Tuần 27. Số phận con người

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Anh | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Tuần 27. Số phận con người thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

SỐ PHẬN CON NGƯỜI
Sô-lô-khôp
TÁC GIẢ SÔ LÔ KHỐP(1905-1984)
I-TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả :
?Sụ lụ kh?p (1905-1984) l� nh� van Nga l?i l?c.
Trong nh?ng nh� van l?n nh?t c?a th? k? XX
? Sinh ra ? Rụ-xt?p thu?c vựng th?o nguyờn Sụng Dụng, t?ng
l�m nhi?u ngh? d? ki?m s?ng , t?ng theo sỏt H?ng quõn trờn
Nhi?u chi?n tru?ng trong cu?c chi?n tranh v? qu?c vi d?i .
Sụ-lụ kh?p d? l?i nhi?u tỏc ph?m cú giỏ tr? l?n. Tỏc ph?m tiờu
bi?u :Sụng Dụng ờm d?m, D?t v? hoang, H? dó chi?n d?u vỡ t?
qu?c.
? Sau chi?n tranh, ụng t?p trung ch? y?u v�o sỏng tỏc.
? Nam 1965, ụng du?c t?ng Gi?i thu?ng Nụ ben v? van h?c.
2.Xuất xứ:
Truyện được công bố lần đầu trên báo Sự thật, số ra
ngày 31-12-1956 và 1-1-1957.
Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của văn
học Xô Viết. Đây là tác phẩm đầu tiên, nhà văn tập trung thể hiện
hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống
và chiến tranh toàn diện, chân thực.
Về sau, truyện được in trong tập “Truyện sông Đông”.
Truyện ngắn “Số phận con người” in trong cuốn “Truyện sông Đông”
Một số tác phẩm của Lô Sô Khốp


Tóm tắt cốt truyện:
Gần một năm sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, mùa xuân
năm 1946, trên đường đi công tác, tác giả gặp Xôcôlốp và anh đã kể
cho tác giả nghe về cuộc đời vô cùng gian truân và đau khổ của
mình.
 Chiến tranh bùng nổ, anh ra trận để lại quê nhà vợ và 3 con. Sau một
năm chiến đấu, hai lần anh bị thương nhẹ vào tay và chân. Tiếp đó,
anh bị bắt làm tù binh, bị đày đọa suốt 2 năm trời trong các trại tập
trung của phát xít Đức. Lao dịch, nhục hình, đói rét, tử thần đêm
ngày đe dọa. Năm 1944, giặc bị thua to trên mặt trận Xô-Đức, bọn
phát xít bắt tù binh làm lái xe. Nhân cơ hội đó, Xôcôlốp đã bắt sống
một tên trung tá Đức, lái xe chạy thoát về phía Hồng quân. Lúc này,
anh mới biết tin về vợ và 2 con gái anh đã bị bom giặc giết hại.
Anatôli, cậu con trai giỏi toán của anh nay đã trở thành đại uý pháo
binh Hồng quân. Hai cha con cùng tham dự chiến dịch công phá
Beclin, sào huyệt của Hitle. Đúng ngày 9/5/1945 ngày chiến thắng,
một tên thiện xạ Đức đã bắn lén giết chết Anatôli, niềm hy vọng cuối
cùng của anh….

Chiến tranh kết thúc, Xôcôlốp được giải ngũ, nhưng anh không trở về
Vôrônegiơ quê hương nữa. Một đồng đội bị thương đã giải ngũ có lần
mời anh về nhà chơi, Xôcôlốp nhớ ra và tìm đến Uriupinxcơ. Anh xin
được làm lái xe chở hàng hóa về các huyện và chở lúa mì về thành
phố. Mỗi lần đưa xe về thành phố anh lại tạt vào cửa hiệu giải khát
uống một li rượu lử người. Anh đã gặp bé Vania đầu tóc rối bù, áo
quần rách bươm xơ mướp nhưng cặp mắt như những ngôi sao sáng
ngời sau trận mưa đêm. Nó ăn ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì ăn
nấy. Bạ đâu ngủ đó. Xôcôlốp xúc động quyết định: “Mình sẽ nhận nó
làm con nuôi!” Xôcôlốp nói với bé Vania: “Là bố của con” khi nó
nghẹn ngào hỏi: “Thế chú là ai?” Đưa Vania về nhà vợ chồng người
bạn, Xôcôlốp tắm rửa; cắt tóc, sắm áo quần cho bé. Nhìn nó ăn xúp
bắp cải, vợ người bạn lấy tạp dề che mặt khóc. Lần đầu tiên sau chiến
tranh, Xôcôlốp được ngủ một giấc yên lành. Còn bé Vania rúc vào
nách bố nuôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ. Ngày và
đêm, bé Vania không chịu rời Xôcôlốp. Một chuyện rủi ro xẩy đến,
Xôcôlốp bị người ta tước mất bằng lái xe. Mất việc, anh đưa bé Vania
đi bộ đến Kasarư sống. Nhìn 2 bố con đi xa dần với một nỗi buồn
thấm thía, chợt đứa bé quay lại nhìn nhà văn, vẫy vẫy bàn tay bé xíu
hồng hồng. Như có móng sắc nhọn bóp lấy tim mình, tác giả vội quay
mặt đi…

