Tuần 27. Số phận con người
Chia sẻ bởi Trần Thị Trúc Phương |
Ngày 09/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Số phận con người thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Sôlôkhôp
Số phận con người
NỘI DUNG BÀI HỌC
TÌM HIỂU TÁC GIẢ .
TÌM HIỂU TRUYỆN “SỐ PHẬN CON NGƯỜI”.
TỔNG KẾT.
I. TÁC GIẢ M. SÔLÔKHÔP
- Mi-khai-in Sô-lô-khốp (1905-1984), nhà văn Nga Xô Viết; được coi là một trong những nhà văn lớn ở thế kỉ XX; được tặng thưởng Nô-ben văn học năm 1965
- Là một nhà văn hiện thực vĩ đại, khát vọng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.
II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM:
1/ Hoàn cảnh ra đời và khái quát:
Truyện Số phận con người ra đời vào năm 1957 - đây là một thành tựu sáng tác xuất sắc của ông những năm sau chiến tranh.
Mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô-viết, khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái. Tất cả được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật rất độc đáo, sáng tạo, đầy hấp dẫn.
2/ Tóm tắt tác phẩm:
* Gần một năm sau chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, mùa xuân năm 1946 trên đường đi công tác, tác giả gặp Xô-cô-lốp và anh đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ của mình...
Thiên nhiên Nga
* Chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp giải ngũ nhưng không về Vô-rô-ne-giơ nữa, đến tá túc nhà một đồng đội cũ, ở U-riu-pin-xcơ
* Anh gặp, nhận nuôi bé Va-ni-a. Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Xô-cô-lốp được ngủ một giấc ngon lành… Va-ni-a không chịu rời bố. ..
* Một chút rủi ro không may xảy đến, anh bị tước bằng lái xe. Thế là hai bố con lại đến vùng Ka-sa-rư sống.
* TG nhìn hai bố con đi dần, một nỗi buồn thấm thía và những suy tư về thân phận con người thời hậu chiến như ám ảnh…
2/ Tóm tắt tác phẩm:
Thiên nhiên Nga
a/ Chiến tranh và thân phận con người:
- Xô-cô-lôp phải trải qua những tấn thảm kịch đau lòng-những đau đớn về thể xác và tinh thần không gì bù đắp:
+ Vợ và hai con gái chết vì bom của bọn phát xít Đức; đứa con trai cũng hy sinh đúng vào ngày chiến thắng (9/5/1945).
+ Xô-lô-lôp đã bị thương lại bị bắt làm tù binh, bị đọa đày trong các trại tập trung; sau chiến tranh, anh không biết đi đâu, về đâu…
3/ Tìm hiểu nội dung:
- Bé Vania:
+ là đứa trẻ mồ côi, lang thang, bố mẹ đều bị chết trong chiến tranh; một mình bé nhặt nhạnh, kiếm ăn nơi hàng quán; bạ đâu ngủ đó…
+ hình thức của Vania: nét mặt nhem nhuốc, quần áo rách bươm, đầu tóc rối bù nhưng cặp mắt thì như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm…
Một đại diện cho một lớp người Nga phải hứng chịu đau thương trong chiến tranh; một đại diện cho thế hệ sinh ra trong thời chiến mà tương lai phải hứng chịu hậu quả do chiến tranh để lại
=> Kể lại hai số phận con người như thế, ngòi bút nhà văn lúc đanh thép lên tiếng tố cáo chiến tranh, lúc lại trĩu nặng yêu thương đối với những thân phận bất hạnh, nạn nhân của bom đạn
Trích lược Đoạn Văn
“Những giọt nước mắt nóng hổi sôi lên ở mặt tôi, và lập tức tôi quyết định: “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được! Mình sẽ nhận nó làm con” (…) Nó nhảy chồm lên cổ tôi hôn vào má, vào môi, vào trán và như con chim chích, nó ríu rít líu lo vang rộn cả buồng lái”
“… nhưng mà quả tim của tôi đã rệu rã lắm rồi, đến phải thay pít-tông thôi… Có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi. (…). Lại còn thêm một nỗi khổ tâm này nữa: hầu như đêm nào tôi cũng chiêm bao thấy những người thân quá cố…”
3/ Tìm hiểu nội dung:
b/ Nghị lực vượt qua số phận:
- Xôcôlốp chấp nhận cuộc sống thực tại của mình sau chiến tranh (không gia đình, người thân…); tự nhận mình là bố Vania, chăm lo cho bé cái ăn, cái mặc, giấc ngủ…
-> sung sướng trong tình phụ tử thiêng liêng
- Bé Vania vô tư, hồn nhiên đón nhận tình cảm do người lính Nga mang lại; sẽ đi cùng anh đến mọi nơi trên khắp nước Nga
-> hạnh phúc với tình cảm của người đàn ông bé tưởng là cha đẻ
“Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ phía trước?...”
