ “Cứ đứng lì một chỗ” (nói như gầm, như thôi miên con mồi)
+ “Tiến vào giữa phòng” “ nắm lấy cổ áo” (tựa như con ác thú lúc đầu im lặng rình mò, sau đó lao tới ngoạm vào cổ con mồi)
+ Không để ý và quan tâm đến Phăng-tin (ác thú rình mồi chỉ tập trung vào con mồi chính)
+ Hắn quát tháo trong nhà bệnh
+ Hắn không giấu điều mà Giăng Van-giăng cần phải bí mật với Phăng-tin “mày xin tao ba ngày...để đi tìm đứa con cho con đĩ kia! á à! Tốt thật! tốt thật đấy!”
+ Hắn vùi dập tia hi vọng cuối cùng Phăng-tin vào ông thị trưởng bằng cách tuyên bố “Chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng, tao bắt được nó đây này! chỉ có thế thôi”
+ Trước nỗi đau của người mẹ cận kề cái chết mà chưa được gặp con “con tôi! thế ra nó chưa đến đây” ai cũng phải mủi lòng mà Gia-ve tàn bạo ...
- Tuyên bố “Giờ lại đến lượt con này! Đồ khỉ, có câm họng không?”...
bằng so sánh, phóng đại, tác giả đã ẩn dụ Gia-ve như một ác thú.
2. Hình tượng Giăng Van-giăng:
- Giăng là con người lao động nghèo khổ. Xuất phát từ lòng thương cháu trong cảnh đói mà nhận 19 năm tù khổ sai.
- Ngôn ngữ và hành động của Giăng đối với Phăng-tin và Giave:
- Sẵn sàng chịu bắt sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để tiễn đưa Phăng-tin vào cõi vĩnh hằng.
Giăng Van-giăng là hiện thân của tình yêu thương những người nghèo khổ. Đây cũng là lòng yêu thương của Huy-gô.
3. Ngòi bút lãng mạn của tác giả :
- Hình tượng nhân vật phi thường, lãng mạng (Tấm lòng thánh thiện có quyền lực vô biên, khiến người người chết cũng nở nụ cười mãn nguyện khi đi vào cõi vĩnh hằng).
- Chi tiết tưởng chừng vô lí (người đã chết không thể cười), như một ảo ảnh lãng mạn => tình người dưới ngòi bút lãng mạn của Huy-gô. Cuộc sống cần phải có tình yêu thương giữa con người với con người
4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn
- Xây dựng 2 tính cách đối lập hoàn toàn: thiện >< ác (nạn nhân và đao phủ, nạn nhân và vị cứu tinh), cao thượng >< thấp hèn (Giăngvăngiăng và Giave)
- Kết hợp nhiều bút pháp: so sánh, phóng đại, ẩn dụ, miêu tả trực tiếp, gián tiếp, trữ tình ngoại đề
→ Tô đậm, ca ngợi con người phi thường với trái tim tràn ngập yêu thương.
III/ TỔNG KẾT
Nội dung:
- Tình thương che chở, sưởi ấm khi con người gặp bất công, tuyệt vọng.
- Tình thương đẩy lùi thế lực cường quyền, tạo niềm hi vọng ở tương lại.
2. Nghệ thuật:
Nổi bật bút pháp lãng mạn và thủ pháp đối lập.
Honoré de Balzac (1799 – 1850)
Victor Hugo (1802 -1885)
NGƯỜI CẦM QUYỀN
KHÔI PHỤC UY QUYỀN
Trích “Những người khốn khổ”
V. HUY - GÔ
I. Tiểu dẫn
Tác giả
V. Huy – Gô (1802 – 1885)
1. Tác giả
Cuộc đời
Ông sống trong thời đại nước Pháp đầy bão tố rối ren về chính trị, mâu thuẫn chất chồng
Gia đình phức tạp và mâu thuẫn: cha là người chiến sĩ trẻ thì mẹ lại là người ủng hộ cho phái bảo hoàng
Ông là một nhà cách mạng có tư tưởng tiến bộ và lỗi lạc
Ông khát khao tự do và trái tim tràn đầy yêu thương
b. Sự nghiệp
Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu ở pháp ở thế kỉ XIX
Thành công ở nhiều lĩnh vực và được ca ngợi là "thần đồng thơ ca", "người khổng lồ" và "một thiên tài sáng tạo"
Phong cách sáng tác hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương
TP chính: thơ: lá thu, trừng phạt, mặc tưởng...; tiểu thuyết: nhà thờ đức bà Pa ri, những người khốn khổ...; kịch: hec-na-ki
Một số tác phẩm cuả V. Huy - Gô
2. Tác phẩm: Những người khốn khổ
- Xuất bản năm 1862
- Cấu trúc: Gồm 5 phần, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.
- Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh nhân vật Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.
- Tóm tắt tác phẩm: SGK.
3. Đoạn trích: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Xuất xứ: Chương IV, quyển 8 phần thứ nhất của tiểu thuyết Những người khốn khổ.
- ND đoạn trích: tình huống thanh tra cảnh sát Gia-ve - một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đang chứng kiến cảnh cô thợ khâu Phăng-tin hấp hối.
Bố cục:
Ba phần:
- Phần một: từ đầu đến...chị rùng mình
(Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền)
- Phần hai: Tiếp đó đến Phăng-tin đã tắt thở
(Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền)
Phần ba: còn lại
(Giăng Van-Giăng khôi phục uy quyền)
II. Đọc – hiểu văn bản
Nhân vật Gia – Ve
1. Nhân vật Gia - Ve
Chánh thanh tra cảnh sát, người cầm quyền khôi phục uy quyền, con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản.
Miêu tả Gia-ve, Huy-gô sử dụng lối so sánh ngầm:
+ Giọng nói: không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm.
+ Cặp mắt “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”
+ Cái cười “Phô ra tất cả hai hàm răng, xung quanh cái mũi là vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại thì là một con chó dữ, khi cười lại là một con cọp”
- Gia-ve chỉ còn mỗi cử chỉ gần giống nhân loại ở chỗ: “khi nào đắc ý, hắn tự thưởng cho mình một mồi thuốc lá
- Huy-gô miêu tả hành động của hắn hệt như một con ác thú:
+ “Cứ đứng lì một chỗ” (nói như gầm, như thôi miên con mồi)
+ “Tiến vào giữa phòng” “ nắm lấy cổ áo” (tựa như con ác thú lúc đầu im lặng rình mò, sau đó lao tới ngoạm vào cổ con mồi)
+ Không để ý và quan tâm đến Phăng-tin (ác thú rình mồi chỉ tập trung vào con mồi chính)
+ Hắn quát tháo trong nhà bệnh
+ Hắn không giấu điều mà Giăng Van-giăng cần phải bí mật với Phăng-tin “mày xin tao ba ngày...để đi tìm đứa con cho con đĩ kia! á à! Tốt thật! tốt thật đấy!”
+ Hắn vùi dập tia hi vọng cuối cùng Phăng-tin vào ông thị trưởng bằng cách tuyên bố “Chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng, tao bắt được nó đây này! chỉ có thế thôi”
+ Trước nỗi đau của người mẹ cận kề cái chết mà chưa được gặp con “con tôi! thế ra nó chưa đến đây” ai cũng phải mủi lòng mà Gia-ve tàn bạo ...
- Tuyên bố “Giờ lại đến lượt con này! Đồ khỉ, có câm họng không?”...
bằng so sánh, phóng đại, tác giả đã ẩn dụ Gia-ve như một ác thú.
2. Hình tượng Giăng Van-giăng:
- Giăng là con người lao động nghèo khổ. Xuất phát từ lòng thương cháu trong cảnh đói mà nhận 19 năm tù khổ sai.
- Ngôn ngữ và hành động của Giăng đối với Phăng-tin và Giave:
- Sẵn sàng chịu bắt sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để tiễn đưa Phăng-tin vào cõi vĩnh hằng.
Giăng Van-giăng là hiện thân của tình yêu thương những người nghèo khổ. Đây cũng là lòng yêu thương của Huy-gô.
3. Ngòi bút lãng mạn của tác giả :
- Hình tượng nhân vật phi thường, lãng mạng (Tấm lòng thánh thiện có quyền lực vô biên, khiến người người chết cũng nở nụ cười mãn nguyện khi đi vào cõi vĩnh hằng).
- Chi tiết tưởng chừng vô lí (người đã chết không thể cười), như một ảo ảnh lãng mạn => tình người dưới ngòi bút lãng mạn của Huy-gô. Cuộc sống cần phải có tình yêu thương giữa con người với con người
4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn
- Xây dựng 2 tính cách đối lập hoàn toàn: thiện >< ác (nạn nhân và đao phủ, nạn nhân và vị cứu tinh), cao thượng >< thấp hèn (Giăngvăngiăng và Giave)
- Kết hợp nhiều bút pháp: so sánh, phóng đại, ẩn dụ, miêu tả trực tiếp, gián tiếp, trữ tình ngoại đề
→ Tô đậm, ca ngợi con người phi thường với trái tim tràn ngập yêu thương.
III/ TỔNG KẾT
Nội dung:
- Tình thương che chở, sưởi ấm khi con người gặp bất công, tuyệt vọng.
- Tình thương đẩy lùi thế lực cường quyền, tạo niềm hi vọng ở tương lại.
2. Nghệ thuật:
Nổi bật bút pháp lãng mạn và thủ pháp đối lập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thị Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)