Tuần 28. Diễn đạt trong văn nghị luận
Chia sẻ bởi Phan Minh Nghĩa |
Ngày 09/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Diễn đạt trong văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẬU GIANG
BÁO CÁO GIÁO ÁN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
LÀM VĂN
DIỄN ĐẠT
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1-GV ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ
3-Giới thiệu bài mới.
HS chia 4 nhóm, mỗi nhóm viết 1 đoạn nghị luận (có thể sử dụng các thao tác lập luận, chú ý cách diễn đạt-từ ngữ, câu văn,hình ảnh…)
Đề tài:
“Chúng ta sinh sau cổ nhân,hãy là con cháu cổ nhân chứ đừng là tôi tớ của cổ nhân”
(Ngụy Hy)
HS trình bày kết quả trên bảng, hs nhận xét và cho biết bài làm của nhóm nào hay nhất? Vì sao?
GV đúc kết và vào bài học.
1-Yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận:
-Một bài văn hay:
+Phải có những ý sâu sắc, mới mẻ, phù hợpvới yêu cầu của đề.
+Phải được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn,đoạn văn chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu sức thuyết phục.
+Cần dùng từ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng,phù hợp với nội dung biểu đạt, thể hiện chính xác ý nghĩ và tình cảm của bản thân.
1-Yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận:
-Cần chú ý thêm các điểm sau:
+Lời văn nghị luận cần có tính biểu cảm.
+Cần tránh lối dùng từ khuôn sáo,lối viết khoa trương, khoe chữ, nhận định , đánh giá cực đoan, dùng hình ảnh hoặc từ cảm thán tràn lan, không đúng chỗ…
GV đưa ra hai đoạn văn của hs viết, phân tích cho hs thấy đoạn văn nào có cách diễn đạt hay, vì sao?
* "Cổ nhân" là thế hệ đi trước chúng ta. Chúng ta là thế hệ đi sau nên làm "con cháu" tức là kế thừa có chọn lọc sự nghiệp của cha ông. Chúng ta không nên là "tôi tớ" chỉ biết rập khuôn theo chủ dù đó là những điều sai.
* "Cổ nhân" là thế hệ đi trước , là lớp người đã trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống. Họ như những ngọn cây cao vút đứng trên non cao ngày ngày che chắn gió mưa bảo vệ những chồi non vừa hé nụ. "Con cháu" chính là những mầm non đang phát triển, là mùa xuân tươi đẹp của cuộc đời, là lớp người sẽ kế thừa sự nghiệp của cha ông một cách có chọn lọc. Và tôi tớ chỉ là những con người thấp kém sống cuộc đời cơ cực, hầu hạ chủ nhân và nhất nhất phải làm theo lời chủ.
GV yêu cầu hs cho biết một số cách diễn đạt hay trong bài văn nghị luận.
GV có thể vận dụng lại đoạn văn vừa tham khảo để hướng dẫn HS đi vào từng ý trong sgk.
2-Một số cách diễn đạt hay:
a-Dùng từ chính xác, độc đáo.
Vốn từ phong phú, sử dụng chính xác, linh hoạt, bài văn sẽ hấp dẫn, thuyết phục.
b-Viết câu linh hoạt.
Vận dụng linh hoạt các loại câu đã học.
c-Viết văn có hình ảnh.
Từ ngữ cần có hình ảnh và sức gợi cảm cao.
d-Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
Vận dụng tốt các cách triển khai lập luận.
đ-Giọng văn biểu cảm.
-Thái độ, tình cảm…của người viết cần được thể hiện trong bài viết.
-Sử dụng linh hoạt các từ xưng hô, từ tình thái, phát huy vai trò của ngữ âm, nhịp điệu…
LUYỆN TẬP
Chỉ ra và nhận xét những nét đặc sắc trong cách diễn đạt của các đoạn văn:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.Nhưng càng đi sâu càng lạnh.Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”
Đoạn 1:
1-Nội dung:
Sự phân hóa đa dạng và phần nào cũng là sự quẩn quanh, bế tắc của ý thức cá nhân trong thơ mới.
2-Cách diễn đạt:
-Từ ngữ: rất ấn tượng, phù hợp và khái quát được phong cách riêng của mỗi nhà thơ.
-Câu văn linh hoạt, giàu nhịp điệu.
-Cấu tứ độc đáo:tạo ra hình ảnh một độc giả đang theo chân các nhà thơ mới để bước vào thế giới riêng của mỗi người.
-Lập luận:Chặt chẽ, ý nọ liên kết với ý kia.
-Giọng văn: nhịp nhàng , giàu chất thơ.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chọn câu đúng nhất.
1-Một số cách diễn đạt hay là:
A-Dùng từ chính xác, độc đáo
B-viết văn có hình ảnh
C-Dùng từ chính xác, độc đáo, viết câu linh hoạt, viết văn có hình ảnh, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
D-viết câu linh hoạt lập luận chặt chẽ, sắc sảo
2-Thái độ, tình cảm…của người viết cần được thể hiện trong bài viết. Sử dụng linh hoạt các từ xưng hô, từ tình thái, phát huy vai trò của ngữ âm, nhịp điệu…, đó là:
A-Giọng văn chính luận
B-Giọng văn nghệ thuật.
C-Giọng văn khoa học.
