Tuần 27. Số phận con người
Chia sẻ bởi Tranthi Huung |
Ngày 09/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Số phận con người thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
1
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ HỘI GIẢNG LỚP 12A2
2
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
(Sô-lô-khốp)
3
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sô-lô-khốp (1905 - 1984), sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a, tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông, nước Nga.
4
Quê hương sông Đông
5
- Ông tham gia cách mạng sớm, làm nhiều nghề kiếm sống nhưng vẫn dành thời gian tự học và đọc sách.
- Năm 1925, ông bắt tay viết tác phẩm “Sông Đông êm đềm”,được tặng giải thưởng Quốc gia.
- Năm 1932, là Đảng viên Đảng Cộng Sản Liên Xô.
- Năm 1939,ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, từng là phóng viên chiến trường trong chiến tranh vệ quốc.
- Tác phẩm: “Truyện sông Đông”, “Thảo nguyên xanh”,“Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Số phận con người”…
6
- Mô tả con người bình thường thậm chí “bé nhỏ”, với tất cả các quan hệ phức tạp, đa dạng. Từ bỏ lối mô tả khuôn sáo, nông cạn, hời hợt về con người.
*Nhà văn đã đưa ra một cái nhìn và thể hiện mới trên nhiều vấn đề hệ trọng đối với văn học, đó là:
- Chú ý tới giá trị nhân đạo của văn học, nâng cao sức biểu cảm của hình tượng nghệ thuật, chú ý tới vai trò giáo dục của văn học.
- Mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người phải chịu đựng do chiến tranh.
7
*Sô-lô-khốp là nhà văn Nga lỗi lạc, đồng thời cũng được đánh giá vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX. Ông được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
8
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn “Số phận con người” được viết năm 1957, trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ của Đảng Cộng Sản Liên Xô, cùng xu hướng quan tâm đến số phận con người của văn học thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tác phẩm là cột mốc quan trọng của văn học Xô Viết.
9
b. Tóm tắt truyện
Khi chiến tranh bùng nổ, Xô-cô-lốp ra trận,bị thương hai lần, sau đó bị đọa đày trong các trại tập trung của phát xít Đức. Tìm cách trốn được về với quân ta, anh hay tin vợ và hai con gái đã bị bom phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng của anh là con trai A-na-tô-li, nhưng đúng ngày 9-5-45, ngày chiến thắng, con trai anh đã hi sinh. Sau đó anh giải ngũ, về chỗ vợ chồng người bạn ở U-riu-pin-xcơ, xin làm việc trong đội xe vận tải. Tại đây anh đã gặp bé Va-ni-a côi cút và quyết định nhận nó làm con. Tình yêu thương với Va-ni-a đã làm trái tim anh ấm lại nhưng nhiều đêm anh vẫn mơ thấy vợ con, tỉnh dậy gối đẫm nước mắt. Một sự việc không may xảy ra, Xô-cô-lốp bị tước bằng lái xe. Hai cha con anh đã quyết định cuốc bộ đến một địa phương khác, nơi người đồng đội cũ của anh đang làm việc.
10
II. Đọc hiểu văn bản
11
12
II. Đọc hiểu văn bản
1. Số phận bất hạnh của con người trong và sau chiến tranh:
a. Xô-cô-lốp
* Trong chiến tranh:
- Bị thương hai lần, bị bắt làm tù binh, bị đọa đày trong trại tập trung của phát xít Đức.
- Vợ và hai con gái là nạn nhân của bom phát xít.
- Con trai hi sinh vào ngày chiến thắng.
Chiến tranh cướp đi của anh tất cả những gì quý báu nhất.
13
“Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi…”
14
* Sau chiến tranh:
- Phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp và trở thành kẻ nghiện rượu dù biết đó là “món nguy hại”.
- Nỗi đau khiến anh không thể ở lâu một chỗ.
- Tâm trạng: nặng trĩu và u ám, đầy lo âu sầu não, đêm nào cũng mơ thấy vợ con, gối đẫm nước mắt.
=> Chiến tranh phát xít tàn bạo gây ra những vết thương lòng không thể nào lành được.
15
b. Bé Va-ni-a
- Hoàn cảnh:
+ Cha chết ngoài mặt trận
+ Mẹ chết trên tàu vì bom
Trở thành đứa trẻ lang thang,không nơi nương tựa.
đáng thương, tội nghiêp.
=> Tố cáo chiến tranh phát xít gây ra những hậu quả, những tổn thất nặng nề về vật chất lẫn tinh thần, phản ánh chân thật số phận con người, nhắc nhở sự quan tâm của toàn xã hội đối với cá nhân con người.
16
Củng cố: Số phận bất hạnh của An-đrây Xô-cô-lốp và Va-ni-a
Dặn dò: Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo
17
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH
18
2. …Và con người vượt lên số phận:
- Xúc động trước hoàn cảnh của Va-ni-a
- Và tự nhận thức được bờ vực thẳm tương lai có thể làm cả hai cùng “chìm nghỉm”
Xô-cô-lốp quyết định nhận Va-ni-a làm con,hai con người cô đơn sẽ nương tựa vào nhau và sưởi ấm tâm hồn nhau.
* Hạnh phúc bất ngờ làm cả hai choáng váng:
+ Bé Va-ni-a: “nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi…ríu rít, líu lo vang rộn cả buồng lái…,nó áp sát vào người tôi,toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió…”
+ Còn Xô-cô-lốp: “mắt mờ cả đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy…”
19
=> Ngòi bút trữ tình sâu lắng của nhà văn đã ngợi ca Xô-cô- lốp, biểu tượng của tâm hồn Nga: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái - một nhân vật mang tính sử thi. Đồng thời, nhà văn tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng, có thể vượt qua bi kịch số phận.
