Tuần 28. Diễn đạt trong văn nghị luận
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Hải |
Ngày 09/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Diễn đạt trong văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Thực hiện
NGUYỄN HOÀNG HẢI
Làm văn
DIỄN ĐẠT
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
Dàn bài
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
III – XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 1
Đề tài:
Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật ký trong tù: Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi.
(1): Dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp với đối tượng được nói tới :
nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh.
(2): Cách diễn đạt chính xác và thận trọng hơn:
dùng phép thế từ ngữ để tránh trùng lặp:
Hồ Chí Minh, Bác, Người , người chiến sĩ cách mạng, người nghệ sĩ.
trích từ ngữ (thơ Tố Hữu):
vần thơ thép, mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Viết một đoạn văn
- Theo đúng nội dung cơ bản
- Dùng một số từ ngữ để thay đỗi cách diễn đạt
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 2
Ấy là Huy Cận đó – nhưng một thi sĩ “thiên nhiên” như chàng thì ở nơi nào chẳng được; ở thời nay cũng như ở thời xưa;chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian;người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là mây kia, là nỗi hiu hắt trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương…
Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái “tôi”; mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?
a/ Các từ ngữ :
linh hồn HC, nỗi hắt hiu trong cõi trời, hơi gió nhớ thương, một tiếng địch buồn, sáo Thiên Thai, điệu ái tình, lời li tao, một bản ngậm ngùi dài, tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau, niềm than vãn của bờ sông, bãi cát,…
thuộc lĩnh vực tinh thần, nét nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ, rất phù hợp tâm trạng của Huy Cận trong tập Lửa thiêng.
b/ Các từ ngữ giàu tính gợi cảm:
đìu hiu, ngậm ngùi, than van, cảm thương, cùng lối xưng hô “chàng” , hàng loạt các thành phần đồng chức
sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu )với nhà thơ Huy Cận.
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 3
Trình bày những suy nghĩ của anh(chị) về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác con người qua đoạn trích VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Luu Quang Vu l m?t k?ch tc gia vi d?i. V? k?ch H?n Truong Ba, da hng th?t x?ng dng l m?t ki?t tc trong kho tng van h?c nu?c nh. Nh van d nu ln m?t v?n d? cĩ nghia su s?c: s? tranh ch?p gi?a linh h?n v th? xc trong qu trình con ngu?i d?t d?n s? hồn thi?n. Th?c ra, ngu?i ta ai m ch?ng ph?i s?ng b?ng c? linh h?n v th? xc. Linh h?n cĩ cao khi?t, d?p d? th? no cung ch?ng l gì c? khi khơng cĩ th? xc. Anh chng Truong Ba trong v? k?ch H?n Truong Ba, da hng th?t cung th? m thơi. Anh ta khơng th? s?ng ch? b?ng ph?n h?n. Nhung ph?n h?n ?y, vì nh?ng tr? tru,o le c?a s? ph?n, l?i b? nh?p vo xc c?a tn hng th?t. Ch?ng qua dĩ ch? l m?t ci xc "m u dui m" n?u khơng cĩ h?n Truong Ba. Nhung nĩ cung khơng d? cho h?n Truong Ba du?c yn m cịn lm anh ta pht b?nh vì nh?ng dịi h?i, ham mu?n qu qu?t c?a nĩ.
Những từ ngữ dùng sai, không phù hợp:
- vĩ đại, kiệt tác
(khuôn sáo, không phù hợp đối tượng)
- người ta ai mà chẳng phải, cũng chẳng là gì cả, cũng thế mà thôi, phát bệnh
(mang tính khẩu ngữ, không gọt giữa)
- anh chàng, anh ta
(không phù hợp khi nói về Trương Ba)
Thay thế từ ngữ và viết lại đoạn văn
Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch đầy tài năng. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm có tiếng vang lớn và để lại một dấu ấn riêng trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, không ai là không phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng là vô nghĩa nếu không có thể xác. Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng thế mà thôi. Ông không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của tên hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng không để cho hồn Trương Ba được yên mà còn làm ông khổ sở, đau đớn vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với nội dung cần nghị luận; tránh dùng từ lạc phong cách hay từ sáo rỗng, cầu kì.
Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
Lưu ý:
- Cần đảm bảo tính đơn nghĩa của câu văn, cần dùng từ đặt câu sao cho người đọc hiểu đúng ý mình muốn nói. - Không nên hiểu lệch yêu cầu truyền cảm của lời văn nghị luận thành thói khoa trương, trống rỗng.
- Tránh lạm dụng dùng hình ảnh hay những từ cảm thán một cách tràn lan làm bài văn chệch khỏi phong cách ngôn ngữ của nó.
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KiỂU CÂU
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 1
Phân tích nhân vật Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Đoạn văn 1:
Sử dụng toàn câu tường thuật, các câu là những câu đơn nhiều thành phần, có chung một chủ ngữ là “Trọng Thủy”.
Đoạn văn 2:
Sử dụng thêm câu hỏi, câu cảm thán. linh hoạt nhiều loại câu: câu đơn một và nhiều thành phần, câu ghép, câu đẳng thức, câu có thành phần phụ chú…
Hiệu quả diễn đạt: nếu đoạn 1 khá đơn điệu thì đoạn 2 liền mạch, nhuần nhuyễn và gây ấn tượng hơn.
