TUẦN 27 - LS7- TIẾT 52

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: TUẦN 27 - LS7- TIẾT 52 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:






I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến ở Đàng ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sx
- Đời sống ND cực khổ, đói kém, lưu vong
- Phong trào ND khời nghĩa chống lại nhà nước phong kiến, mà tiêu biểu là cuộc KN của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất
2. Tư tưởng:
- Thấy rõ được sức mạnh quật khởi của ND đàng ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của ND
3. Kỹ năng
- Biết xác định các địa danh (Đối chiếu với hiện nay), hình dung địa bàn hoạt động và qui mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.
II.CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh ảnh liên quan đến bài học. Lược đồ nơi xảy ra các cuộc KN của Nông dân.
2. Học sinh:Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học.
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1.Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày tình hình tôn giáo nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII.
- Nhận xét về tình hình kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII.
2. Giới thiệu bài mới: Chế độ Pk đàng ngoài ngày càng mục nát, đời sống nhân dân khổ cực -> phong trào nông dân nổ ra chống PK.
3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chính trị Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
GV ôn lại: ở đàng ngoài, họ Trịnh đã nắm mọi quyền lực, vua Lê chỉ là bóng mờ trong cung cấm
HS: đọc đoạn đầu của mục 1 sgk
? Em có nhận xét gì về chính quyền PK đàng ngoài giữa TK XVIII?
? Nêu những chi tiết tiêu biểu thể hiện sự mục nát đó?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV nhấn mạnh:
+ Chính quyền PK trung ương; từ vua,hưởng lạc, phè phỡn không còn kỷ cương phép nước.
+ Địa chủ quan lại địa phương, ra sức cướp đất, tăng tô thuế
? Sự mục nát của chính quyền PK đã đem lại hậu quả gì?
? Đứng trước cuộc sống thê thảm đó buộc người nông dân phải làm gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân Đàng Ngoài.
GV: Dùng lược đồ sgk được phóng to giới thiệu các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời gian này ( bằng các kí hiệu )
HS: đọc sgk, nêu tên, thời gian các cuộc KN
GV: xác định trên bản đồ, cùng cả lớp quan sát
? trong các cuộc KN, có 2 cuộc KN tiêu biểu nhất? Vì sao?
HS: đọc phần về Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất
? Việc Hoàng Công Chất chuyển địa bàn hoạt động lên Tây Bắc có ý nghĩa gì?
HS: (Thể hiện tình đoàn kết giữa nông dân miền xuôi với nông dân miền núi)
? Kết quả các cuộc KN?
HS: (Thất bại, bị đàn áp)
?Tại sao nổ ra rời rạc, không liên kết thành phong trào lớn?
? Em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động của phong trào nông dân ở đàng ngoài?
HS: (Lan rộng khắp đồng bằng lên miền núi)
? Tính chất gì? Phi nghĩa hay chính nghĩa, tại sao?
HS: Nông dân đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho giai cấp mình.
1/ Tình hình chính trị

- Chính quyền PK đã mục nát đến cực độ
+Vua Lê: cái bóng mờ trong cung cấm
+ Phủ chúa: hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của
+ Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân
+ Chính quyền địa phương, địa chủ quan lại lấn chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề







- Hậu quả
+ SX bị đình đốn, sa sút nghiêm trọng
+ Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, chết đói, phiêu tán xảy ra ở khắp nơi
2/ Những cuộc khởi nghĩa lớn
a/ Những cuộc khởi nghĩa tiệu biểu
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ở Sơn Tây (1737).
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở Thanh Hoá, Nghệ An.
- Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751).
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) từ Đồ Sơn (Hải Phòng) ( Kinh Bắc uy hiếp Thăng Long ( Sơn Nam vào Thanh Hoá, Nghệ An. Khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769) căn cứ chính Điệm Biên (Lai Châu), bảo vệ vùng biên giới.
b/ Kết quả – ý nghĩa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)