chiến tranh luôn để lại di chứng biến con người thành côi cút…
khẳng định tính cách, bản lĩnh người lính Nga, con người Nga trong mọi điều kiện
ghi nhận những đóng góp lớn lao và thầm lặng của người lính Xô viết
kêu gọi trách nhiệm của cộng đồng đối với những con người góp phần làm nên lịch sử
Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo lớn lao:
“Số phận con người” mang tình thương cao cả của con người với con người.
Chiến tranh, khổ nhọc có thể giết chết con người về mặt thể xác nhưng không khuất phục được những con người chân chính về mặt tinh thần.
4/ Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế, sâu sắc nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật
- Xây dựng nhận vật điển hình
- Hình thức truyện lồng truyện
- Đoạn trữ tình ngoại đề giàu ý nghĩa, gây xúc động
Ý nghĩa của hình tượng Xô-cô-lốp:
- Xô-cô-lốp tiêu biểu cho hàng triệu người lính Nga với lòng yêu nước tiềm tàng, thầm lặng, sâu sắc đã hy sinh tất cả để gìn giữ độc lập cho Tổ Quốc.
- Nhà văn không chỉ miêu tả cá nhân góp phần tạo nên lịch sử. Ông còn nhấn mạnh trách nhiệm của lịch sử trước mỗi cá nhân.
III. TỔNG KẾT:
Ghi nhớ
(ý chí, nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai – những yếu tố cần/có thể giúp vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận)
HÃY CẢM NHẬN LẠI CÂU CHUYỆN
QUA CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN, HÃY PHÁT BIỂU QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC ?
Số phận con người
NỘI DUNG BÀI HỌC
TÌM HIỂU TÁC GIẢ .
TÌM HIỂU TRUYỆN “SỐ PHẬN CON NGƯỜI”.
TỔNG KẾT.
I. TÁC GIẢ M. SÔLÔKHÔP
- Mi-khai-in Sô-lô-khốp (1905-1984), nhà văn Nga Xô Viết; được coi là một trong những nhà văn lớn ở thế kỉ XX; được tặng thưởng Nô-ben văn học năm 1965
- Là một nhà văn hiện thực vĩ đại, khát vọng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.
II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM:
1/ Hoàn cảnh ra đời và khái quát:
Truyện Số phận con người ra đời vào năm 1957 - đây là một thành tựu sáng tác xuất sắc của ông những năm sau chiến tranh.
Mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô-viết, khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái. Tất cả được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật rất độc đáo, sáng tạo, đầy hấp dẫn.
2/ Tóm tắt tác phẩm:
* Gần một năm sau chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, mùa xuân năm 1946 trên đường đi công tác, tác giả gặp Xô-cô-lốp và anh đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ của mình...
Thiên nhiên Nga
* Chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp giải ngũ nhưng không về Vô-rô-ne-giơ nữa, đến tá túc nhà một đồng đội cũ, ở U-riu-pin-xcơ
* Anh gặp, nhận nuôi bé Va-ni-a. Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Xô-cô-lốp được ngủ một giấc ngon lành… Va-ni-a không chịu rời bố. ..
* Một chút rủi ro không may xảy đến, anh bị tước bằng lái xe. Thế là hai bố con lại đến vùng Ka-sa-rư sống.
* TG nhìn hai bố con đi dần, một nỗi buồn thấm thía và những suy tư về thân phận con người thời hậu chiến như ám ảnh…
2/ Tóm tắt tác phẩm:
Thiên nhiên Nga
a/ Chiến tranh và thân phận con người:
- Xô-cô-lôp phải trải qua những tấn thảm kịch đau lòng-những đau đớn về thể xác và tinh thần không gì bù đắp:
+ Vợ và hai con gái chết vì bom của bọn phát xít Đức; đứa con trai cũng hy sinh đúng vào ngày chiến thắng (9/5/1945).