II-ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1.Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau chiến tranh và sau khi gặp được bé Vania:
- Bản thân anh chịu nhiều cay đắng:
+ Bị thương hai lần, hai năm bị đoạ đày trong trại tù binh Đức.
+ Sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau
đớn:
Vợ và hai con gái anh đã bị bom phát xít giết hại,
 Đứa con trai yêu quí của anh bị “một tên thiện xạ Đức” giết chết ngay ngày chiến thắng.
Vì độc lập và sự sống còn của nhân dân, anh đã chịu đựng những
mất mát ghê gớm.
-Sau chiến tranh: anh không còn quê, không còn nhà, không còn người
thân, phải sống nhờ nhà người đồng đội cũ
Sống trong nỗi đau khổ, thất vọng và cô đơn.
-Anh tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “Phải nói rằng tôi đã thật sự
Say mê cái món nguy hại ấy!”
 Bị đẩy vào tình cảnh bế tắc, anh suýt rơi vào nguy cơ nghiện rượu.
2.Xô cô lốp quyết định nhận Vania làm con

a)Hoàn cảnh của Vania: không nơi nương tựa, mồ côi
cả cha lẫn mẹ, ai cho gì thì ăn nấy, bạ đâu ngủ đó.
b)Tâm trạng của Xô cô lốp: cảm thấy “Những giọt
Nước mắt nóng hổi sôi lên ở mặt” và lập tức quyết định
“Không để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được!
Mình sẽ nhận nó làm con”.
=>Quyết định bộc phát xuất phát từ đáy lòng không tư
lợi.
3.Tình cảm của Xô cô lốp dành cho Vania
-Săn sóc, mua quần áo mới cho Vania.
-Đêm đêm trở dậy đánh diêm soi nhìn Vania ngủ.
-Cố gắng che giấu nỗi đau riêng của mình để đem lại
niềm vui cho Vania.
=>Lòng nhân ái giúp hai con người côi cút vượt qua sự
cô đơn.
4.Những khó khăn Xô cô Lốp phải vượt qua
Sôlôkhốp là nhà văn hiện thực nghiêm khắc, ông không
tô hồng cuộc sống khó khăn mà Xôcôlốp phải vượt qua: Xe
anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi
phiêu bạt để kiếm sống.
Thể chất anh cũng dần yếu đi: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì
đau khổ...”, “có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà
tối tăm mặt mũi...”
Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào ... cũng chiêm
bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt
đẫm nước mắt”
=> Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời
gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng. Anh đã cứng cỏi nuốt
thầm giọt lệ để cho bé Va ni a không phải khóc.
5.Thái độ của người kể chuyện và ý nghĩa của lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm
Thái độ của người kể chuyện: thể hiện ở các biện pháp nghệ thuật:
-Tác giả phaỉ khuôn theo cách nói năng, tâm tính, giọng điệu, tâm trạng của Xô cô lốp để thể hiện sâu sắc tính cách của nhân vật này.
-Tác giả trực tiếp miêu tả bối cảnh và thời gian gặp gỡ nhân vật, khung cảnh thiên nhiên, chân dung các nhân vật, những ấn tượng và đánh giá về các nhân vật.
-Tác giả cũng không che giấu thiện cảm đặc biệt đối với nhân vật Xô cô lốp, một “người khách lạ trở nên thân thiết” đối với mình: “với một nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con”
Thái độ của người kể chuyện: được đúc kết trong đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối truyện: “Hai con người côi cút….Tổ quốc kêu gọi”
=>Lời trữ tình ngoại đề thể hiện mối đồng cảm nóng bỏng, lòng khâm phục và niềm tin mạnh mẽ của tác giả trước tính cách Nga kiên cường.
6.Ý tưởng của tác giả gửi gắm qua tác phẩm:
-Lên án “chiến tranh phi nghĩa”, bày tỏ lòng thương cảm với
những mất mát chịu đựng của người dân vô tội do chiến tranh
gây nên.
-Thông qua Xô cô lốp, tác giả khám phá và ngợi ca phẩm chất
đẹp đẽ, cao thượng của tính cách Nga, đó là ý chí kiên cường và
lòng nhân hậu. Con người biết gánh chịu, quên mình vì hạnh
phúc của đồng loại.
III-TỔNG KẾT
-Bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xô viết.
-Sô lô khốp là nhà văn dũng cảm và khám phá sự thật.
Cám ơn cô và các bạn đã theo dõi bài thuyết trình của tổ 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)