Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Hồng | Ngày 09/05/2019 | 166

Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích chinh phụ ngâm)
Nguyên tác chữ Hán:Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm
GV: Nguyễn Thị Kim Hồng.
Trường THPT Pleiku-Gia Lai
KHỞI ĐỘNG
 Nghe bài hát, xem hình ảnh,
1- Bài hát gợi liên tưởng đến
vấn đề gì ?
2- Vấn đề đó để lại hậu quả như
thế nào cho xã hội ?

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích chinh phụ ngâm)
Nguyên tác chữ Hán:Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả và dịch giả:
a. Tác giả : Đặng Trần Côn (?)
- Người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Là người có tài văn chương.
- Tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm, và một số bài thơ phú chữ Hán.

b. Nguyên tác: Chinh phụ ngâm.
- Nhan đề : Chinh phụ ngâm là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến .
- Tác phẩm được viết bằng chữ Hán , thể loại ngâm khúc.
- Gồm 478 câu thơ làm theo thể thơ trường đoản cú (các câu thơ dài ngắn khác nhau).
 Hoàn cảnh sáng tác:
- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long . Triều đình cất quân đánh dẹp , nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận .
- ĐTC cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người , nhất là những người vợ lính trong chiến tranh  ĐTC sáng tác Chinh phụ ngâm .
 Giá trị nội dung:
+ Tố cáo, oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. 
+ Thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi .

 2. Dịch giả và bản dịch:
a. Dịch giả : Có 2 ý kiến : Đoàn Thị Điểm (1705-1748) và Phan Huy Ích .
 Đoàn Thị Điểm : (1705-1748)
+ Quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Hưng Yên). 
+ Bà xuất thân trong một gia đình nhà Nho.
+ Bà là người tài sắc, thông minh.
+Tác phẩm tiêu biểu: bản dịch Chinh phụ ngâm ; Truyền kì tân phả.

 Phan Huy Ích : (1750 - 1822)
+ Quê làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, Nghệ An ( nay là Hà Tĩnh ) . 
+ Đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi .
+ Tác phẩm tiêu biểu: Dụ Am văn tập , Dụ Am ngâm lục.
b. Bản dịch: Chinh phụ ngâm.
- Bằng chữ Nôm ,
- Thể thơ song thất lục bát.
 Bản dịch đã rất thành công khi diễn tả sâu sắc nội dung của tác phẩm ,
đồng thời đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.