Câu đơn đặc biệt:
Cái chết sám hối. Cái chết trong ân hận muộn mằn.Cái chết với khao khát được chuộc lại lỗi lầm
Ở đây câu đơn đặc biệt ngắn gọn, cô đọng nhưng đập mạnh vào ấn tượng của người đọc.
Điệp ngữ:
cái chết (6 lần)
Mạch văn có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa cái chết của Trọng Thủy, làm nổi rõ thái độ vừa phán xét nghiêm khắc vừa cảm thông của người viết.
Liệt kê:
người vợ hiền dịu,gây thơ, hết lòng vì chồng
vừa thể hiện rõ tính cách đáng quý của nhân vật Mị Châu, vừa thể hiện tình cảm của người viết.
Giải ngữ (phép chêm xen):
Mất Mị Châu – người vợ hiền dịu, ngây thơ, hết lòng vì chồng, chàng nhận ra
bổ sung ý nghĩa cho “Mị Châu” đồng thời cũng thể hiện sự nuối tiếc của Trọng Thủy và niềm trân trọng đối với nhân vật Mị Châu của người viết.
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KiỂU CÂU
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 2
a/- Chủ yếu sử dụng kiểu câu miêu tả với những từ ngữ, hình ảnh giàu hình tượng: bóng mơ, mùa thối đất, xơ xác nước trắng đồng, gió lùa sóng đồng cờn lên, quằn lại, lật thuyền mảng, bó gối ngồi nhìn , se lòng, phấp phới, hoa cải vàng tháng chạp, mưa dây mưa dợ, trăng rằm sáng như ban ngày , hoa hoè hoa sói ,..
-Tác dụng: gợi những tưởng tượng cụ thể, sinh động về làng quê của nhà thơ Nguyễn Bính, giúp ta hiểu hơn cái “chân quê”trong thơ ông.
b/ Giá trị của câu văn “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng” :
Câu ngắn gọn hơn câu trước và sau nó dồn nén thông tin khẳng định chắc gọn, dứt khoát.
Câu không chủ ngữ khái quát cho tất cả mọi người đọc và nghĩ về cảnh làng quê của Nguyễn Bính.
Sử dụng phép tu từ cú pháp khiến câu văn, bài văn
nghị luận có nhịp điệu ; thái độ, cảm xúc của người viết
được nhấn mạnh rõ hơn; ý tứ được khắc họa rõ nét và
sắc sảo hơn.
Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận
Điệp ngữ:
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập. (Hồ Chí Minh)
Nhờ điệp ngữ, câu văn tăng thêm tính cân đối hài hòa, nhịp nhàng, có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, tình cảm nào đó, làm nổi bật những từ quan trọng, khiến cho lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía, có sức thuyết phục mạnh.
Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận
Liệt kê:
Lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người của đất nước, những người nông dân chịu thương chịu khó, làm nhiều mà nói ít, hiền lành mà anh dũng, giản dị mà trung hậu; bền gan, bền chí, rất dễ vui, ngay trong kháng chiến gian khổ. (Nguyễn Đình Thi)
Liệt kê có tác dụng nêu lên sự đa dạng, phong phú phức tạp của sự vật hiện tượng, liệt kê cũng có giá trị biểu cảm to lớn, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận
Sóng đôi:
Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, nội trị, ngoại giao “mở nền thái bình muôn thưở, rửa nỗi thẹn ngàn thu” (Bình Ngô đại cáo). Võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều… thắng hung tàn bằng đại nghĩa” (Bình Ngô đại cáo). Văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao…(Phạm Văn Đồng).
Sóng đôi làm câu văn nhịp nhàng cân đối, đọc lên có ngữ điệu trang trọng, thiết tha, náo nức đồng thời làm nổi bật lên ý tưởng chính của phát ngôn, thuyết phục người nghe người đọc tiếp nhận quan điểm của mình.
Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận
Câu hỏi tu từ:
Ai đã phá hoại hiệp nghị Giơnevơ, là hiệp nghị bảo đảm chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãng thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kì và giết hại người Hoa Kì? Hay là chính phủ Mĩ đã đem quân đội Hoa Kì đến xâm lược nước Việt Nam và giết hại người Việt Nam? (Hồ Chí Minh).
Câu hỏi tu từ là phương tiện để hấp dẫn sự chú ý, nâng cao giọng điệu cảm xúc của phát ngôn.
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KiỂU CÂU
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 3
a. Cả hai đoạn văn đều mắc lỗi sử dụng một mô hình câu cho cả đoạn:
Đoạn 1: Trạng ngữ (đều bắt đầu bằng từ qua + cụm danh từ) + chủ ngữ (đều chỉ Nguyễn Minh Châu) + vị ngữ
Đoạn 2: Chủ ngữ (đều là văn học dân gian) + vị ngữ
Cách kết hợp câu này gây nên cảm giác nặng nề, đơn điệu, nhàm chán.
