Tuần 27. Thao tác lập luận bình luận

Chia sẻ bởi Lê Thị Nhung | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Thao tác lập luận bình luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Đến với tiết học
Chào mừng quý thầy cô
Truyện cười “ Cõng lừa ra chợ”
Hai ông cháu dắt một con lừa đi chợ. Đi một đoạn, có một người bảo: “Xem hai người ngốc chưa kìa, có con lừa mà không biết cưỡi!”. Người ông nghe thấy bèn cưỡi lừa, để đứa cháu đi bộ. Một người trông thấy bảo: “Thằng bé bé thế mà không cho nó cưỡi lừa, tội chưa.” Lần này người ông để cháu cưỡi lừa còn mình đi bộ. Một người có học trông thấy bèn mắng thằng bé: “Mày thật bất hiếu, sao không biết nhường lừa cho người bậc trên?”. Nghe vậy, hai ông cháu không biết làm thế nào, đành cõng con lừa ra chợ!.
Sóng thần ở Thái Lan
Sóng thần ở In-do-ne-xi-a
Tiết 99 - Làm văn:
Thao tác lập luân bình luận
************
Giáo viên: Đặng Thị Hiền
Trường T.H.P.T Thuận Thành số 1
I.Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận binh luận:
1. Phân tích ví dụ: Đoạn trích “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1).
- Đoạn trích là ý kiến của N.T.Tộ bàn luận về một vấn đề có ý nghĩa trọng đại đang đặt ra vào thời ấy: Có nên lập ra khoa luật hay không?
- Tác giả có ý thức tranh biện với quan niệm cho rằng việc lập khoa luật là không cần thiết.
Từ đó tác giả thiết tha thuyết phục vua Nguyễn cần phải lập khoa luật, nếu muốn trị nước trên cơ sở công bằng, đạo đức, chứ không phải nói suông trên giấy về lễ nghĩa hay trung hiếu.
=>NTT đã sử dụng thao tác lập luận bình luận.
2. Mục đích của thao tác lập luận bình luận.
- Bình luận là bàn luận và đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề nào đó (Viện ngôn ngữ học, Từ điển TV,Nxb Đà Nẵng -Trung tâm Từ điển học, 2002)
- Mục đích: Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng, vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học.


Bảng so sánh mục đích của các thao tác lập luận
Giúp người
đọc người
nghe hiểu rõ
vấn đề
bằng cách
lý giải, cắt
nghĩa nguyên
nhân,nguồn gốc
của vấn đề
Giúp người
đọc, người
nghe xem xét
các khía cạnh,
phương diện
để thấy được
bản chất của
vấn đề
Thuyết phục
người đọc,
người nghe
tin một
vấn đề nào
đó là đúng,
là có thật
bằng những
lí lẽ, dẫn
chứng xác
thực, đáng
tin cậy
Nhằm đề
xuất và thuyết
phục người
đọc, người
nghe tán
đồng với nhận
xét, đánh giá,
bàn luận của
mình về
một hiện tượng,
một vấn đề.
3. Yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
- Phải có sự xác định phải - trái, hay - dở, đúng -sai... thật xác đáng để lôi cuốn người đọc, người nghe.
- Phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại (người đối thoại cần có hiểu biết nhất định, có sự quan tâm về vấn đề bình luận).
- Người bình luận phải nắm vững kĩ năng bình luận (cách tổ chức luận cứ, luận điểm...), có lập trường tư tưởng vững vàng, có kiến thức và hiểu biết về cuộc sống, nắm chắc vấn đề bluận... nhằm đạt mục đích bình luận.
II. Cách bình luận:
1. Giả sử em phải tham gia bình luận về các vấn đề:
- Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh.
- Tai nạn giao thông hiện nay.
Em sẽ làm như thế nào?
Một vài hình ảnh về học sinh hút thuốc lá
Một vài hình ảnh về tai nạn giao thông
2. Các bước bình luận:
a.Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
Trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng những điều cơ bản theo yêu cầu của chủ đề bình luận, đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan.
b. Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
- Người bình luận có thể nêu ra và bảo vệ ý kiến, đgiá của riêng mình. (Xem sgk, chọn một trong ba hướng với điều kiện hướng đó, trong trường hợp cụ thể là phù hợp với lẽ phải và sự thật).
- Sau khi đã lựa chọn được một hướng đánh giá phù hợp với chân lý rồi, người bình luận phải tìm những lí lẽ và dẫn chứng xác đáng, để thuyết phục người đọc, người nghe.
c. Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
- Cả ba hướng được nêu trong sgk đều đúng và cần thiết.
- Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt, ý kiến bàn luận cần phải:
+ Phù hợp với hiện tượng, vấn đề bàn luận, không lạc đề, xa đề.
+ Chính xác, sâu rộng, có khả năng gợi ra những suy nghĩ mới mẻ, lý thú.
=> Ghi nhớ: (sgk)

III. Luyện tập:
1. Bài 1:
Nhận xét như vậy là sai. Bình luận không phải là giải thích, không để chứng minh, cũng không phải là giải thích và chứng minh cộng lại.
Sự khác nhau là ở mục đích.
2. Bài 2:
Đoạn trích có sử dụng thao tác lập luận bình luận. Căn cứ vào việc tác giả đưa ra ý kiến, nhận định của mình về vấn đề tai nạn giao thông theo 3 bước:
-Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
-Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
-Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
3. Bài 3: Gợi ý
- Nêu vai trò của luật pháp đối với xã hội ta hiện nay
- Làm thế nào để có luật nghiêm và làm tốt việc giáo dục trong xã hội.
Chúc quý thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc!
Chúc các em học giỏi!
Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)