D-Giọng văn biểu cảm.
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO.
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC, THÀNH ĐẠT.
BÁO CÁO GIÁO ÁN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
LÀM VĂN
DIỄN ĐẠT
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1-GV ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ
3-Giới thiệu bài mới.
HS chia 4 nhóm, mỗi nhóm viết 1 đoạn nghị luận (có thể sử dụng các thao tác lập luận, chú ý cách diễn đạt-từ ngữ, câu văn,hình ảnh…)
Đề tài:
“Chúng ta sinh sau cổ nhân,hãy là con cháu cổ nhân chứ đừng là tôi tớ của cổ nhân”
(Ngụy Hy)
HS trình bày kết quả trên bảng, hs nhận xét và cho biết bài làm của nhóm nào hay nhất? Vì sao?
GV đúc kết và vào bài học.
1-Yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận:
-Một bài văn hay:
+Phải có những ý sâu sắc, mới mẻ, phù hợpvới yêu cầu của đề.
+Phải được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn,đoạn văn chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu sức thuyết phục.
+Cần dùng từ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng,phù hợp với nội dung biểu đạt, thể hiện chính xác ý nghĩ và tình cảm của bản thân.
1-Yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận:
-Cần chú ý thêm các điểm sau:
+Lời văn nghị luận cần có tính biểu cảm.
+Cần tránh lối dùng từ khuôn sáo,lối viết khoa trương, khoe chữ, nhận định , đánh giá cực đoan, dùng hình ảnh hoặc từ cảm thán tràn lan, không đúng chỗ…
GV đưa ra hai đoạn văn của hs viết, phân tích cho hs thấy đoạn văn nào có cách diễn đạt hay, vì sao?
* "Cổ nhân" là thế hệ đi trước chúng ta. Chúng ta là thế hệ đi sau nên làm "con cháu" tức là kế thừa có chọn lọc sự nghiệp của cha ông. Chúng ta không nên là "tôi tớ" chỉ biết rập khuôn theo chủ dù đó là những điều sai.
* "Cổ nhân" là thế hệ đi trước , là lớp người đã trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống. Họ như những ngọn cây cao vút đứng trên non cao ngày ngày che chắn gió mưa bảo vệ những chồi non vừa hé nụ. "Con cháu" chính là những mầm non đang phát triển, là mùa xuân tươi đẹp của cuộc đời, là lớp người sẽ kế thừa sự nghiệp của cha ông một cách có chọn lọc. Và tôi tớ chỉ là những con người thấp kém sống cuộc đời cơ cực, hầu hạ chủ nhân và nhất nhất phải làm theo lời chủ.
GV yêu cầu hs cho biết một số cách diễn đạt hay trong bài văn nghị luận.
GV có thể vận dụng lại đoạn văn vừa tham khảo để hướng dẫn HS đi vào từng ý trong sgk.
2-Một số cách diễn đạt hay:
a-Dùng từ chính xác, độc đáo.
Vốn từ phong phú, sử dụng chính xác, linh hoạt, bài văn sẽ hấp dẫn, thuyết phục.
b-Viết câu linh hoạt.
Vận dụng linh hoạt các loại câu đã học.
c-Viết văn có hình ảnh.
Từ ngữ cần có hình ảnh và sức gợi cảm cao.
d-Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
Vận dụng tốt các cách triển khai lập luận.
đ-Giọng văn biểu cảm.
-Thái độ, tình cảm…của người viết cần được thể hiện trong bài viết.
-Sử dụng linh hoạt các từ xưng hô, từ tình thái, phát huy vai trò của ngữ âm, nhịp điệu…
LUYỆN TẬP
Chỉ ra và nhận xét những nét đặc sắc trong cách diễn đạt của các đoạn văn:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.Nhưng càng đi sâu càng lạnh.Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”
Đoạn 1:
1-Nội dung:
Sự phân hóa đa dạng và phần nào cũng là sự quẩn quanh, bế tắc của ý thức cá nhân trong thơ mới.
2-Cách diễn đạt:
-Từ ngữ: rất ấn tượng, phù hợp và khái quát được phong cách riêng của mỗi nhà thơ.
-Câu văn linh hoạt, giàu nhịp điệu.
-Cấu tứ độc đáo:tạo ra hình ảnh một độc giả đang theo chân các nhà thơ mới để bước vào thế giới riêng của mỗi người.
-Lập luận:Chặt chẽ, ý nọ liên kết với ý kia.
-Giọng văn: nhịp nhàng , giàu chất thơ.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chọn câu đúng nhất.
1-Một số cách diễn đạt hay là:
A-Dùng từ chính xác, độc đáo
B-viết văn có hình ảnh
C-Dùng từ chính xác, độc đáo, viết câu linh hoạt, viết văn có hình ảnh, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
D-viết câu linh hoạt lập luận chặt chẽ, sắc sảo
2-Thái độ, tình cảm…của người viết cần được thể hiện trong bài viết. Sử dụng linh hoạt các từ xưng hô, từ tình thái, phát huy vai trò của ngữ âm, nhịp điệu…, đó là:
A-Giọng văn chính luận
B-Giọng văn nghệ thuật.
C-Giọng văn khoa học.
D-Giọng văn biểu cảm.
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO.
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC, THÀNH ĐẠT.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Minh Nghĩa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)