Đoạn văn 1
Viết lại
Bến quê của Nguyễn Minh Châu hay và sâu sắc biết bao với nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật khắc họa nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng gợi nên những liên tưởng sâu xa trong lòng người đọc. Qua nhân vật Nhĩ, nhà văn đã nói lên những suy tư, trăn trở của con người trong thời khắc mong manh của sự sống và cái chết. Phải chăng với nhân vật ấy, tác giả muốn nhắn nhủ: hãy biết trân trọng những giá trị, những điều bình dị và gần gũi nhất trong cuộc đời?.
Đoạn văn 2
Viết lại
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất đồ sộ với những tác phẩm thuộc nhiều thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca… có giá trị nhận thức, giáo dục thẩm mĩ to lớn của nhiều dân tộc anh em trên khắp mọi miền đất nước. Trước hết, đó là cuốn “bách khoa thư” về cuộc sống, cung cấp cho nhân dân vốn hiểu biết phong phú toàn diện về thế giới tự nhiên, con người và xã hội. Hơn nữa, nó đã góp phần bảo tồn và nuôi dưỡng con người: các tác phẩm văn học dân gian thường hướng tới chân, thiện,mĩ; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người phân biệt điều hay, điều dở, cái thiện, cái ác. Ngoài ra, những “hòn ngọc quý” ấy còn bảo tồn, gìn giữ tiếng nói chung, nền văn hóa dân tộc, là cơ sở, nguồn gốc của văn học viết trong suốt quá trình phát triển của nền văn học Việt Nam.
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KiỂU CÂU
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Kết hợp đa dạng để tạo giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.
Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.
III – XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 1
Tìm hiểu về giọng điệu của hai đoạn trích.
Điểm giống nhau: giọng điệu khẳng định một cách hùng hồn, dứt khoát, trang nghiêm.
- Đoạn (1) tố các tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
- Đoạn (2) thể hiện nhận xét về giá trị tư tưởng của thơ Hàn Mặc Tử.
Điểm khác nhau:
- Đoạn (1) thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
- Đoạn (2) thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến, đồng cám đối với Hàn Mặc Tử.
b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là:
- Đối tượng nghị luận, quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau.
- Cách dùng từ ngữ (đặc biệt là từ xưng hô, các từ ngữ nêu nội dung bình giá, nhận xét), cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ… cũng khác nhau.
- Cách sử dụng từ ngữ :
+ Đoạn văn 1:
* Từ xưng hô ta - chúng thể hiện rõ sự khinh bỉ;
* Các từ mang sắc thái biểu cảm cao: lợi dụng, cướp, áp bức, trái hẳn, tuyệt đối không cho, dã man, ngăn cản, thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, ràng buộc…
thể hiện tội ác “trời không dung, đất không tha”của thực dân Pháp và thái độ căm thù của Bác.
+ Đoạn văn 2:
* Từ xưng hô anh,
* Các từ ngữ miêu tả, biểu cảm: sức sống phi thường, lòng ham sống vô biên, ước mơ rất chi là “con người”…
thể hiện rõ lòng yêu mến, trân trọng của tác giả.
c. Những cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của hai đoạn văn
Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu,các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp:
+ Đoạn văn 1:
* Kiểu câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự nhau,
* Sử dụng biện pháp liệt kê, điệp từ tạo nên sự hùng hồn, mạnh mẽ của lời tố cáo.
+ Đoạn văn 2:
* Lối diễn đạt theo phản đề tạo nên không khí đối thoại và thể hiện thái độ dứt khoát của tác giả.
* Câu văn dài, biện pháp điệp từ gợi nên niềm thiết tha, thương mến đối với Hàn Mặc Tử.
c. Những cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của hai đoạn văn
III – XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 2
Tìm hiểu về giọng điệu của hai đoạn trích.
Đoạn (1) có giọng điệu hô hào, thúc giục. Cơ sở để tạo nên giọng điệu này là:
+ Về từ ngữ:
* Cách xưng hô: chúng ta – thực dân Pháp thể hiện rõ thể đương đầu của toàn dân với giặc xâm lược, cũng tỏ rõ sự đoàn kết của nhân dân.
* Sử dụng nhiều từ ngữ mang tính khẳng định, kêu gọi mạnh mẽ: không, càng…càng, thà…chứ, không chịu, phải; từ hô gọi: hỡi
+ Về kiểu câu:
Câu ngắn gọn câu tăng tiến càng…càng, câu nhượng bộ thà…chứ, kết hợp câu cảm thán và câu cầu khiến, phép điệp từ (chúng ta, nhất định) , phép song hành (chúng ta muốn hòa bình, chúng ta muốn nhân nhượng).
