Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Chia sẻ bởi Kim Dung | Ngày 09/05/2019 | 127

Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy,
cô giáo
và các em học sinh
1. KHỞI ĐỘNG

Hãy lần lượt thay nhau kể các tính từ thể hiện tâm trạng của một người con gái phải xa người yêu, người chồng của mình
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(trích «Chinh phụ ngâm»)
2. HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1 : Hoàn thành sơ đồ tư duy và trình bày hiểu biết của em về tác giả Đặng Trần Côn
Nhóm 2 : Hoàn thành sơ đồ tư duy và trình bày những hiểu biết của em về 2 dịch giả Đoàn Thị Điểm và Phan Huy Ích
Nhóm 4 : Trình bày hiểu biết về hoàn cảnh sáng tác và hoàn thành sơ đồ tư duy về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Nhóm 3 : Hoàn thành sơ đồ tư duy và trình bày hiểu biết của em về tác phẩm
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả và dịch giả
a, Tác giả
- Đặng Trần Côn sống khoảng nửa đầu TK XVIII
- Quê : Thanh Xuân, Hà Nội
- Khuynh hướng chung : đi sâu vào tình cảm, nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.
- Tác phẩm chính : Ngoài Chinh phụ ngâm có một số bài thơ, bài phú chữ Hán.
b. Dịch giả
Đoàn Thị Điểm
( 1705-1748)
Hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ, là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng
Bà là người tài sắc, thông minh
Phan Huy Ích (1750-1822)
Tên thật là Phan Công Hậu,
Ông là một viên quan của nhà Hậu Lê và cũng là một công thần của nhà Tây Sơn
2. Tác phẩm

a, Vị trí đoạn trích

Nằm từ câu 193 đến câu 216 trong tác phẩm

b, Hoàn cảnh sáng tác
Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
3. Thể loại
Ngâm khúc :
- là một thể loại thơ trữ tình trường thiên
- có ít nhiều yếu tố tự sự diễn tả những tình cảm đau thương, buồn bã.
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật

Về nội dung
Thể hiện oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa
Thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi .
Bản dịch đã đưa ngôn ngữ tiếng Việt lên một tầm cao mới với thể thơ song thất lục bát.
Bút pháp trữ tình miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc.
Về nghệ thuật
II. ĐỌC – HIỂU TÁC PHẦM
1. Đọc
2. Bố cục
3. Phân tích tác phẩm
a, 16 câu đầu : Nỗi buồn bã, cô đơn của người chinh phụ
b, 8 câu còn lại : Nỗi nhớ thương người chồng ở chiến trường
4. Câu hỏi củng cố
5. Dặn dò
1. Đọc
Nếu được vẽ lại bức tranh với nội dung của bài thơ này em sẽ vẽ những gì ? Với gam màu như thế nào ? Và giải thích tại sao em vẽ như vậy?
Từ đó cho cô biết cảm nhận của em về đoạn trích này ?
2. Bố cục
ĐOẠN TRÍCH
«CHINH PHỤ NGÂM»
Phần 2 :
8 câu cuối
Nỗi buồn bã, cô đơn của người chinh phụ
Nỗi nhớ thương người chồng ở chiến trường
Phần 1 :
16 câu đầu
3. Phân tích tác phẩm
1. 16 câu đầu : Nỗi buồn bã, cô đơn của người chinh phụ
8 câu đầu
8 câu tiếp

Hoạt động nhóm
Nhóm 2 : Trong 8 câu đầu gạch chân dưới các từ chỉ ngoại cảnh tác động vào nhân vật trữ tình. Nếu không có những ngoại cảnh ấy tâm trạng của nhân vật có gì thay đổi?
Nhóm 1 : Trong 8 câu đầu gạch chân dưới các động từ chỉ hành động của nhân vật trữ tình. Giải thích tại sao nhân vật lại có những hành động đó ?
Nhóm 3 : Trong 8 câu sau gạch chân dưới các từ chỉ thời gian. Thời gian này có gì đặc biệt không ?
Nhóm 4 : Trong 8 câu sau gạch chân dưới các từ chỉ hành động của nhân vật trữ tình. Từ đó giải thích tại sao nhân vật có tâm trạng này ?
a , Tám câu thơ đầu
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Đi đi lại lại trong hiên vắng buồn rầu, ủ rũ, không chủ đích
Cuốn rèm lên, thả rèm xuống nhiều lần, hành động lặp đi lặp lại do buồn chán, cô độc, làm để quên đi thời gian
Cử chỉ, hành động: dạo, gieo, ngồi, rủ, thác
=> Tâm trạng thẫn thờ trong lòng đầy nỗi ưu tư, muộn phiền, không biết san sẻ cùng ai, cô đơn rối bời, tù túng bế tắc
- Không gian :
+ ngoài rèm chật hẹp bó buộc, tù đọng
+ trong rèm

- Sự vật :
+ thước chẳng mách tin cô đơn,
+ đèn khuya, hoa đèn, bóng người lẻ loi
-> Nàng tìm đối tượng để san sẻ những ưu tư trong lòng nhưng ngay lập tức đã thất bại

Điệp ngữ bắc cầu : “có biết” “dường bằng chẳng biết”
sự chất chồng, nối tiếp của tâm trạng buồn rầu, hiu hắt

- Câu phủ định kết hợp với từ “bi thiết”
=> một từ cực tả cảm giác cô đơn, đau đớn cho thấy tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ khi không có ai để cùng san sẻ
=> Các yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya đã nói hộ cho nỗi lòng vò võ của chinh phụ ngóng chồng đi chinh chiến.

=> thể hiện tâm trạng cô đơn bi thiết của người phụ nữ xa chồng
Kết luận : 8 câu thơ đầu
Tình cảnh lẻ loi của nhân vật được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng vây bủa bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí.
Trên tất cả là tâm trạng cô đơn và sự ý thức về tâm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời.
IV. CÂU HỎI CỦNG CỐ
Câu 1: Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể loại nào?
a. Thơ tự sự
b. Thơ trữ tình
c. Truyện thơ
d. Tuỳ bút
B
Câu 2: Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm” của Đoàn Thị Điểm được viết theo thể thơ nào?

a. Thất ngôn bát cú Đường luật
b. Song thất lục bát
c. Lục bát
d. Lục bát biến thể
B
Câu 3: Nội dung chính trong đoạn trích «Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ» là gì?

a. Nỗi nhớ thương chồng mà bất lực
b. Nỗi oán hờn khi phải xa chồng
c. Tình cảnh lẻ loi, cô đơn khao
khát hạnh phúc
d. Sự chán nản tuyệt vọng
trong nỗi cô đơn
C
V. TỔNG KẾT

Nội dung : Nỗi niềm bi ai của người chinh phụ khi chồng đi xa
Nghệ thuật : tả cảnh ngụ tình thông qua các biện pháp : sử dụng câu hỏi tu từ, điệp ngữ bắc cầu (đèn biết chăng – đèn có biết),, thể thơ song thất lục bát lặp đi lặp lại tạo nên một âm điệu buồn bã triền miên
VI. BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Học thuộc lòng bài thơ
- Tìm hiểu và phân tích tiếp 16 câu thơ còn lại
Xin chân thành cảm ơn
các quý thầy, cô
và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)