Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)
Chia sẻ bởi Đặng Hữu Nghĩa |
Ngày 19/03/2024 |
18
Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
NG? VAN 10
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIÔØ
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(TRÍCH “CHINH PHỤ NGÂM”)
Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm(?)
I.Giới thiệu:
1.Tác giả và dịch giả:
a.Tác giả:
- Đặng Trần Côn (?), người làng Nhân Mục, huyệnThanh Trì, Hà Nội.
- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Bản thân là người hiếu học và tài hoa nhưng tính tình phóng túng không muốn ràng buộc vào chuyện thi cử.
- Tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm.
b. Dịch giả:
* Đoàn Thị Điểm (1705-1748).
- Quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (Nay là tỉnh Hưng Yên).
- Bà xuất thân trong một gia đình nhà Nho.
- Bà là người tài sắc, thông minh.
- Tác phẩm tiêu biểu: bản dịch Chinh phụ ngâm; Truyền kì tân phả.
* Phan Huy Ích (1750 - 1822)
Quê làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, Nghệ An (Nay là Hà Tĩnh).
Đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi.
- Tác phẩm tiêu biểu: “ Dụ Am văn tập”, “Dụ Am ngâm lục”
2. Tác phẩm:
Chinh phụ ngâm được viết vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII.
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Thể loại:
- Nguyên tác viết bằng chữ Hán theo thể ngâm khúc, thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau).
- Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc, thể song thất lục bát.
c. Giá trị nội dung, nghệ thuật:
- Giá trị nội dung: tác phẩm thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu hạnh phúc đôi lứa của người phụ nữ, lên tiếng oán ghét chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến suy tàn.
- Giá trị nghệ thuật: Bút pháp trữ tình và miêu tả nội tâm sâu sắc.
3. Vị trí đoạn trích và bố cục:
- Vị trí : Đoạn trích từ câu 193 – 216.
- Bố cục: hai phần:
+ Đoạn 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
+ Đoạn 2 (8 câu cuối): Niềm nhớ thương người chồng ở phương xa.
4. Đại ý:
Đoạn trích nói lên tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ (16 câu đầu)
THẢO LUẬN NHÓM
. Tìm những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật thể hiện tâm trạng của người chinh phụ? Cho biết tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đó?
Nhóm 1: Tám câu thơ đầu.
Nhóm 2: Bốn câu thơ tiếp theo.
Nhóm 3: Bốn câu thơ cuối đoạn 1.
Nhóm 4: Nhận xét.
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buôn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ (16 câu đầu)
- Hoàn cảnh của người chinh phụ: chồng ra trận, nàng ở nhà một mình.
Động tác, cử chỉ: đi đi lại lại ngoài hiên vắng, rủ rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên.
a. Tám câu thơ đầu :
Những động tác này biểu lộ tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,”
(Cảnh lẻ loi ngoài hiên)
“Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
(Cảnh lẻ loi trong phòng)
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin,”
(Cảnh lẻ loi ban ngày)
“Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
(Cảnh lẻ loi ban đêm)
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ còn được thể hiện qua cấu trúc của thể thơ song thất lục bát:
+ Nghệ thuật đối lập.
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có rèm biết chăng?
Đèn đã biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buôn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ còn được thể hiện qua cấu trúc của thể thơ song thất lục bát:
+ Nghệ thuật đối lập.
+ Cách hiệp vần: Vần lưng, vần chân.
Tâm trạng đau buồn của người chinh phụ với những giọng điệu oán trách, sầu muộn.
- Tác giả tả ngoại cảnh: “ngọn đèn”
Hình ảnh “ngọn đèn” được lặp lại (3 lần và điệp ngữ bắt cầu), câu hỏi tu từ đã diễn tả tâm trạng buồn trải dài trong không gian, thời gian.
Với hai câu thơ:
“Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn đã biết dường bằng chẳng biết.”
Tâm trạng nhân vật trữ tình chuyển giọng từ lời kể bên ngoài thành lời tự độc thoại nội tâm da diết.
Hình ảnh: “Ngọn đèn”, “Hoa đèn” cho thấy niềm khao khát được đồng cảm chia sẻ và sự cô độc của người chinh phụ.
“Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
- Tác giả tả ngoại cảnh:
+ Tiếng gà “eo óc” gáy .
+ Bóng cây hòe ngoài sân .
Người chinh phụ cô đơn đã thao thức suốt cả đêm trong một không gian hoang vắng.
b.Bốn câu thơ tiếp theo :
Hình ảnh so sánh:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”
- Hai từ láy: “đằng đẵng”,“dằng dặc” có sức gợi tả và gợi
cảm.
Nỗi đau của người chinh phụ kéo dài vô tận trong một
không gian vô cùng.