20
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ HỘI GIẢNG LỚP 12A2
2
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
(Sô-lô-khốp)
3
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sô-lô-khốp (1905 - 1984), sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a, tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông, nước Nga.
4
Quê hương sông Đông
5
- Ông tham gia cách mạng sớm, làm nhiều nghề kiếm sống nhưng vẫn dành thời gian tự học và đọc sách.
- Năm 1925, ông bắt tay viết tác phẩm “Sông Đông êm đềm”,được tặng giải thưởng Quốc gia.
- Năm 1932, là Đảng viên Đảng Cộng Sản Liên Xô.
- Năm 1939,ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, từng là phóng viên chiến trường trong chiến tranh vệ quốc.
- Tác phẩm: “Truyện sông Đông”, “Thảo nguyên xanh”,“Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Số phận con người”…
6
- Mô tả con người bình thường thậm chí “bé nhỏ”, với tất cả các quan hệ phức tạp, đa dạng. Từ bỏ lối mô tả khuôn sáo, nông cạn, hời hợt về con người.
*Nhà văn đã đưa ra một cái nhìn và thể hiện mới trên nhiều vấn đề hệ trọng đối với văn học, đó là:
- Chú ý tới giá trị nhân đạo của văn học, nâng cao sức biểu cảm của hình tượng nghệ thuật, chú ý tới vai trò giáo dục của văn học.
- Mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người phải chịu đựng do chiến tranh.
7
*Sô-lô-khốp là nhà văn Nga lỗi lạc, đồng thời cũng được đánh giá vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX. Ông được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
8
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn “Số phận con người” được viết năm 1957, trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ của Đảng Cộng Sản Liên Xô, cùng xu hướng quan tâm đến số phận con người của văn học thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tác phẩm là cột mốc quan trọng của văn học Xô Viết.
9
b. Tóm tắt truyện
Khi chiến tranh bùng nổ, Xô-cô-lốp ra trận,bị thương hai lần, sau đó bị đọa đày trong các trại tập trung của phát xít Đức. Tìm cách trốn được về với quân ta, anh hay tin vợ và hai con gái đã bị bom phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng của anh là con trai A-na-tô-li, nhưng đúng ngày 9-5-45, ngày chiến thắng, con trai anh đã hi sinh. Sau đó anh giải ngũ, về chỗ vợ chồng người bạn ở U-riu-pin-xcơ, xin làm việc trong đội xe vận tải. Tại đây anh đã gặp bé Va-ni-a côi cút và quyết định nhận nó làm con. Tình yêu thương với Va-ni-a đã làm trái tim anh ấm lại nhưng nhiều đêm anh vẫn mơ thấy vợ con, tỉnh dậy gối đẫm nước mắt. Một sự việc không may xảy ra, Xô-cô-lốp bị tước bằng lái xe. Hai cha con anh đã quyết định cuốc bộ đến một địa phương khác, nơi người đồng đội cũ của anh đang làm việc.
10
II. Đọc hiểu văn bản
11
12
II. Đọc hiểu văn bản
1. Số phận bất hạnh của con người trong và sau chiến tranh:
a. Xô-cô-lốp
* Trong chiến tranh:
- Bị thương hai lần, bị bắt làm tù binh, bị đọa đày trong trại tập trung của phát xít Đức.
- Vợ và hai con gái là nạn nhân của bom phát xít.
- Con trai hi sinh vào ngày chiến thắng.
Chiến tranh cướp đi của anh tất cả những gì quý báu nhất.
13
“Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi…”
14
* Sau chiến tranh:
- Phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp và trở thành kẻ nghiện rượu dù biết đó là “món nguy hại”.
- Nỗi đau khiến anh không thể ở lâu một chỗ.
- Tâm trạng: nặng trĩu và u ám, đầy lo âu sầu não, đêm nào cũng mơ thấy vợ con, gối đẫm nước mắt.
=> Chiến tranh phát xít tàn bạo gây ra những vết thương lòng không thể nào lành được.
15
b. Bé Va-ni-a
- Hoàn cảnh:
+ Cha chết ngoài mặt trận
+ Mẹ chết trên tàu vì bom
Trở thành đứa trẻ lang thang,không nơi nương tựa.
đáng thương, tội nghiêp.
=> Tố cáo chiến tranh phát xít gây ra những hậu quả, những tổn thất nặng nề về vật chất lẫn tinh thần, phản ánh chân thật số phận con người, nhắc nhở sự quan tâm của toàn xã hội đối với cá nhân con người.
16
Củng cố: Số phận bất hạnh của An-đrây Xô-cô-lốp và Va-ni-a
Dặn dò: Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo
17
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH
18
2. …Và con người vượt lên số phận:
- Xúc động trước hoàn cảnh của Va-ni-a
- Và tự nhận thức được bờ vực thẳm tương lai có thể làm cả hai cùng “chìm nghỉm”
Xô-cô-lốp quyết định nhận Va-ni-a làm con,hai con người cô đơn sẽ nương tựa vào nhau và sưởi ấm tâm hồn nhau.
* Hạnh phúc bất ngờ làm cả hai choáng váng:
+ Bé Va-ni-a: “nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi…ríu rít, líu lo vang rộn cả buồng lái…,nó áp sát vào người tôi,toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió…”
+ Còn Xô-cô-lốp: “mắt mờ cả đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy…”
19
=> Ngòi bút trữ tình sâu lắng của nhà văn đã ngợi ca Xô-cô- lốp, biểu tượng của tâm hồn Nga: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái - một nhân vật mang tính sử thi. Đồng thời, nhà văn tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng, có thể vượt qua bi kịch số phận.
20
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tranthi Huung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)