Tuần 28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Tuyền |
Ngày 10/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
BÀI TẬP 2: VIẾT ĐOẠN VĂN BÌNH LUẬN
VỀ CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Môi trường ô nhiễm nặng nề không những ảnh hưởng đến cá nhân, mà cả xã hội cũng gặp nhiều hậu quả to lớn. Khắc phục ô nhiễm môi trường không chỉ là việc làm của một cá nhân đoàn thể mà phải là của cả xã hội.
Ngày nay chúng ta vẫn nghe những hậu quả của ô nhiễm môi trường trên báo đài, những hậu quả đó là thiết thực, cụ thể, nhưng một hậu quả xa hơn mà nhãn quan con người không nhận thấy được, mất đi môi trường sống, mất cả sự sống của con người .
Một liên tưởng cụ thể độc đáo, câu chuyện về hòn đảo Phục Sinh, các nhà thám hiểm Mỹ đã phát hiện một nền văn minh cổ xưa ở đây với những kỳ quan độc đáo, những hòn đá kì vĩ được tạo nên từ mấy ngàn năm trước với những hình thù độc đáo, ít ai tin rằng nó được chính con người tạo nên khi mà công cụ chủ yếu là đòn bẩy từ gỗ, nhưng cái giá phải trả cho kì quan trên là quá đắt
Đảo Phục Sinh trước đây rất trù phú, một hòn đảo quá nhiều tài nguyên, những người dân ở đây dường như không cần lao động vất vả, họ đánh bắt cá từ biển, hái trái từ rừng, sống trong những hang đá vững chãi. Họ chặt cây làm đòn bẩy xê dịch những hòn đá khổng lồ từ sâu trong đảo ra bờ biển tạo nên những kì quan kì vĩ
Ho thi đua nhau tạo những phiến đá, họ không ngừng chặt cây, phá rừng , cho đến một hôm khi họ phát hiện mình đang mất rừng thì họ chằng còn đủ cây để đóng bè tìm đến một miền đất khác. Họ quay sang đổ thừa nhau, đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng chiến tranh.
Khi những nhà thám hiểm Mĩ phát hiện vùng đất này, thì họ phải giải quyết những vấn đề gây go về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo, và những hệ luỵ của một quá trình khai thác cạn kiệt tài nguyên. Từ một thiên đường giờ đảo Phục Sinh trở thành một địa ngục của tất cả những hiểm hoạ. Và rồi tất cả đã mất đi chỉ còn những phiến đá vô hồn trầm tư nhìn ra biển.
Bài học về Đảo Phục Sinh, vấn đề vẫn bàn cãi trên các diễn đàn về văn hoá những giá trị nhân văn của nó thật lớn lao. Nhưng còn vấn đề về ý thức môi trường của cá nhân thì sao? Liệu chúng ta có nên suy nghĩ và rút ra bài học về môi trường
Trái Đất chúng ta đang là một hòn đảo Phục Sinh to hơn, trong vũ trụ bao la liệu tìm đâu được một tinh cầu mang sự sống. Cho đến khi con người tìm được một ngôi nhà thứ hai thì chúng ta vẫn phải đối mặt với những hậu quả đang xảy ra của việc tàn phá môi trường. Câu chuyện về đảo Phục Sinh hy vọng sẽ không là câu chuyện của Trái Đất trong tưông lai. Điều đó trông cậy vào suy nghĩ, ý thức của mỗi người.
BÀI TẬP 2: VIẾT ĐOẠN VĂN BÌNH LUẬN
VỀ CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Môi trường ô nhiễm nặng nề không những ảnh hưởng đến cá nhân, mà cả xã hội cũng gặp nhiều hậu quả to lớn. Khắc phục ô nhiễm môi trường không chỉ là việc làm của một cá nhân đoàn thể mà phải là của cả xã hội.
Ngày nay chúng ta vẫn nghe những hậu quả của ô nhiễm môi trường trên báo đài, những hậu quả đó là thiết thực, cụ thể, nhưng một hậu quả xa hơn mà nhãn quan con người không nhận thấy được, mất đi môi trường sống, mất cả sự sống của con người .
Một liên tưởng cụ thể độc đáo, câu chuyện về hòn đảo Phục Sinh, các nhà thám hiểm Mỹ đã phát hiện một nền văn minh cổ xưa ở đây với những kỳ quan độc đáo, những hòn đá kì vĩ được tạo nên từ mấy ngàn năm trước với những hình thù độc đáo, ít ai tin rằng nó được chính con người tạo nên khi mà công cụ chủ yếu là đòn bẩy từ gỗ, nhưng cái giá phải trả cho kì quan trên là quá đắt
Đảo Phục Sinh trước đây rất trù phú, một hòn đảo quá nhiều tài nguyên, những người dân ở đây dường như không cần lao động vất vả, họ đánh bắt cá từ biển, hái trái từ rừng, sống trong những hang đá vững chãi. Họ chặt cây làm đòn bẩy xê dịch những hòn đá khổng lồ từ sâu trong đảo ra bờ biển tạo nên những kì quan kì vĩ
Ho thi đua nhau tạo những phiến đá, họ không ngừng chặt cây, phá rừng , cho đến một hôm khi họ phát hiện mình đang mất rừng thì họ chằng còn đủ cây để đóng bè tìm đến một miền đất khác. Họ quay sang đổ thừa nhau, đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng chiến tranh.
Khi những nhà thám hiểm Mĩ phát hiện vùng đất này, thì họ phải giải quyết những vấn đề gây go về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo, và những hệ luỵ của một quá trình khai thác cạn kiệt tài nguyên. Từ một thiên đường giờ đảo Phục Sinh trở thành một địa ngục của tất cả những hiểm hoạ. Và rồi tất cả đã mất đi chỉ còn những phiến đá vô hồn trầm tư nhìn ra biển.
Bài học về Đảo Phục Sinh, vấn đề vẫn bàn cãi trên các diễn đàn về văn hoá những giá trị nhân văn của nó thật lớn lao. Nhưng còn vấn đề về ý thức môi trường của cá nhân thì sao? Liệu chúng ta có nên suy nghĩ và rút ra bài học về môi trường
Trái Đất chúng ta đang là một hòn đảo Phục Sinh to hơn, trong vũ trụ bao la liệu tìm đâu được một tinh cầu mang sự sống. Cho đến khi con người tìm được một ngôi nhà thứ hai thì chúng ta vẫn phải đối mặt với những hậu quả đang xảy ra của việc tàn phá môi trường. Câu chuyện về đảo Phục Sinh hy vọng sẽ không là câu chuyện của Trái Đất trong tưông lai. Điều đó trông cậy vào suy nghĩ, ý thức của mỗi người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Tuyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)