Tuần 27. Tranh làng Hồ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Giàu | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Tranh làng Hồ thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Kể lại một số hoạt động diễn ra trong
hội thổi cơm thi ở Đồng Văn.
Hoạt động nào kể trên gây ấn tượng với em nhất? Vì sao?
Thử tài đoán tên
Chăn
trâu
thổi
sáo
Đấu vật
Hứng
dừa
Đám cưới chuột
Vinh
hoa
Đàn gà
Đàn lợn âm dương
Tranh dân gian Đông Hồ
Thứ hai, ngày 12 tháng năm 2012
Tập đọc
Tranh làng Hồ
Bài đọc chia thành mấy đoạn?
Bài đọc chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “…hóm hỉnh và vui tươi.”
+ Đoạn 2: từ “Phải yêu mến…” đến “…gà mái mẹ.”
+ Đoạn 3: phần còn lại.
Luyện đọc theo nhóm 6
Luyện đọc
giải
thuần phác
hóm hỉnh
lợn ráy
khoáy âm dương
đen lĩnh
nhấp nhánh
thâm thuý
Tìm hiểu bài
làng Hồ
tranh tố nữ
nghệ sĩ tạo hình
thuần phác
tranh lợn ráy
khoáy âm dương
lĩnh
màu trắng điệp
thâm thuý
Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời.
Bộ tranh tố nữ
Lợn ăn ráy
Chú ý: chất liệu giấy, kĩ thuật tạo màu, kĩ thuật in tranh
Chất liệu giấy làm tranh làng Hồ là gì? Có điểm gì độc đáo?
Chất liệu giấy làm tranh làng Hồ là giấy dó được phủ bột điệp nên rất cứng, xốp, bền và giữ màu đẹp cho tranh.
Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Màu được tạo từ những chất liệu “gợi nhắc tha thiết đến đồng quê đất nước”, lấy từ thiên nhiên, rất sáng tạo:
+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu.
+ Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn” .
Những nguyên liệu chính tạo nên màu sắc của tranh Đông Hồ: vàng (hoa hòe), trắng (vỏ điệp), đỏ (sỏi son, gỗ vang) - từ trái qua phải.
Em còn biết gì về kĩ thuật
in tranh làng Hồ?
Có nhiều bản khắc gỗ khác nhau, mỗi bản dùng để in một màu, in xong sau cùng mới in viền đen.
Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
Tranh lợn ráy “rất có duyên”, tranh đàn gà con “tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ”, “đã đạt tới sự trang trí tinh tế”, màu trắng điệp “là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ”, nét “thâm thuý”.
Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
Vì họ đã sáng tạo ra những bức tranh rất đẹp, sinh động, độc đáo. Họ đã đem vào tranh những cảnh vật “càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi”. Ngoài ra họ còn “góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ”.
Theo em, bài “Tranh làng Hồ” có ý nghĩa gì?
Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
Đọc diễn cảm
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những các chiếu bày tranh làng Hồ / giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh,hóm hỉnh và vui tươi.
Lựa chọn và giới thiệu về một tranh làng Hồ dựa vào những gì em đã biết.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài Đất nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Giàu
Dung lượng: 2,78MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)