- Đoạn văn 2 có giọng điệu đằm thắm, thiết tha. Cơ sở để tạo nên giọng điệu này là:
+ Về từ ngữ:
Cách xưng hô: người thể hiện sự trân trọng, gọi tên Xuân Diệu thể hiện sự yêu mến
Sử dụng nhiều từ ngữ đặc biệt là từ láy có sức biểu cảm cao: dào dạt, lặng lẽ, vội vàng, cuống quýt, nồng nàn, tha thiết, náo nức, xôn xao…, phép điệp từ: say đắm, nao nức, xôn xao
+ Về kiểu câu:
Sử dụng nhiều câu dài, nhiều thành phần đồng chức (câu có nhiều vị ngữ, nhiều thành phần phụ có chức năng tương đương) với biện pháp song hành: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trởi, sống vội vàng, sống cuống quýt; cảm thấy cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người…
III – XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Giọng điệu cơ bản là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu trong các đoạn trích.
a. Cách sử dụng từ ngữ
- Cách xưng hô: nước ta, dân ta trang trọng, thân mật hàm chứa niềm tự hào phù hợp với nội dung tuyên ngôn (độc lập của dân tộc)
- Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị : thuộc địa, chính quyền, thoái vị, chế độc quân chủ, chế độ dân chủ cộng hòa… phù hợp với đối tượng nghị luận (một vấn đề chính trị)
- Sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm cao: đã thành, chứ (nhấn mạnh sự khẳng định), nổi dậy, đánh đổ các xiềng xích, gây dựng (thể hiện sức mạnh quật cường của nhân dân)…
Đoạn (1)
b. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu
- Kiểu câu ngắn gọn, đầy đủ thành phần dễ hiểu, mạch lạc
- Sử dụng kiểu câu đã…chứ (2 lần), khi…thì, đã…để, lại…mà tạo nên sự mạch lạc, chặt chẽ, dứt khoát trong lập luận.
- Sử dụng biện pháp điệp ngữ: sự thật là, dân ta, đánh đổ tạo giọng điệu hùng hồn, nhấn mạnh chân lý, sự thật lịch sử không thể nào chối cãi được. Sử dụng phép song hành (2 câu cuối) tạo nhịp điệu cho lời văn đồng thời nhấn mạnh thành quả đạt được.
Đoạn (1)
Tóm lại, cách diễn đạt của Bác rất phù hợp với nội dung nghị luận, có sức biểu cảm cao và đã trở thành mẫu mực của lối văn chính luận.
c. Giọng điệu
Cách dùng từ ngữ, kết hợp các kiểu câu trên tạo giọng điệu trang trọng, hùng hồn, thống thiết, sảng khoái, dứt khoát rất phù hợp với nội dung của đoạn văn.
Đoạn (1)
a. Cách sử dụng từ ngữ
- Từ xưng hô: con người thơ Tú Xương, con nhà nho khái, con người khái, con người tú tài…(phép lặp, phép thế) vừa thể hiện tính ôn hòa, chừng mực của lời văn nghị luận vừa nêu chính xác được cái “thần” của Tú Xương.
- Sử dụng nhiều từ ngữ có tác dụng đặc tả, cách trích dẫn thơ Tú Xương và lời nhận định khác làm cho diễn đạt thêm sinh động, có hình ảnh và có sức biểu cảm cao.
- Sử dụng có chừng mực các từ Hán Việt, từ cổ kết hợp với những từ khẩu ngữ vừa tạo nên không khí thời trước vừa gợi được sự ngông ngạo, suồng sã của Tú Xương.
Đoạn (2)
b. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu
- Sử dụng toàn câu miêu tả để dựng lên sinh động, chân thực bức truyền thần về Tú Xương
- Sử dụng phép song hành (câu 1,2,3) tạo nên nhịp điệu cho lời văn đồng thời nhấn mạnh được ý.
Đoạn (2)
c. Giọng điệu
Cách sử dụng từ ngữ và kiểu câu trên góp phần tạo nên giọng điệu vừa đồng cảm, thương mến vừa đượm chút châm chọc, giỡn yêu. Đó cũng chính là sự gặp nhau giữa cái ngông ngạo, tài tình của cả Tú Xương và Nguyễn Tuân.
Tóm lại, lối diến đạt của tác giả vừa chính xác và có sức biểu cảm cao, vừa đậm nét phong cách phóng túng, tài hoa.
Đoạn (2)
a. Cách sử dụng từ ngữ
Cách gọi tắt tên nhân vật: Kiều, Từ Hải thể hiện tình cảm yêu mến, gần gũi của người viết.
Sử dụng đa dạng phép lặp từ (tên nhân vật) kết hợp với phép đối với nhiều từ ngữ chính xác, có sức biểu cảm cao : yếu đuối/ hùng mạnh, tủi nhục/ vinh quang, lê lết/ vũng vẫy… có tác dụng tô đậm sự hiên ngang, bất khuất của người anh hùng Từ Hải và cả cuộc đời đau khổ của Kiều.
Đoạn (3)
b. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu
Sử dụng đa dạng kiểu câu ghép chính phụ: nếu…thì (đầy đủ hoặc ẩn quan hệ từ) cùng với phép sóng đôi (2 vế của một câu và các câu với nhau) vừa tạo nhịp điệu dâng tràn, uyển chuyển vừa tô đậm sự ngợi ca người anh hùng Từ Hải.
Đoạn (3)
c. Giọng điệu
Cách sử dụng từ ngữ và kiểu câu trên góp phần tạo nên giọng điệu ngợi ca đối với Từ Hải – người anh hùng hiện thân của khát vọng tự do, đồng thời cũng biểu lộ sự cảm thương với kiếp bể dâu, bèo bọt của nàng Kiều trong xã hội xưa.
Đoạn (3)
Tóm lại, lối diễn đạt của Vũ Hạnh trong đoạn trích trên vừa chính xác lại vừa gây được ấn tượng đối với người đọc.