Mối sầu cứ bám riết, đeo đẳng trong tâm hồn nàng không biết bao giờ dứt.
“ Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lai châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”.
- Tác giả tả nội tâm qua ngoại hình: vẻ mặt buồn rầu, không nói nên lời.
- Tác giả tả các hành động “đốt hương”, “soi gương”, “gảy đàn”kết hợp với hàng loạt từ “gượng”: sự miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường.
c.Bốn câu thơ :
Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng mang tính ước lệ của thi pháp trữ tình trung đại (“sắt cầm”, “dây uyên”, “phím loan”) cho thấy noãi buồn, cô đơn, lẻ loi.
Khát vọng hạnh phúc, tình yêu lứa đôi của người chinh phụ.
2. Nỗi nhớ chồng ở phương xa (8 câu cuối)
“Lòng này gởi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
- Hình ảnh :
+ “Gió đông”
+ “Non Yên”
=> Hình ảnh ước lệ gợi không gian rộng lớn, xa xôi, cách trở giữa chinh phu và chinh phụ.
Chính khoảng cách đó như càng nhân lên đến cao độ nỗi nhớ mong chinh phu da diết, khắc khoải của người chinh phụ.
- “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”
“ Thăm thẳm”: Nỗi nhớ kéo dài vô tận như “đường lên bằng trời”.
“Đau đáu”: Thể hiện sự da diết, lo lắng xót xa, đau lòng.
Hai từ láy gợi lên nỗi nhớ khôn nguôi, canh cánh trong lòng.
Hai câu thơ cho thấy sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
-“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm đã trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ nhung đau đớn, xót xa của chinh phụ.
Sự chia sẻ, thương cảm của tác giả trước tình cảnh của người chinh phụ.
III.Tổng kết:
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ dân tộc được tác giả sử dụng thuần thục, nhuần nhuyễn.
+ Miêu tả tâm trạng, nội tâm nhân vật đặc sắc.
- Nội dung: Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn,buồn khổ của người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
Nghệ thuật tả nội tâm.
Ngoại
cảnh
Hành
động
Ngoại
hình
Sự cô đơn, lẻ loi, đau buồn, nhớ nhung.
Đề cao quyền sống, sự trân trọng khát vọng về hạnh phúc lứa đôi, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
Giá trị hiện thực, nhân đạo.
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM VUI VẺ, HẠNH PHÚC, THÀNH ĐẠT!
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIÔØ
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(TRÍCH “CHINH PHỤ NGÂM”)
Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm(?)
I.Giới thiệu:
1.Tác giả và dịch giả:
a.Tác giả:
- Đặng Trần Côn (?), người làng Nhân Mục, huyệnThanh Trì, Hà Nội.
- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Bản thân là người hiếu học và tài hoa nhưng tính tình phóng túng không muốn ràng buộc vào chuyện thi cử.
- Tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm.
b. Dịch giả:
* Đoàn Thị Điểm (1705-1748).
- Quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (Nay là tỉnh Hưng Yên).
- Bà xuất thân trong một gia đình nhà Nho.
- Bà là người tài sắc, thông minh.
- Tác phẩm tiêu biểu: bản dịch Chinh phụ ngâm; Truyền kì tân phả.
* Phan Huy Ích (1750 - 1822)
Quê làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, Nghệ An (Nay là Hà Tĩnh).
Đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi.
- Tác phẩm tiêu biểu: “ Dụ Am văn tập”, “Dụ Am ngâm lục”
2. Tác phẩm:
Chinh phụ ngâm được viết vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII.
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Thể loại:
- Nguyên tác viết bằng chữ Hán theo thể ngâm khúc, thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau).
- Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc, thể song thất lục bát.
c. Giá trị nội dung, nghệ thuật:
- Giá trị nội dung: tác phẩm thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu hạnh phúc đôi lứa của người phụ nữ, lên tiếng oán ghét chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến suy tàn.
- Giá trị nghệ thuật: Bút pháp trữ tình và miêu tả nội tâm sâu sắc.
3. Vị trí đoạn trích và bố cục:
- Vị trí : Đoạn trích từ câu 193 – 216.
- Bố cục: hai phần:
+ Đoạn 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
+ Đoạn 2 (8 câu cuối): Niềm nhớ thương người chồng ở phương xa.
4. Đại ý:
Đoạn trích nói lên tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ (16 câu đầu)
THẢO LUẬN NHÓM
. Tìm những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật thể hiện tâm trạng của người chinh phụ? Cho biết tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đó?
Nhóm 1: Tám câu thơ đầu.
Nhóm 2: Bốn câu thơ tiếp theo.
Nhóm 3: Bốn câu thơ cuối đoạn 1.