3. Đoạn trích:
- Vị trí : Đoạn trích từ câu 193 – 216 .
- Nội dung:
Viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về .
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu .
a. 16 câu đầu : Tâm trạng buồn , cô đơn của người chinh phụ .
 8 câu đầu : Từ chiều đến đêm .
 Câu hỏi thảo luận:
+ Câu 1/ Tâm trạng của người chinh phụ được diễn tả trong thời gian , không gian nào ? Thời gian , không gian đó có tác động gì đến tâm trạng của người chinh phụ ?
+ Câu 2 / Tìm những hành động của người chinh phụ? Phân tích những hành động đó để thấy được tâm trạng của người chinh phụ ?
+ Câu 3/ Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh? Phân tích các yếu tố ấy để thấy được tâm trạng của người chinh phụ ?
+ Câu 4/ Những dòng thơ nào là lời độc thoại của người chinh phụ ? Phân tích lời độc thoại để thấy được tâm trạng của người chinh phụ ?
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
* - Thời gian: buổi chiều về đêm .
* - Không gian : hẹp , tù túng , tĩnh mịch , vắng vẻ  khắc sâu tình cảnh cô đơn , lẻ loi
+ Tả hành động: “dạo” : bước chậm từng bước.
- “thầm gieo từng bước”: âm thầm, lặng lẽ, nặng nề.
 bước chân của người nặng trĩu ưu tư , buồn , cô đơn .
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Tả hành động cuốn rèm thả rèm nhiều lần: không chú tâm đến hành động
 tâm trạng trông ngóng , chờ mong đến mức thẫn thờ .
+ Tả ngoại cảnh:
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
- Con chim thước lặng im, không báo tin
 chờ mong , vô vọng .
+ Độc thoại nội tâm :
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết ,
 Câu hỏi tu từ , điệp ngữ : Hỏi đèn
 hi vọng được sẻ chia , chợt nhận ra ngọn đèn vô tri vô giác
 thất vọng , cô đơn tột cùng
 khao khát được sẻ chia.
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
 Lời độc thoại nội tâm : Tâm trạng
nặng nề , sầu não, buồn rầu chẳng thiết tha gì .
+ Tả ngoại cảnh:
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
- Chỉ có hoa đèn và bóng người
 đặc tả nỗi cô đơn trong không gian vắng lặng , màn đêm vây phủ .
 từ chiều đến đêm khuya: chờ đợi , thẫn thờ , cô đơn , nặng nề , sầu não , khao khát sự đồng cảm sẻ chia.
So sánh cái bóng trong truyện Người thiếu phụ Nam Xương và cái bóng trong câu thơ : Hoa đèn …
* 08 câu tiếp: từ đêm về sáng.
+ Tả ngoại cảnh:
Gà eo óc gáy sương năm trống
- Từ láy “eo óc”: âm thanh gà gáy nhỏ , không rõ , nghẹn trong cổ họng
 tâm trạng mỏi mệt vì thao thức , trằn trọc , không ngủ được .
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
- Cảnh hoang vắng bưng bít, ngột ngạt  lo sợ, hồi hộp, cô đơn bủa vây.
+ Độc thoại nội tâm:
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
- Từ láy “đằng đẵng”: dài lê thê không dứt .
 so sánh để thấy được 1 giờ dài lê thê như một năm  thời gian tâm lý : sự chờ đợi mỏi mòn
- Từ láy “dằng dặc”: dài , gợn như con sóng .
 so sánh để thấy được mối sầu dài rộng như biển  nỗi sầu mênh mông , chồng chất, triền miên , choáng ngợp tâm trí như không bao giờ dứt.
+ Tả hành động:
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng
- Điệp từ “gượng”: sự gượng gạo, cố gắng miễn cưỡng .
- Liệt kê: đốt , soi , gảy …  làm việc gì cũng đều gắng gượng.
- Đốt hương hồn đà mê mải: tâm trí miên man.
- Soi gương rơi lệ: buồn tủi vì nhan sắc, tuổi xuân phai tàn.
- Gảy đàn: sợ đứt dây: phập phồng lo sợ.
 buồn bã , không yên , chán chường , không còn sức sống
* Tiểu kết :
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình .
+ Miêu tả nội tâm nhân vật ( trực tiếp , gián tiếp ) .
+ Tác giả đã diễn tả nhiều sắc thái , cung bậc của sự cô đơn : mỏi mong , trông ngóng , hồi hộp lo sợ , thất vọng , … choáng ngợp tâm trí người chinh phụ cả ngày lẫn đêm .
2. Nỗi nhớ thương.
* 08 câu còn lại :
Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
-Ước lệ : Gió đông: (đông phong) ngọn gió xuân.
- Nghìn vàng: tấm lòng qúi như nghìn vàng.
- Non Yên: ước lệ chỉ nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi cách trở, chồng đang chinh chiến.
 mượn ngọn gió để gởi nỗi lòng đến chồng .
 Hình tượng thơ bay bổng , lãng mạn,
 Giọng thơ nhẹ nhàng diễn tả tâm trạng chinh phụ có phần thư thái , nhẹ nhõm .
( bài hát Lời của gió )
Non Yên dù chẳng tới miền ,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời .
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu ,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong .
CÂU HỎI THẢO LUẬN :
Câu 1/ Nội dung của đoạn thơ là gì ?
Câu 2/ Xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ ?
Câu 3/ Phân tích tác dụng của từ láy “ thăm thẳm” , “ đau đáu ”.
- Từ láy “ thăm thẳm ” : sâu , dài , cao
- Điệp từ : “ nhớ ”, nhấn mạnh nỗi nhớ
“ thăm thẳm ”, nhấn mạnh độ
dài , độ sâu , xa vô hạn .
- So sánh : cụ thể hoá nỗi nhớ dài , xa như đường lên trời .
- Từ láy “đau đáu” : nỗi nhớ đan xen lo lắng, không yên lòng , tâm trí luôn hướng đến chồng .
 Giọng thơ chùng xuống , ngôn ngữ độc thoại, đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ da diết , tha thiết , cháy bỏng , quặn thắt lòng , liên tục vò xé tâm can người chinh phụ cả ngày lẫn đêm .
( Tìm bài ca dao diễn tả nỗi nhớ )
Cảnh buồn người thiết tha lòng ,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun .
 khung cảnh thiên nhiên ảm đạm , lạnh lẽo được nhìn qua tâm trạng  tả cảnh ngụ tình .
 tâm trạng như mềm nhũn , não lòng thấm vào cảnh vật .
III. TỔNG KẾT
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
2
1
3
4
5
6
7
8
CÂU 1: 5 CHỮ CÁI
Tâm trạng xuyên suốt trong đoạn trích?
CÂU 2 : 11 CHỮ CÁI
Ai được xem là dịch giả của bản dịch?
CÂU 3: 12 CHỮ CÁI
Nghệ thuật chính trong đoạn trích?
CÂU 4: 11 CHỮ CÁI
Tác giả của Chinh phụ ngâm là ai?
CÂU 5: 17 CHỮ CÁI
Biểu hiện giá trị nhân đạo của đoạn trích?
CÂU 6 : 8 CHỮ CÁI
Trong cô đơn , buồn khổ người chinh phụ khát khao điều gì ?
CÂU 7 : 14 CHỮ CÁI
Bản dịch được dịch bằng thể thơ gì?
CÂU 8: 13 CHỮ CÁI
Bút pháp nghệ thuật gì được sử dụng qua hai dòng thơ :
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
III. Tổng kết :
1. Nội dung:
- Miêu tả sắc thái, cung bậc khác nhau của nỗi cô đơn: nhớ thương buồn khổ, phập phồng lo sợ , khao khát hạnh phúc tình yêu, ... của chinh phụ .
- Đồng cảm với nỗi đau của người chinh phụ và lên án chiến tranh phi nghĩa .
 Giá trị nhân đạo sâu sắc .
2. Nghệ thuật :
Miêu tả nội tâm ( gián tiếp qua tả hành động , tả ngoại cảnh , trực tiếp qua lời độc thoại nội tâm của nhân

Từ láy, điệp từ , so sánh , ước lệ .
- Tả cảnh ngụ tình .
III. Luyện tập:
1- Kể tên những tác phẩm về đề tài chiến tranh mà em đã được học ? So sánh những tác phẩm ấy ?
2- Nếu có chiến tranh xảy ra em sẽ làm gì ?
3- Sau khi học đoạn trích trên em mong muốn điều gì cho xã hội ?
Cảm ơn
thầy cô và các em
đã theo dõi
…....  …....
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)