NGUYỄN HOÀNG HẢI
Làm văn
DIỄN ĐẠT
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
Dàn bài
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
III – XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 1
Đề tài:
Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật ký trong tù: Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi.
(1): Dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp với đối tượng được nói tới :
nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh.
(2): Cách diễn đạt chính xác và thận trọng hơn:
dùng phép thế từ ngữ để tránh trùng lặp:
Hồ Chí Minh, Bác, Người , người chiến sĩ cách mạng, người nghệ sĩ.
trích từ ngữ (thơ Tố Hữu):
vần thơ thép, mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Viết một đoạn văn
- Theo đúng nội dung cơ bản
- Dùng một số từ ngữ để thay đỗi cách diễn đạt
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 2
Ấy là Huy Cận đó – nhưng một thi sĩ “thiên nhiên” như chàng thì ở nơi nào chẳng được; ở thời nay cũng như ở thời xưa;chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian;người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là mây kia, là nỗi hiu hắt trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương…
Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái “tôi”; mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?
a/ Các từ ngữ :
linh hồn HC, nỗi hắt hiu trong cõi trời, hơi gió nhớ thương, một tiếng địch buồn, sáo Thiên Thai, điệu ái tình, lời li tao, một bản ngậm ngùi dài, tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau, niềm than vãn của bờ sông, bãi cát,…
thuộc lĩnh vực tinh thần, nét nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ, rất phù hợp tâm trạng của Huy Cận trong tập Lửa thiêng.
b/ Các từ ngữ giàu tính gợi cảm:
đìu hiu, ngậm ngùi, than van, cảm thương, cùng lối xưng hô “chàng” , hàng loạt các thành phần đồng chức
sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu )với nhà thơ Huy Cận.
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 3
Trình bày những suy nghĩ của anh(chị) về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác con người qua đoạn trích VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Luu Quang Vu l m?t k?ch tc gia vi d?i. V? k?ch H?n Truong Ba, da hng th?t x?ng dng l m?t ki?t tc trong kho tng van h?c nu?c nh. Nh van d nu ln m?t v?n d? cĩ nghia su s?c: s? tranh ch?p gi?a linh h?n v th? xc trong qu trình con ngu?i d?t d?n s? hồn thi?n. Th?c ra, ngu?i ta ai m ch?ng ph?i s?ng b?ng c? linh h?n v th? xc. Linh h?n cĩ cao khi?t, d?p d? th? no cung ch?ng l gì c? khi khơng cĩ th? xc. Anh chng Truong Ba trong v? k?ch H?n Truong Ba, da hng th?t cung th? m thơi. Anh ta khơng th? s?ng ch? b?ng ph?n h?n. Nhung ph?n h?n ?y, vì nh?ng tr? tru,o le c?a s? ph?n, l?i b? nh?p vo xc c?a tn hng th?t. Ch?ng qua dĩ ch? l m?t ci xc "m u dui m" n?u khơng cĩ h?n Truong Ba. Nhung nĩ cung khơng d? cho h?n Truong Ba du?c yn m cịn lm anh ta pht b?nh vì nh?ng dịi h?i, ham mu?n qu qu?t c?a nĩ.
Những từ ngữ dùng sai, không phù hợp:
- vĩ đại, kiệt tác
(khuôn sáo, không phù hợp đối tượng)
- người ta ai mà chẳng phải, cũng chẳng là gì cả, cũng thế mà thôi, phát bệnh
(mang tính khẩu ngữ, không gọt giữa)
- anh chàng, anh ta
(không phù hợp khi nói về Trương Ba)
Thay thế từ ngữ và viết lại đoạn văn
Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch đầy tài năng. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm có tiếng vang lớn và để lại một dấu ấn riêng trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, không ai là không phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng là vô nghĩa nếu không có thể xác. Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng thế mà thôi. Ông không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của tên hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng không để cho hồn Trương Ba được yên mà còn làm ông khổ sở, đau đớn vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.
I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với nội dung cần nghị luận; tránh dùng từ lạc phong cách hay từ sáo rỗng, cầu kì.
Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
Lưu ý:
- Cần đảm bảo tính đơn nghĩa của câu văn, cần dùng từ đặt câu sao cho người đọc hiểu đúng ý mình muốn nói. - Không nên hiểu lệch yêu cầu truyền cảm của lời văn nghị luận thành thói khoa trương, trống rỗng.
- Tránh lạm dụng dùng hình ảnh hay những từ cảm thán một cách tràn lan làm bài văn chệch khỏi phong cách ngôn ngữ của nó.
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KiỂU CÂU
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 1
Phân tích nhân vật Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Đoạn văn 1:
Sử dụng toàn câu tường thuật, các câu là những câu đơn nhiều thành phần, có chung một chủ ngữ là “Trọng Thủy”.
Đoạn văn 2:
Sử dụng thêm câu hỏi, câu cảm thán. linh hoạt nhiều loại câu: câu đơn một và nhiều thành phần, câu ghép, câu đẳng thức, câu có thành phần phụ chú…
Hiệu quả diễn đạt: nếu đoạn 1 khá đơn điệu thì đoạn 2 liền mạch, nhuần nhuyễn và gây ấn tượng hơn.
