Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Chia sẻ bởi Dương Vịnh | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


Tiết 77-78: Đọc văn

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
(Trích Chinh phụ ngâm)

Nguyên tác chữ Hán: ĐẶNG TRẦN CÔN
Bản diễn Nôm: ĐOÀN THỊ ĐIỂM(?)
I. TIỂU DẪN
1.Tác giả- tác phẩm
a. Tác giả Đặng Trần Côn:
- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Bản thân: _là một danh sĩ hiếu học, tài ba
_giữ các chức huấn đạo, tri huyện, ngự sử đài chiếu khám (can gián vua) thời Lê-Trịnh.
- Sáng tác: khúc ngâm, thơ, phú chữ Hán.

b. Tác phẩm Chinh phụ ngâm:
- Hoàn cảnh lịch sử: thời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân -> nhiều trai tráng phải giã từ người thân ra trận.
=>Hiện thực khơi nguồn cảm hứng: cảm động trước nỗi đau khổ của người vợ lính trong chiến tranh.
- Thể loại ngâm khúc: trữ tình trường thiên, miêu tả nội tâm cảm xúc
- Gồm 478 câu thơ theo thể trường đoản cú
- Nội dung: oán ghét chiến tranh phi nghĩa, đặc biệt thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
- Được yêu thích và được dịch sang thơ Nôm. Thành công nhất là bản dịch hiện hành theo thể song thất lục bát- thể thơ do chính người Việt sáng tạo.
Chinh phụ ngâm
Nguyên tác chữ Hán
Gồm 478 câu thơ
Theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau)

Là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học chữ Hán
Bản diễn Nôm
Gồm 408 câu thơ
Theo thể song thất lục bát (mỗi khổ có 4 câu: 2 câu 7 chữ, câu 6 và câu 8 chữ)
Là tác phẩm tiêu biểu cho thể ngâm khúc, góp phần phát triển thơ ca tiếng Việt
Chinh phụ ngâm- khúc ngâm của một mối tâm tình

Chinh phụ ngâm là câu chuyện tâm ti`nh của một người vợ có chồng đi chiến trận.
Dôi vợ chồng trẻ, hương lửa đang nồng thi` chiến tranh đột ngột xảy ra. Người chồng vội vã "xếp bút nghiên theo việc đao cung". Một nam, hai nam, ba nam.chụ`ng vẫn chưa về, tin tức thưa dần. Nỗi lo cho vận mệnh của chồng nơi chiến địa, nỗi buồn cho ha?nh phu?c lu?a dụi bi? chia li`a. bao điều tâm sự chồng chất, ngổn ngang trong lòng người thiếu phụ được đúc thành khúc ngâm 408 câu thơ song thất lục bát.
2. Dịch giả:

* Đoàn Thị Điểm:
Hiệu là Hồng Hà nữ sĩ
Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, rất mẫn tiệp trong giao tiếp
Dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian chồng đi sứ Trung Quốc


* Phan Huy ích:
Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi
Sáng tác : Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục
3. Vị trí đoạn trích:
Từ câu 193-216 ( bản diễn Nôm): người chinh phụ trở về sau khi tiễn chồng ra trận, trong tâm trạng “…trước sau chỉ ngồi bộc bạch một mình, bộc bạch với mình, một mình mình biết, một mình mình hay…” ( Đặng Thai Mai)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1.ĐỌC HIỂU KHÁI QUÁT
a.Đọc và cảm nhận chung
b.Bố cục đoạn trích: 6 khổ thơ song thất lục bát
- Đoạn 1 (16 câu thơ đầu): nỗi buồn nhớ, lẻ loi, bồn chồn không yên
- Đoạn 2 ( 8 câu thơ cuối): nỗi nhớ nhung thể hiện qua cảnh vật ảm đạm
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1.ĐỌC HIỂU KHÁI QUÁT
2.ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
a. Đoạn 1:
* Câu 1-câu 8: cái vô hình (nội tâm nhân vật) trở nên hữu hình (ngoại hình, hành động, ngoại cảnh) qua ngòi bút tài hoa của nhà thơ.
* Câu 9-câu 12: từ nỗi khát khao đồng cảm chuyển sang sự chờ đợi trong thời gian vô cùng, không gian vô tận.
* Câu 13-câu 16: càng mong thoát khỏi sự cô đơn, người chinh phụ lại càng rơi vào trạng thái mê man, bấn loạn.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1.ĐỌC HIỂU KHÁI QUÁT
2.ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
a. Đoạn 1:
b. Đoạn 2:
* Câu 17-câu 20: người chinh phụ muốn nhờ ngọn gió xuân an lành gửi nỗi nhớ đến người chồng nơi chiến trận.
* Từ câu 21 đến hết: nỗi lòng gửi đi xa, lại trở về trong sự giày vò, trăn trở.
III. TỔNG KẾT
1.NỘI DUNG:
- Sự cô đơn buồn khổ với những cung bậc sắc thái khác nhau trong tâm trạng người chinh phụ
- Khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi
=> Giá trị nhân đạo sâu sắc

III. TỔNG KẾT
2. NGHỆ THUẬT:
Các biện pháp biểu hiện tâm trạng:
Sử dụng hình ảnh, từ ngữ biểu cảm
Các biện pháp: tả ngoại hình, tả cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại, tả ngoại cảnh…để bộc lộ tâm trạng
Nhịp điệu thơ, phép so sánh, câu hỏi tu từ, ẩn dụ tượng trưng…
IV. LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN:
Chinh phụ ngâm lấy cảm hứng từ hiện thực của các cuộc chiến tranh.
Qua đoạn trích, em nhận thấy có điểm gì khác biệt so với các tác phẩm cùng viết về đề tài này trước đó trong văn học trung đại Việt Nam?
(xem xét trong phạm vi các tác phẩm đã học)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Vịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)