Nhóm 4: Nhận xét.
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buôn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ (16 câu đầu)
- Hoàn cảnh của người chinh phụ: chồng ra trận, nàng ở nhà một mình.
Động tác, cử chỉ: đi đi lại lại ngoài hiên vắng, rủ rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên.
a. Tám câu thơ đầu :
Những động tác này biểu lộ tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,”
(Cảnh lẻ loi ngoài hiên)
“Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
(Cảnh lẻ loi trong phòng)
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin,”
(Cảnh lẻ loi ban ngày)
“Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
(Cảnh lẻ loi ban đêm)
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ còn được thể hiện qua cấu trúc của thể thơ song thất lục bát:
+ Nghệ thuật đối lập.
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có rèm biết chăng?
Đèn đã biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buôn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ còn được thể hiện qua cấu trúc của thể thơ song thất lục bát:
+ Nghệ thuật đối lập.
+ Cách hiệp vần: Vần lưng, vần chân.
Tâm trạng đau buồn của người chinh phụ với những giọng điệu oán trách, sầu muộn.
- Tác giả tả ngoại cảnh: “ngọn đèn”
Hình ảnh “ngọn đèn” được lặp lại (3 lần và điệp ngữ bắt cầu), câu hỏi tu từ đã diễn tả tâm trạng buồn trải dài trong không gian, thời gian.
Với hai câu thơ:
“Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn đã biết dường bằng chẳng biết.”
Tâm trạng nhân vật trữ tình chuyển giọng từ lời kể bên ngoài thành lời tự độc thoại nội tâm da diết.
Hình ảnh: “Ngọn đèn”, “Hoa đèn” cho thấy niềm khao khát được đồng cảm chia sẻ và sự cô độc của người chinh phụ.
“Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
- Tác giả tả ngoại cảnh:
+ Tiếng gà “eo óc” gáy .
+ Bóng cây hòe ngoài sân .
Người chinh phụ cô đơn đã thao thức suốt cả đêm trong một không gian hoang vắng.
b.Bốn câu thơ tiếp theo :
Hình ảnh so sánh:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”
- Hai từ láy: “đằng đẵng”,“dằng dặc” có sức gợi tả và gợi
cảm.
Nỗi đau của người chinh phụ kéo dài vô tận trong một
không gian vô cùng.
Mối sầu cứ bám riết, đeo đẳng trong tâm hồn nàng không biết bao giờ dứt.
“ Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lai châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”.
- Tác giả tả nội tâm qua ngoại hình: vẻ mặt buồn rầu, không nói nên lời.
- Tác giả tả các hành động “đốt hương”, “soi gương”, “gảy đàn”kết hợp với hàng loạt từ “gượng”: sự miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường.
c.Bốn câu thơ :
Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng mang tính ước lệ của thi pháp trữ tình trung đại (“sắt cầm”, “dây uyên”, “phím loan”) cho thấy noãi buồn, cô đơn, lẻ loi.
Khát vọng hạnh phúc, tình yêu lứa đôi của người chinh phụ.
2. Nỗi nhớ chồng ở phương xa (8 câu cuối)
“Lòng này gởi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
- Hình ảnh :
+ “Gió đông”
+ “Non Yên”
=> Hình ảnh ước lệ gợi không gian rộng lớn, xa xôi, cách trở giữa chinh phu và chinh phụ.
Chính khoảng cách đó như càng nhân lên đến cao độ nỗi nhớ mong chinh phu da diết, khắc khoải của người chinh phụ.
- “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”
“ Thăm thẳm”: Nỗi nhớ kéo dài vô tận như “đường lên bằng trời”.
“Đau đáu”: Thể hiện sự da diết, lo lắng xót xa, đau lòng.
Hai từ láy gợi lên nỗi nhớ khôn nguôi, canh cánh trong lòng.
Hai câu thơ cho thấy sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
-“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm đã trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ nhung đau đớn, xót xa của chinh phụ.
Sự chia sẻ, thương cảm của tác giả trước tình cảnh của người chinh phụ.
III.Tổng kết:
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ dân tộc được tác giả sử dụng thuần thục, nhuần nhuyễn.
+ Miêu tả tâm trạng, nội tâm nhân vật đặc sắc.
- Nội dung: Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn,buồn khổ của người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
Nghệ thuật tả nội tâm.
Ngoại
cảnh
Hành
động
Ngoại
hình
Sự cô đơn, lẻ loi, đau buồn, nhớ nhung.
Đề cao quyền sống, sự trân trọng khát vọng về hạnh phúc lứa đôi, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
Giá trị hiện thực, nhân đạo.
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM VUI VẺ, HẠNH PHÚC, THÀNH ĐẠT!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Hữu Nghĩa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)