Tuần 28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Chia sẻ bởi lê thị mai hương | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Luyện tập thao tác lập luận bình luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Kính chào cô giáo và các em!




CHÚC CÁC EM CÓ MỘT BUỔI HỌC THẬT THÚ VỊ
Tiết 105: Làm văn
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Kiến thức cũ:


Một bài bình luận thường có mấy bước? đó là những bước nào?
b. Cách bình luận:
- Bước 1: Nêu vấn đề cần BL
- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần BL
- Bước 3: Bàn về vấn đề cần BL
+ Thái độ, đánh giá.
+ Trình bày rõ ràng, trung thực.
+ Đứng hẳn về một phía mình tin là đúng.
hoặc + Kết hợp phần đúng, loại phần sai của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá hợp lý.
hoặc + Đưa ra đánh giá riêng.
a. Thao tác LL bình luận:
+ Thái độ, cách giải quyết
hoặc + Liên hệ với bản thân, xã hội, thời đại...
hoặc + Ý nghĩa sâu xa của vấn đề



Là thao tác lập luận của văn nghị luận đưa ra ý kiến, đánh giá và bàn luận của mình về một tình hình, một vấn đề nào đó
a. Mở bài: Nêu vấn đề cần bình luận – biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.
b. Thân bài:
- Rèn luyện thói quen trong giao tiếp:
- Những thói hư, tật xấu trong lời ăn tiếng nói của một bộ phận học sinh hiện nay:
+ Nói không đầu, không đuôi, không có sự lễ phép.
+ Không biết nói lời xin lỗi và lời cảm ơn.
+ Nói nhưng không tôn trọng người nghe....
-> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.
Biểu hiện trong lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:...
+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.
+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái.
-> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
c. Kết bài: Kết thúc vấn đề, liên hệ với bản thân, ý thức trách nhiệm.
ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. -> văn minh, thanh lịch.

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi nhà trường.
- Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay dao được sử dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa học sinh với học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại.
- Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong,đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.
- Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau... Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta có cách nhìn thấu đáo hơn về hậu quả của bạo lực học đường đối với gia đình, nhà trường và chính các em học sinh.

(Nguồn:bách khoa toàn thư mở wikipedia)
- Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ,xỉ nhục hoặc chà đạp nhân phẩm,làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói. Hoặc một hình thức khác là đánh đập tra tấn trực tiếp lên thân thể khiến sức khỏe bị tổn hại, và việc bạo lực chỉ xảy ra qua các hành động đấm đá hoặc gậy gộc. nhưng hiện nay hình thức bạo lực học đường lại táo bạo hơn nhiều với những hung khí như dao kéo khiến khả năng thương tích lớn hơn gây ra xây xát,chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn động tâm lý…
Ngoài ra thì nữ sinh cũng có hình thức bạo lực vô cùng chà đạp nhân phẩm đó chính là lột áo, quay clip để xỉ nhục..v.v..v
Đây cũng chính là một hồi chuông cảnh báo cho nên giáo dục trong nước hiện nay. Cần có những biện pháp giáo dục tốt hơn đối với các em học sinh
Tuy nhiên, ở trên địa bàn toàn tỉnh và trường THPT Cam Lộ chúng ta, chưa nghiêm trọng đến mức sử dụng vũ khí, nhưng vẫn hay xảy ra ẩu đả, đánh nhau. Đầu năm học 2015-2016, chỉ vì một câu chưởi thề, mà hai học sinh lớp 10A10 ( Chương và Dưỡng) đã đánh nhau ngay trong tiết học ( trước mặt giáo viên và học sinh). Hay vụ đánh nhau giữa một bạn học sinh lớp 10 ( Đức 10A4) với một nhóm nam sinh khối 12.
Không chỉ dừng lại ở những vụ đánh nhau giữa các học sinh nam, bạn Vy – học sinh nữ lớp 10A4 suýt xảy đánh nhau với các em cấp 2.
1. Nguyên nhân từ góc độ văn hoá:
Những cảnh bạo lực trong phim ảnh nước ngoài nhất là trong những trò chơi bạo lực, kích dục trên mạng đã vô hình chung chuyển tải đến học trò.
2. Nguyên nhân từ góc độ gia đình
- “ Gia đình là trụ cột” một thành ngữ khá quen thuộc ít ai hiểu được .Đa số các bậc cha mẹ vì hoàn cảnh gia đình lo kiếm miếng cơm manh áo mà thiếu sự quan tâm chăm sóc, sự đồng cảm, thấu hiểu giữa con cái.
Do nuông chiều con, các bậc làm cha làm mẹ không tiếc tiền mua cho con những thứ hàng xa xỉ như điện thoại đời mới, những chiếc máy tính với mong muốn con mình học giỏi hơn, quần áo hàng hiệu model, những chiếc xe điện để di chuyển đi học.

