Tuần 27. Thao tác lập luận bình luận

Chia sẻ bởi Trần Nam Chung | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Thao tác lập luận bình luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Thao tác lập luận bình luận
Tiết số 99: làm văn
Soạn giảng : Trần Nam Chung
Thao tác lập luận bình luận
Tiết số 99: làm văn
Bình luận thể thao
Bình luận âm nhạc
Bình luận tin tức
I. Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
* Khái niệm: SGK/ 73
* So sánh “ bình luận” với “giải thích” và “ chứng minh”
* Mục đích của thao tác lập luận bình luận
Đề xuất, thuyết phục người khác tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về hiện tượng,vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học
* Yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
- Người nghe phải biết, quan tâm tới vấn đề bàn luận
- Ý kiến bàn luận phải xác đáng, mới mẻ
- Phải nắm vững kĩ năng bình luận ( cách tổ chức sắp xếp các luận điểm, luận cứ)
* Vai trò của thao tác lập luận bình luận:
- Thời đại văn minh, dân chủ, mọi người đều có quyền và có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề xã hội
- Con người ngày nay phải dám và có khả năng tham gia bình luận
 Bình luận là hoạt động con người tiến hành thường xuyên trong cuộc sống
II- Cách bình luận
Nhóm 1-2 Bài tập 2 SGK/ trang 73
- Văn bản bàn về vấn đề gì?
- Tác giả đã đánh giá,lí giải vấn đề đó như thế nào?
- Sau khi đánh giá vấn đề, tác giả bàn bạc mở rộng vấn đề ra sao?
Nhóm 3-4 Văn bản “ Xin lập khoa luật”
Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ Gia Long đến nay. Ai giỏi luật sẽ được làm quan. Vì luật bao gồm cả kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó có tam cương ngũ thường cho đến việc hành chánh của 6 Bộ đều đầy đủ. Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật. Bởi vậy ở các nước phương Tây, phàm những ai đã nhập ngạch Bộ hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao bị biếm truất. Dù vua, Triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc. Như vậy là để giúp cho các vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả. Phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử. Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ ký của các quan trong Bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái. Như chế độ xưa, vua có “tam hào” (3 lần tha). Bởi vì nếu có tội phải giết thì đó là quốc dân giết.
Biết rằng đạo làm người là không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa. Nhưng các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm? Cho nên Khổng Tử có nói: “Ta chưa hề thấy ai thấy được lỗi mình mà biết tự trách phạt”.
Từ xưa đến nay các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khac cũng chỉ là phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật, thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị được dân. Điều này quá rõ. Bởi vì sách vở chỉ chép nào là sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân, nào là những bài luận hay ho của người xưa để lại, nào những áng văn chương trau chuốt của chư tử, nào những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự đặt bày. Trong đó hay có, dở có, kẻ nói này, người nói khác, xét kỹ thứ sách vở đó chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì. Cho nên Khổng Tử nói: “Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc”. Thử xem có những nhà Nho suốt đời đọc sách, đáng lẽ cử chỉ của họ phải làm khuôn thước cho đời, vậy mà tại sao có nhiều người cuộc đời của họ và sự ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác? Nếu bảo luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng không bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao? Chỉ sợ con người không tận dụng luật mà thôi. Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tìm cái gì khác.
Thông thường việc bình luận trải qua mấy bước ?
Bước 1:
Nêu hiện tượng
( vấn đề )
cần bình luận
Bước 2:
Đánh giá hiện
Tượng ( vấn đề )
cần bình luận
Bước 3:
Bàn về hiện
tượng ( vấn đề )
cần bình luận.
- Yêu cầu của việc nêu hiện tượng (vấn đề ) cần bình luận?
- Cách đánh giá hiện tượng ( vấn đề ) cần bình luận?
- Cách bàn về hiện tượng ( vấn đề ) cần bình luận?
Bước 1:
Trình bày trung
thực,rõ ràng,
ngắn gọn vấn đề
cần bình luận.
Bước 2:
3 cách
đánh giá vấn đề:
( Sgk T 72 )
Bước 3:
3 cách
bàn về vấn đề .
( Chú ý bàn về ý
nghĩa xa rộng, sâu
sắc hơn mà vấn đề
được bình luận
có thể gợi ra)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nam Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)