Câu đơn đặc biệt:
Cái chết sám hối. Cái chết trong ân hận muộn mằn.Cái chết với khao khát được chuộc lại lỗi lầm
Ở đây câu đơn đặc biệt ngắn gọn, cô đọng nhưng đập mạnh vào ấn tượng của người đọc.
Điệp ngữ:
cái chết (6 lần)
Mạch văn có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa cái chết của Trọng Thủy, làm nổi rõ thái độ vừa phán xét nghiêm khắc vừa cảm thông của người viết.
Liệt kê:
người vợ hiền dịu,gây thơ, hết lòng vì chồng
vừa thể hiện rõ tính cách đáng quý của nhân vật Mị Châu, vừa thể hiện tình cảm của người viết.
Giải ngữ (phép chêm xen):
Mất Mị Châu – người vợ hiền dịu, ngây thơ, hết lòng vì chồng, chàng nhận ra
bổ sung ý nghĩa cho “Mị Châu” đồng thời cũng thể hiện sự nuối tiếc của Trọng Thủy và niềm trân trọng đối với nhân vật Mị Châu của người viết.
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KiỂU CÂU
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 2
a/- Chủ yếu sử dụng kiểu câu miêu tả với những từ ngữ, hình ảnh giàu hình tượng: bóng mơ, mùa thối đất, xơ xác nước trắng đồng, gió lùa sóng đồng cờn lên, quằn lại, lật thuyền mảng, bó gối ngồi nhìn , se lòng, phấp phới, hoa cải vàng tháng chạp, mưa dây mưa dợ, trăng rằm sáng như ban ngày , hoa hoè hoa sói ,..
-Tác dụng: gợi những tưởng tượng cụ thể, sinh động về làng quê của nhà thơ Nguyễn Bính, giúp ta hiểu hơn cái “chân quê”trong thơ ông.
b/ Giá trị của câu văn “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng” :
Câu ngắn gọn hơn câu trước và sau nó dồn nén thông tin khẳng định chắc gọn, dứt khoát.
Câu không chủ ngữ khái quát cho tất cả mọi người đọc và nghĩ về cảnh làng quê của Nguyễn Bính.
Sử dụng phép tu từ cú pháp khiến câu văn, bài văn
nghị luận có nhịp điệu ; thái độ, cảm xúc của người viết
được nhấn mạnh rõ hơn; ý tứ được khắc họa rõ nét và
sắc sảo hơn.
Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận
Điệp ngữ:
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập. (Hồ Chí Minh)
Nhờ điệp ngữ, câu văn tăng thêm tính cân đối hài hòa, nhịp nhàng, có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, tình cảm nào đó, làm nổi bật những từ quan trọng, khiến cho lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía, có sức thuyết phục mạnh.
Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận
Liệt kê:
Lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người của đất nước, những người nông dân chịu thương chịu khó, làm nhiều mà nói ít, hiền lành mà anh dũng, giản dị mà trung hậu; bền gan, bền chí, rất dễ vui, ngay trong kháng chiến gian khổ. (Nguyễn Đình Thi)
Liệt kê có tác dụng nêu lên sự đa dạng, phong phú phức tạp của sự vật hiện tượng, liệt kê cũng có giá trị biểu cảm to lớn, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận
Sóng đôi:
Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, nội trị, ngoại giao “mở nền thái bình muôn thưở, rửa nỗi thẹn ngàn thu” (Bình Ngô đại cáo). Võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều… thắng hung tàn bằng đại nghĩa” (Bình Ngô đại cáo). Văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao…(Phạm Văn Đồng).
Sóng đôi làm câu văn nhịp nhàng cân đối, đọc lên có ngữ điệu trang trọng, thiết tha, náo nức đồng thời làm nổi bật lên ý tưởng chính của phát ngôn, thuyết phục người nghe người đọc tiếp nhận quan điểm của mình.
Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận
Câu hỏi tu từ:
Ai đã phá hoại hiệp nghị Giơnevơ, là hiệp nghị bảo đảm chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãng thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kì và giết hại người Hoa Kì? Hay là chính phủ Mĩ đã đem quân đội Hoa Kì đến xâm lược nước Việt Nam và giết hại người Việt Nam? (Hồ Chí Minh).
Câu hỏi tu từ là phương tiện để hấp dẫn sự chú ý, nâng cao giọng điệu cảm xúc của phát ngôn.
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KiỂU CÂU
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 3
a. Cả hai đoạn văn đều mắc lỗi sử dụng một mô hình câu cho cả đoạn:
Đoạn 1: Trạng ngữ (đều bắt đầu bằng từ qua + cụm danh từ) + chủ ngữ (đều chỉ Nguyễn Minh Châu) + vị ngữ
Đoạn 2: Chủ ngữ (đều là văn học dân gian) + vị ngữ
Cách kết hợp câu này gây nên cảm giác nặng nề, đơn điệu, nhàm chán.
