Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Chia sẻ bởi Trần Thúy Hằng | Ngày 09/05/2019 | 166

Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ, THĂM LỚP!




TÌNH CẢNH LẺ LOI
CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích Chinh phụ ngâm)
Nguyên tác: Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?)
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả và nguyên tác:
a. Tác giả:
- Đặng Trần Côn (?), người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Là người có tài văn chương.
- Tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm.

b. Nguyên tác Chinh phụ ngâm:
- Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, thể ngâm khúc, gồm 476 câu thơ theo hình thức trường đoản cú (các câu thơ dài ngắn khác nhau).
Hoàn cảnh sáng tác: Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long.Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận.
Đặng Trần Côn “cảm thời thế“ mà sáng tác Chinh phụ ngâm,
- Giá trị nội dung:
+Tố cáo, oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
+Thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
- Giá trị nghệ thuật:
Bút pháp trữ tình và miêu tả nội tâm sâu sắc.
2. Dịch giả và bản dịch:
a. Dịch giả:
* Đoàn Thị Điểm (1705-1748).
- Quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Hưng Yên).
- Bà xuất thân trong một gia đình nhà Nho.
- Bà là người tài sắc, thông minh.
- Tác phẩm tiêu biểu: bản dịch Chinh phụ ngâm; Truyền kì tân phả.
* Phan Huy Ích (1750 - 1822)
Quê làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, Nghệ An (Nay là Hà Tĩnh).
Đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi.
- Tác phẩm tiêu biểu: “ Dụ Am văn tập”, “Dụ Am ngâm lục”
=> Bản dịch đã rất thành công khi diễn tả sâu sắc nội dung của tác phẩm đồng thời đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.
b. Bản dịch
3. Đoạn trích
- Vị trí :
Nội dung: viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.
Đoạn trích từ câu 193 – 216.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bố cục
+ Đoạn 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
+ Đoạn 2 (8 câu cuối): Niềm nhớ thương người chồng ở phương xa.
Đọc
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ (16 câu đầu)
a. Tám câu thơ đầu:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
THẢO LUẬN NHÓM
NHÓM 1: Tâm trạng của của người chinh phụ được diễn tả trong thời gian, không gian nào? Nhận xét về thời gian, không gian đó?
NHÓM 2: Những hành động nào góp phần thể hiện tâm trạng của của người chinh phụ ? Nêu ý nghĩa của những hành động đó?
NHÓM 3: Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ? Các yếu tố ấy có ý nghĩa gì trong việc diễn tả nội tâm của nhân vật?
NHÓM 4: Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tám câu thơ đầu? Chi rõ tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy?
* Thời gian, không gian:
-Thời gian: Từ ngày sang đêm
- Không gian: Hiên vắng, trong phòng
=> tĩnh mịch, vắng lặng, mênh mông khắc sâu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
a. Tám câu thơ đầu:
- Hành động:
       + Dạo, thầm gieo:

+ Ngồi rèm, rủ thác đòi phen:

 Hành động vô nghĩa, lặp đi lặp lại, không mục đích
=> Gợi tả tâm trạng bồn chồn, không yên, cô đơn, trống trải.
Đi lại quẩn quanh, thầm đếm từng bước chân khi đi ngoài hiên vắng.
Buông rèm xuống, cuốn rèm lên, nhiều lần .
* Ngoại cảnh:

Chim thước

(Loài chim báo tin tốt lành)
Đèn

(vật vô tri)
=>Mong ngóng, khát khao đồng cảm, sẻ chia nhưng nỗi buồn càng thêm trĩu nặng.
chẳng có tin tức
chẳng thể chia sẻ, giãi bày.
* Các biện pháp nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ, điệp ngữ bắc cầu:
Đèn biết chăng
Đèn có biết
+ Đối xứng:
hoa đèn /bóng người
+ Nhân hóa: Đèn biết – Chẳng biết
=> Khao khát tìm nơi chia sẻ cho vơi nỗi buồn thương
=>Sự cô đơn, nỗi sầu triền miên
+Đối lập: trong>+ Cách bộc lộ tâm trạng trực tiếp:







=> Trĩu nặng nỗi sầu cô đơn, lẻ bóng.
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
=> Nàng tủi, nàng thương cho thân phận mình, tình cảnh mình. Nỗi buồn không thể chia sẻ càng không thể thốt nên lời, càng đè nặng và thiêu đốt tâm can.
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
*Tiểu kết
Trong tám câu thơ đầu tác giả diễn tả thành công tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Nàng mong ngóng tin chồng, tìm kiếm sự sẻ chia nhưng cuối cùng vẫn một mình một bóng
=> nỗi buồn sầu, cô đơn, lẻ bóng càng thêm trĩu nặng.


BÀI TẬP VỀ NHÀ
Yêu cầu chung: Phân tích tám câu thơ đầu của đoạn trích.
Nhóm 1: Trong tám câu thơ tiếp theo tác gải đã sử dụng những yếu tố ngoại cảnh nào được để khắc họa tâm trạng nhân vật? Và để quên đi nỗi sầu tủi người chinh phụ đã có những hành động gì? Nhận xét về các hành động ấy.
Nhóm 2-3: Trong tám câu thơ cuối của đoạn trích người chinh phụ đã bộc bạch nỗi niềm gì? Nỗi niềm ấy được thể hiện thông qua các biện pháp nghệ thuật nào?
Nhóm 4: Làm rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của đoạn trích.Đánh giá chung về đặc sắc nghệ thuật?
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH!


HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Nhóm 1-2:Tìm hiểu về tác giả và nguyên tác.
Nhóm 3:Tìm hiểu về dịch giả và bản diễn Nôm.
Nhóm 4 :Tìm hiểu đoạn trích (Vị trí, nội dung, bố cục).
Yêu cầu chung: Tìm hiểu tác phẩm, trả lời các câu hỏi 1, 2 (SGK trang 88)

+Từ láy:
*Đằng đẵng
*Dằng dặc
*Mê mải
*Châu chan
Âm điệu sầu não triền miên .
+ Diờ?p tu`:
"guo?ng"
?
?
?
Soi gương
Đốt hương
Gẩy đàn
Những thú vui tao nha, làm đẹp trở nên miễn cưỡng, không còn tha thiết .
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai ?

-2 điển tích :
*Dây uyên
*Phi?m loan
Diễn tả nỗi lo lắng,sợ hãi .
=> Nàng lo sợ, phấp phỏng cho mối duyên của mình, sợ nó đứt gánh giữa đường .
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ (16 câu đầu)
- Hoàn cảnh của người chinh phụ: chồng ra trận, nàng ở nhà một mình.
Động tác, cử chỉ: đi đi lại lại ngoài hiên vắng, rủ rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên.
a. Tám câu thơ đầu :
Những động tác này biểu lộ tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
Tâm trạng người chinh phụ:
Người chinh phụ tìm đến ngọn đèn để giãi bày tâm sự. Hình ảnh ngọn đèn được nhân hóa để trở thành người bạn của nàng. Nàng hỏi đèn rồi tự hỏi mình, câu hỏi đưa ra không có lời giải đáp, nàng cũng không mong sẽ có lời giải đáp. Bởi đèn là vật vô tri vô giác, đâu thể san sẻ, lắng nghe nỗi lòng nàng. Cuộc đối thoại trở thành lời độc thoại. Nàng chỉ còn biết đơn độc với chiếc bóng, với ngọn đèn tàn và tự thầm thì với lòng mình những nỗi niềm xót xa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thúy Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)