+ Xô-lô-lôp đã bị thương lại bị bắt làm tù binh, bị đọa đày trong các trại tập trung; sau chiến tranh, anh không biết đi đâu, về đâu…
3/ Tìm hiểu nội dung:
- Bé Vania:
+ là đứa trẻ mồ côi, lang thang, bố mẹ đều bị chết trong chiến tranh; một mình bé nhặt nhạnh, kiếm ăn nơi hàng quán; bạ đâu ngủ đó…
+ hình thức của Vania: nét mặt nhem nhuốc, quần áo rách bươm, đầu tóc rối bù nhưng cặp mắt thì như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm…
Một đại diện cho một lớp người Nga phải hứng chịu đau thương trong chiến tranh; một đại diện cho thế hệ sinh ra trong thời chiến mà tương lai phải hứng chịu hậu quả do chiến tranh để lại
=> Kể lại hai số phận con người như thế, ngòi bút nhà văn lúc đanh thép lên tiếng tố cáo chiến tranh, lúc lại trĩu nặng yêu thương đối với những thân phận bất hạnh, nạn nhân của bom đạn
Trích lược Đoạn Văn
“Những giọt nước mắt nóng hổi sôi lên ở mặt tôi, và lập tức tôi quyết định: “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được! Mình sẽ nhận nó làm con” (…) Nó nhảy chồm lên cổ tôi hôn vào má, vào môi, vào trán và như con chim chích, nó ríu rít líu lo vang rộn cả buồng lái”
“… nhưng mà quả tim của tôi đã rệu rã lắm rồi, đến phải thay pít-tông thôi… Có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi. (…). Lại còn thêm một nỗi khổ tâm này nữa: hầu như đêm nào tôi cũng chiêm bao thấy những người thân quá cố…”
3/ Tìm hiểu nội dung:
b/ Nghị lực vượt qua số phận:
- Xôcôlốp chấp nhận cuộc sống thực tại của mình sau chiến tranh (không gia đình, người thân…); tự nhận mình là bố Vania, chăm lo cho bé cái ăn, cái mặc, giấc ngủ…
-> sung sướng trong tình phụ tử thiêng liêng
- Bé Vania vô tư, hồn nhiên đón nhận tình cảm do người lính Nga mang lại; sẽ đi cùng anh đến mọi nơi trên khắp nước Nga
-> hạnh phúc với tình cảm của người đàn ông bé tưởng là cha đẻ
“Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ phía trước?...”
chiến tranh luôn để lại di chứng biến con người thành côi cút…
khẳng định tính cách, bản lĩnh người lính Nga, con người Nga trong mọi điều kiện
ghi nhận những đóng góp lớn lao và thầm lặng của người lính Xô viết
kêu gọi trách nhiệm của cộng đồng đối với những con người góp phần làm nên lịch sử
Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo lớn lao:
“Số phận con người” mang tình thương cao cả của con người với con người.
Chiến tranh, khổ nhọc có thể giết chết con người về mặt thể xác nhưng không khuất phục được những con người chân chính về mặt tinh thần.
4/ Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế, sâu sắc nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật
- Xây dựng nhận vật điển hình
- Hình thức truyện lồng truyện
- Đoạn trữ tình ngoại đề giàu ý nghĩa, gây xúc động
Ý nghĩa của hình tượng Xô-cô-lốp:
- Xô-cô-lốp tiêu biểu cho hàng triệu người lính Nga với lòng yêu nước tiềm tàng, thầm lặng, sâu sắc đã hy sinh tất cả để gìn giữ độc lập cho Tổ Quốc.
- Nhà văn không chỉ miêu tả cá nhân góp phần tạo nên lịch sử. Ông còn nhấn mạnh trách nhiệm của lịch sử trước mỗi cá nhân.
III. TỔNG KẾT:
Ghi nhớ
(ý chí, nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai – những yếu tố cần/có thể giúp vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận)
HÃY CẢM NHẬN LẠI CÂU CHUYỆN
QUA CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN, HÃY PHÁT BIỂU QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Trúc Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)