Đoạn văn 1
Viết lại
Bến quê của Nguyễn Minh Châu hay và sâu sắc biết bao với nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật khắc họa nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng gợi nên những liên tưởng sâu xa trong lòng người đọc. Qua nhân vật Nhĩ, nhà văn đã nói lên những suy tư, trăn trở của con người trong thời khắc mong manh của sự sống và cái chết. Phải chăng với nhân vật ấy, tác giả muốn nhắn nhủ: hãy biết trân trọng những giá trị, những điều bình dị và gần gũi nhất trong cuộc đời?.
Đoạn văn 2
Viết lại
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất đồ sộ với những tác phẩm thuộc nhiều thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca… có giá trị nhận thức, giáo dục thẩm mĩ to lớn của nhiều dân tộc anh em trên khắp mọi miền đất nước. Trước hết, đó là cuốn “bách khoa thư” về cuộc sống, cung cấp cho nhân dân vốn hiểu biết phong phú toàn diện về thế giới tự nhiên, con người và xã hội. Hơn nữa, nó đã góp phần bảo tồn và nuôi dưỡng con người: các tác phẩm văn học dân gian thường hướng tới chân, thiện,mĩ; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người phân biệt điều hay, điều dở, cái thiện, cái ác. Ngoài ra, những “hòn ngọc quý” ấy còn bảo tồn, gìn giữ tiếng nói chung, nền văn hóa dân tộc, là cơ sở, nguồn gốc của văn học viết trong suốt quá trình phát triển của nền văn học Việt Nam.
II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KiỂU CÂU
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Kết hợp đa dạng để tạo giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.
Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.
III – XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 1
Tìm hiểu về giọng điệu của hai đoạn trích.
Điểm giống nhau: giọng điệu khẳng định một cách hùng hồn, dứt khoát, trang nghiêm.
- Đoạn (1) tố các tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
- Đoạn (2) thể hiện nhận xét về giá trị tư tưởng của thơ Hàn Mặc Tử.
Điểm khác nhau:
- Đoạn (1) thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
- Đoạn (2) thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến, đồng cám đối với Hàn Mặc Tử.
b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là:
- Đối tượng nghị luận, quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau.
- Cách dùng từ ngữ (đặc biệt là từ xưng hô, các từ ngữ nêu nội dung bình giá, nhận xét), cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ… cũng khác nhau.
- Cách sử dụng từ ngữ :
+ Đoạn văn 1:
* Từ xưng hô ta - chúng thể hiện rõ sự khinh bỉ;
* Các từ mang sắc thái biểu cảm cao: lợi dụng, cướp, áp bức, trái hẳn, tuyệt đối không cho, dã man, ngăn cản, thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, ràng buộc…
thể hiện tội ác “trời không dung, đất không tha”của thực dân Pháp và thái độ căm thù của Bác.
+ Đoạn văn 2:
* Từ xưng hô anh,
* Các từ ngữ miêu tả, biểu cảm: sức sống phi thường, lòng ham sống vô biên, ước mơ rất chi là “con người”…
thể hiện rõ lòng yêu mến, trân trọng của tác giả.
c. Những cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của hai đoạn văn
Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu,các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp:
+ Đoạn văn 1:
* Kiểu câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự nhau,
* Sử dụng biện pháp liệt kê, điệp từ tạo nên sự hùng hồn, mạnh mẽ của lời tố cáo.
+ Đoạn văn 2:
* Lối diễn đạt theo phản đề tạo nên không khí đối thoại và thể hiện thái độ dứt khoát của tác giả.
* Câu văn dài, biện pháp điệp từ gợi nên niềm thiết tha, thương mến đối với Hàn Mặc Tử.
c. Những cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của hai đoạn văn
III – XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 2
Tìm hiểu về giọng điệu của hai đoạn trích.
Đoạn (1) có giọng điệu hô hào, thúc giục. Cơ sở để tạo nên giọng điệu này là:
+ Về từ ngữ:
* Cách xưng hô: chúng ta – thực dân Pháp thể hiện rõ thể đương đầu của toàn dân với giặc xâm lược, cũng tỏ rõ sự đoàn kết của nhân dân.
* Sử dụng nhiều từ ngữ mang tính khẳng định, kêu gọi mạnh mẽ: không, càng…càng, thà…chứ, không chịu, phải; từ hô gọi: hỡi
+ Về kiểu câu:
Câu ngắn gọn câu tăng tiến càng…càng, câu nhượng bộ thà…chứ, kết hợp câu cảm thán và câu cầu khiến, phép điệp từ (chúng ta, nhất định) , phép song hành (chúng ta muốn hòa bình, chúng ta muốn nhân nhượng).
