Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Chia sẻ bởi Huyen Nguyen Thi | Ngày 19/03/2024 | 20

Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

(Trích Chinh phụ ngâm)

GVHD:
SVTH: Nguyễn Thị Huyên
Lớp: Văn 3A


Tìm hiểu chung
Tác giả và dịch giả
Tác giả
Đặng Trần Côn (sống khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII)
Quê ở làng Mọc - phường Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội
Là nguời thông minh học giỏi, đã từng làm quan trong một thời gian dài
Tác phẩm: Chinh phụ ngâm (diễn Nôm) và một số bài thơ chữ Hán

Dựa vào sách giáo khoa
em hãy trình bày những nét chính về tác giả Đặng Trần Côn?
b. Dịch giả
 Đoàn Thị Điểm (1704 - 1748)
Quê ở làng Giai Phạm – Văn Giang – Hưng Yên
Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ
Tác phẩm : Chinh phụ ngâm (diễn Nôm), Truyền kì tân phả viết bằng chữ Hán
 Phan Huy Ích (1750 – 1822)
Quê ở Thu Hoạch – Thiên Lộc – Hà Tĩnh
Đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi.
Tác phẩm: Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục.


Những ai được coi là tác giả của bản dịch chữ Nôm?
Nêu những nét chính về họ?
2. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: khoảng đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Triều đình cất quân dánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã nguời thân ra trận. Cảm động truớc nỗi khổ đau mất mát của nhân dân, nhất là những nguời phụ nữ có chồng ra trận, Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm

Nội dung: thể hiện sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa và khát khao hạnh phúc lứa đôi

Nghệ thuật: Thể thơ song thất lục bát, bút pháp tự sự và tả cảnh ngụ tình


Chinh phụ ngâm được viết trong hoàn cảnh như thế nào? Viết về nội dung gì? Nêu một vài nét nghệ thuật chính của tác phẩm?
3. Đoạn trích
Vị trí: trích từ câu 193 đến câu 217 trong Chinh phụ ngâm (bản dịch chữ Nôm)
Bố cục: chia làm hai phần:
+ 16 câu thơ đầu: nỗi cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ
+ 8 câu thơ cuối: tâm trạng nhớ nhung da diết người chồng ở xa
Em hãy cho biết vị trí và bố cục của đoạn trích?
Nội dung của từng đoạn?
II. Đọc – Hiểu văn bản
Sự cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ
a, Tám câu thơ đầu
Cảnh vật:
Hiên vắng
Rèm thưa
Chinh khách không báo tin mừng
Ngọn đèn đang tàn lụi
→ Tất cả đều vắng lặng thưa thớt đơn côi
Trong tám câu thơ đầu cảnh vật được miêu tả như thế nào?
Người chinh phụ đã có những hành động và suy nghĩ gì?
Hành động và suy nghĩ của nguời chinh phụ
Thầm buớc
Hết rủ rèm xuống lại kéo rèm lên
Trách chim khách không báo tin mừng
Hi vọng ngọn đèn sẽ đồng cảm với mình
Thất vọng khi nhận ra “Đèn có biết duờng bằng chẳng biết”
Buồn rầu nói không nên lời
Tự thấy mình cũng đang tàn lụi như hoa đèn
 thể hiện sự tù túng, bế tắc. Nàng hi vọng rồi tuyệt vọng và rồi lại thuơng xót cho bản thân mình

Những hành động, suy nghĩ lặp đi lặp lại đó thể hiện điều gì?
b, tám câu thơ tiếp theo
Bên ngoài phòng không gian hoang vắng, thời gian chậm chạp
Gà eo óc
Cây hòe phất phơ
Thời gian đằng đẵng
Mối sầu dằng dặc
→ Sự vắng vẻ như bủa vây nguời chinh phụ, khiến nỗi buồn của nàng cứ chất chồng không thể nguôi
* Nguời thiếu phụ xa chồng đã thao thức suốt cả năm canh

Gà eo óc gáy suơng năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Những từ ngữ nào đáng chú ý trong những câu thơ trên?
Hãy nêu tác dụng nghệ thuật của chúng ?
Những hình ảnh ấy còn gợi cho em thấy điều gì nữa?
Chinh phụ tìm mọi cách để thoát khỏi nỗi cô đơn:
+ huơng gượng đốt – hồn mê mải
+ gương gượng soi – lệ châu chan
+ gượng gảy đàn – sợ dây đứt, phím chùng (điềm gở)
- Từ “gượng”
→ dù có cố gắng thế nào nàng cũng không thoát khỏi nỗi cô đơn mà chỉ thêm đau khổ, nhung nhớ.
Huơng guợng đốt hồn đà mê mải
Guơng guợng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm guợng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng
Bốn câu thơ cuối đoạn một chinh phụ đã có những hành động gì ?
Em hãy cho biết từ ngữ nào đã được nhắc đi nhắc lại trong bốn câu thơ trên? Ý nghĩa của nó?
2. Tâm trạng nhớ thương triền miên da diết
Gió đông: Gío xuân tươi mát làm dịu đi cảnh vật lòng người
Non yên: địa danh nơi chồng nàng đang chinh chiến
→ nỗi nhớ mong một ngày một lớn, chinh phụ không biết giãi bày cùng ai đành nhờ gió đông đem theo hơi ấm củ tình yêu thương đến người chồng nơi Non Yên
* Hình ảnh gió đông và Non Yên mang tính ước lệ gợi lên không gian rộng lớn và khoảng cách xa xôi muôn trùng giữa chinh phu và chinh phụ → khoảng cách đó càng làm cho nỗi nhớ mong thêm da diết, khắc khoải


Lòng này gửi gó đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Em hãy cho biết hình ảnh gió đông và địa danh Non Yên
được nhắc đến với dụng ý gì ?
- Nỗi nhớ da diết của chinh phụ được khắc họa trực tiếp qua nghệ thuật so sánh và các từ láy
+ Thăm thẳm: nỗi nhớ kéo dài vô tận được cụ thể hóa bằng hình ảnh so sánh đường lên bằng trời
+ Đau đáu: nỗi nhớ cứ chà đi xát lại, xâu xé tâm can người chinh phụ.
→ Một nỗi nhớ nhung da diết khôn nguôi
Nỗi nhớ da diết của chinh phụ được khắc họa trực tiếp và cụ thể
ở những chi tiết nào?
Có sự gặp gỡ giữa hai tác giả Chinh phụ ngâm và Truyện Kiều:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: đó là sự đồng điệu giữa thiên nhiên và tâm trạng con người. Cảnh buồn → con người cũng buồn
Hai câu thơ cuối đoạn trích gợi cho em nhớ đến câu thơ nào
trong Truyện Kiều? ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
Thiên nhiên khốc liệt và dữ dội hơn: sương, tuyết → biểu trưng cho sự xa cách
Tiểu kết: đoạn trích là nỗi cô đơn và nhớ thương chồng da diết của người chinh phụ


Em có nhận xét gì về thiên nhiên trong hai câu thơ cuối?
3. Nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ của người chinh phụ
Lo lắng cho sự an nguy của chồng
Tuổi trẻ qua đi vội vã, hạnh phcú và tình yêu sẽ mất→ khao khát hạnh phcú lứa đôi
Niềm tin vào tương lai mờ nhạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huyen Nguyen Thi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)