3. Nguyên nhân từ góc độ giáo dục
Những hoạt động giáo dục ngoại khoá chưa được các em ý thức và quan tâm đúng mức, các em chưa đầu tư thoả đáng thời gian và công sức cho các hoạt động đó. Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tuy đã có tác động làm tốt dần môi trường giáo dục nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu .
4. Nguyên nhân từ góc độ môi trường xung quanh:
Sù bùng nổ Internet đem lại nhiều lợi ích về sù phát triển đất nước và mức sống ngày càng được nâng cao. Cũng chính nó cũng đem không ít phiền toái cho thế hệ học sinh hiÖn nay. Đa số nh÷ng bài, ảnh các clip đánh nhau, …luôn được chào đón nồng nhiệt. Vì thế các đề tài này luôn được sù quan tâm của đông đảo các khán thính giả và luôn được các tờ báo đăng tin. Chính vì vậy, thế hệ học sinh cho mình là không tốt và các gia đình thầy cô nhìn nhận qua con mắt “một” chiều.

B) Hậu quả để lại
Bạo lực học đường là vi phạm pháp luật
Bạo lực học đường ảnh hưởng lớn đến tinh thần,sức khỏe,tiền của
Giáo viên đánh học sinh sẽ bị Phạt tiền, kỉ luật hay xử lý hình sự

Theo Khoản 1, Điều 16b, Nghị định 40/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục hành vi ngược đãi, hành hạ người học sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền, với tư cách là viên chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức và nghị định xử lý kỉ luật viên chức số 72/2012/NĐ – CP, hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của giáo viên sẽ bị xử lý kỉ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo tùy theo mức độ thực hiện hành vi.


BIỆN PHÁP CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Tổ chức nhiều buổi truyền thông đại chúng về phương pháp giáo dục con cái. Cha mẹ không nên xúi giục con mình đánh trả lại đối với người có hành vi bạo lực với con mình.
2. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về vấn đề bạo lực học đường cho nhà trường,để nhà trường biết rõ hơn các hành vi bạo lực học đường là gì đặc biệt là phải nhấn mạnh đến hành vi bạo lực học đường.
3. Cần tuyên truyền lại cho học sinh biết về những vấn đề trên.
4. Đề ra một số hình phạt cụ thể đối với từng mức độ sai phạm của các em và công khai thông báo những hình phạt đó.
5. Nhà trường can thiệp và giải quyết tất cả những trận bạo lực của các em xảy ra trong và trước cổng trường, cũng như dạy cho các em biết làm như thế nào khi mình bị bạo lực.
6. Nhà trường tổ chức những chương trình về tâm lý học sinh, để thầy cô biết cách quản lý và ứng xử trước những hành vi sai phạm các em, đặc biệt là các em cá biệt.
7. Nhà trường kết hợp với đội ngũ công an địa phương để xây dựng một đội chuyên nghiệp nhằm quan sát, kiểm tra các hành vi dẫn đến bạo lực, đặc biệt là hành vi mang hung khí đến trường.
Phần 4: Biện pháp
Đối với các em học sinh
Thường xuyên quan tâm , giúp đỡ, đoàn kết với các bạn trong lớp,
trong trường, động viên các bạn cùng học tập và rèn luyện tích cực.

2. Không gây gổ đánh nhau, gây thù oán với bạn bè.

3. Biết độ lượng, tha thứ, sẵn sàng bỏ qua những sai lầm của người khác.

4. Báo cáo với cô giáo và nhà trường những mâu thuẫn với bạn bè khi
không tự mình giải quyết được.

5. Báo cáo ngay những biểu hiện bất thường trong quan hệ bạn bè của
mình và khi thấy những biểu hiện đó từ các bạn khác.

6. Học cách biết lắng nghe, chia sẻ với thầy cô giáo vµ bạn bè .

7. Tránh xa các trò chơi game bạo lực.
Cảm ơn cô và các em đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê thị mai hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)