- Đoạn văn 2 có giọng điệu đằm thắm, thiết tha. Cơ sở để tạo nên giọng điệu này là:
+ Về từ ngữ:
Cách xưng hô: người thể hiện sự trân trọng, gọi tên Xuân Diệu thể hiện sự yêu mến
Sử dụng nhiều từ ngữ đặc biệt là từ láy có sức biểu cảm cao: dào dạt, lặng lẽ, vội vàng, cuống quýt, nồng nàn, tha thiết, náo nức, xôn xao…, phép điệp từ: say đắm, nao nức, xôn xao
+ Về kiểu câu:
Sử dụng nhiều câu dài, nhiều thành phần đồng chức (câu có nhiều vị ngữ, nhiều thành phần phụ có chức năng tương đương) với biện pháp song hành: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trởi, sống vội vàng, sống cuống quýt; cảm thấy cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người…
III – XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Giọng điệu cơ bản là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu trong các đoạn trích.
a. Cách sử dụng từ ngữ
- Cách xưng hô: nước ta, dân ta trang trọng, thân mật hàm chứa niềm tự hào phù hợp với nội dung tuyên ngôn (độc lập của dân tộc)
- Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị : thuộc địa, chính quyền, thoái vị, chế độc quân chủ, chế độ dân chủ cộng hòa… phù hợp với đối tượng nghị luận (một vấn đề chính trị)
- Sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm cao: đã thành, chứ (nhấn mạnh sự khẳng định), nổi dậy, đánh đổ các xiềng xích, gây dựng (thể hiện sức mạnh quật cường của nhân dân)…
Đoạn (1)
b. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu
- Kiểu câu ngắn gọn, đầy đủ thành phần dễ hiểu, mạch lạc
- Sử dụng kiểu câu đã…chứ (2 lần), khi…thì, đã…để, lại…mà tạo nên sự mạch lạc, chặt chẽ, dứt khoát trong lập luận.
- Sử dụng biện pháp điệp ngữ: sự thật là, dân ta, đánh đổ tạo giọng điệu hùng hồn, nhấn mạnh chân lý, sự thật lịch sử không thể nào chối cãi được. Sử dụng phép song hành (2 câu cuối) tạo nhịp điệu cho lời văn đồng thời nhấn mạnh thành quả đạt được.
Đoạn (1)
Tóm lại, cách diễn đạt của Bác rất phù hợp với nội dung nghị luận, có sức biểu cảm cao và đã trở thành mẫu mực của lối văn chính luận.
c. Giọng điệu
Cách dùng từ ngữ, kết hợp các kiểu câu trên tạo giọng điệu trang trọng, hùng hồn, thống thiết, sảng khoái, dứt khoát rất phù hợp với nội dung của đoạn văn.
Đoạn (1)
a. Cách sử dụng từ ngữ
- Từ xưng hô: con người thơ Tú Xương, con nhà nho khái, con người khái, con người tú tài…(phép lặp, phép thế) vừa thể hiện tính ôn hòa, chừng mực của lời văn nghị luận vừa nêu chính xác được cái “thần” của Tú Xương.
- Sử dụng nhiều từ ngữ có tác dụng đặc tả, cách trích dẫn thơ Tú Xương và lời nhận định khác làm cho diễn đạt thêm sinh động, có hình ảnh và có sức biểu cảm cao.
- Sử dụng có chừng mực các từ Hán Việt, từ cổ kết hợp với những từ khẩu ngữ vừa tạo nên không khí thời trước vừa gợi được sự ngông ngạo, suồng sã của Tú Xương.
Đoạn (2)
b. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu
- Sử dụng toàn câu miêu tả để dựng lên sinh động, chân thực bức truyền thần về Tú Xương
- Sử dụng phép song hành (câu 1,2,3) tạo nên nhịp điệu cho lời văn đồng thời nhấn mạnh được ý.
Đoạn (2)
c. Giọng điệu
Cách sử dụng từ ngữ và kiểu câu trên góp phần tạo nên giọng điệu vừa đồng cảm, thương mến vừa đượm chút châm chọc, giỡn yêu. Đó cũng chính là sự gặp nhau giữa cái ngông ngạo, tài tình của cả Tú Xương và Nguyễn Tuân.
Tóm lại, lối diến đạt của tác giả vừa chính xác và có sức biểu cảm cao, vừa đậm nét phong cách phóng túng, tài hoa.
Đoạn (2)
a. Cách sử dụng từ ngữ
Cách gọi tắt tên nhân vật: Kiều, Từ Hải thể hiện tình cảm yêu mến, gần gũi của người viết.
Sử dụng đa dạng phép lặp từ (tên nhân vật) kết hợp với phép đối với nhiều từ ngữ chính xác, có sức biểu cảm cao : yếu đuối/ hùng mạnh, tủi nhục/ vinh quang, lê lết/ vũng vẫy… có tác dụng tô đậm sự hiên ngang, bất khuất của người anh hùng Từ Hải và cả cuộc đời đau khổ của Kiều.
Đoạn (3)
b. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu
Sử dụng đa dạng kiểu câu ghép chính phụ: nếu…thì (đầy đủ hoặc ẩn quan hệ từ) cùng với phép sóng đôi (2 vế của một câu và các câu với nhau) vừa tạo nhịp điệu dâng tràn, uyển chuyển vừa tô đậm sự ngợi ca người anh hùng Từ Hải.
Đoạn (3)
c. Giọng điệu
Cách sử dụng từ ngữ và kiểu câu trên góp phần tạo nên giọng điệu ngợi ca đối với Từ Hải – người anh hùng hiện thân của khát vọng tự do, đồng thời cũng biểu lộ sự cảm thương với kiếp bể dâu, bèo bọt của nàng Kiều trong xã hội xưa.
Đoạn (3)
Tóm lại, lối diễn đạt của Vũ Hạnh trong đoạn trích trên vừa chính xác lại vừa gây được ấn tượng đối với người đọc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)