Tuần 26. Tôi yêu em
Chia sẻ bởi Cao Xuân Hải |
Ngày 10/05/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôi yêu em thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào đón các thầy cô giáo
về dự giờ Ngữ văn của lớp 11 C2
Tiết: 93 Ngữ văn 11
Tôi yêu em
Puskin
Người soạn: Lê Thị Giang
Hiêu đính: Cao Xuân Hải
I. Tác giả, tác phẩm
- Puskin (1799 - 1837). Cha là thiếu ta quân đội yêu mến thơ văn. Mẹ có nguốn gốc Nam Phi. Trong 38 năm của cuộc đời ông sáng tác nhiều, đi nhiều nơi, sống trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nên ông rất giàu vốn sống.
- Mặt trời của thi ca Nga, niềm vinh quang của nước Nga, có cống hiến vĩ đại cho nền văn học Nga và thế giới.
- Sáng tác của ông thấm nhuần tư tưởng tự do, công bằng bác ái, cổ vũ cho ý chí đấu tranh và tinh thần phản kháng chống cường quyền, bạo lực.
- Là tác giả của nhiểu tập thơ tình, nhiều tập văn xuôi, nhiều tác phẩm kịch nổi tiếng.
- Thơ trữ tình của Puskin phản ánh đầy đủ, đắc sắc cuọc sống, tâm hồn cao thượng của ông.
- Bài thơ Tôi yêu em, là một trong số những bài thơ tình của Puskin, được khởi nguốn từ mối tình của nhà thơ với Ô-Lê- Nhi-Na.
Dựa vào sách giáo khoa, hãy nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Puskin?
A lếch xan đrơ Xéc ghê ê vich Puskin
Câu chuyện quyết đấu:
- Năm 1828, Puskin gặp Natalia - một cô gái đẹp và ông hơn cô 13 tuổi.
- Năm 1829, Puskin cầu hôn với Natalia; năm 1831 hôn lễ được tổ chức ở Pêtécpua. Họ có với nhau 4 người con – 2 trai, 2 gái và sống rất hạnh phúc.
- Tai họa đến với Puskin khi Đăngtex - một kẻ bảo hoàng Pháp lưu vong là con nuôi sứ thần Hà Lan tại Nga, gặp Natalia, hắn đã ve vãn cô, tỏ tình với cô. Natalia đã cự tuyệt và cho chồng biết. Gia đình Puskin đã cấm cửa Đăng tex.
- Tháng 11 năm 1836 Puskin nhận được lá thư nặc danh của Đăng tex có nội dung nói ông là “Ông vua của những nguời chồng mọc sừng”. Puskin đã thách đấu với hắn.
- Khoảng 16 giờ ngày 27.1.1837 trận quyết đấu đã diễn ra trên đường Pêtecpua đi Pagôlôyô (ven sông Đen). Đăng tex bắn trước, đạn trúng vào giữa mình Puskin. Người ta dựng ông dậy đưa súng cho ông ông bắn, đạn xuyên qua cánh tay vào phần mềm Đăng tex. Hai ngày sau thì ông mất.
- Cái chết đột ngột của thiên tài Puskin được người ta ví nhưmặt trời của thi ca Nga đã lặn.
Natalia Puskina (1812-1863)
Puskin trúng đạn,
được dựng lên trong cuộc đấu súng
Mộ của Puskin ở tu viện Xviatôgôrxki (1837)
Tượng đài Puskin
Anna Ôlênhina (1808-1888), con gái của chủ tịch Viện Mỹ thuật Alêchxây Ôlênhin.
Puskin có tình cảm sâu nặng với Anna, đã ngỏ lời cầu hôn (1928), nhưng bị khước từ.
Bản nguyên văn tiếng Nga
я вас любил: любовь ещё, быть может,
в душе моей угала не совсем;
но пусть она вас больше не тревожит;
я не хочу печалить вас ничем.
я вас любил безмолвно, безнадеждно,
то робостью, то ревностью томим;
я вас любил так искренно, так нежно,
как дай вам бог любимой быть другим.
1829 Пушкин А.С
II. Đọc hiểu
Bản dịch nghĩa
Tôi yêu em
Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa;
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị dày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;
Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó;
Cầu trời cho em được người khác yêu thương (cũng) như thế.
Bản dịch thơ
Tôi yêu em
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em, âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Thúy Toàn dịch
1. Nhan đề
Trong nguyên bản bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đặt.
Trong tiếng Nga “я вас любил -Tôi yêu em” có thể dịch ra tiếng Việt là:
+ Tôi yêu chị.
+ Tôi yêu em.
+ Tôi yêu cô.
+ Anh yêu em...
Lựa chọn “Tôi yêu em” người dịch đã đạt được hai điều:
+ Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi, vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.
+ Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.
2. Bố cục
Bài thơ có 8 dòng nhưng chỉ bao gồm 2 câu thơ.
Câu 1: 4 dòng đầu.
Câu 2 bốn dòng sau.
Cả 2 câu tạo nên hai ý thơ có mối liên hệ chặt chẽ, lô gíc với nhau.
Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ?
3. Tìm hiểu bài thơ
a. Bốn dòng thơ đầu
Tác giả bày tỏ điều thầm kín từ trong sâu thẳm tâm hồn mình: tôi yêu em (nguyên bản: tôi đã yêu em), và đến nay vẫn có thể tiếp tục yêu em.
Lời lẽ dè dặt, vừa như muốn nói thẳng, vừa như đang thăm dò thái độ người yêu.
Cho dù ở trạng thái tình cảm nào thì nhân vật trữ tình cũng vẫn ở trong trạng thái chủ động. Điều đó được bộc lộ qua hình ảnh: “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
Một tình yêu kiên trì, tha thiết và nồng cháy: đã yêu, đang yêu, và vẫn có thể tiếp tục yêu. Lời lẽ có vẻ bình tĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn thì không hề yên tĩnh chút nào.
Cảm nhận của các em khi đọc 4 dòng thơ đầu?
(Gợi ý: nội dung của 2 dòng đầu và hai dòng sau; lời lẽ, lý trí và tình cảm của nhà thơ? )
Nhân vật trữ tình ứng xử hết sức thận trọng: chỉ gây cho em một chút bận lòng hay một chút gợn bóng u hoài thôi là những điều mà nhân vật trữ tình không hề mong muốn (Không muốn làm phiền em thêm nữa).
Ở đây ta thấy có sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm:
><
Lý trí:
mách bảo nên dừng bước
Tình cảm:
vẫn hướng về em
b. Bốn dòng thơ cuối
- Lý trí đã không thắng nổi tình cảm. Điều đó thể hiện ở các dấu hiệu:
+ Điệp ngữ: “Tôi yêu em” được lặp lại lần thứ hai và thứ ba như là một sự nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của nhân vật trữ tình với em cứ tiếp tục tăng lên gấp bội.
+ Những hình ảnh: “yêu âm thầm”;
“không hy vọng”;
“lúc rụt rè”;
“khi hậm hực”
Điều đáng nói, dù cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình ở vào trạng thái tình cảm nào: tuyệt vọng (không hy vọng); mãnh liệt (hậm hực lòng ghen), thì bao giờ tình cảm ấy cũng mang phẩm chất tốt đẹp. Đây là tình yêu của một người có văn hóa.
Phẩm chất quý báu đó sẽ gây cho người con gái một niềm tin vững chắc.
Là những sắc thái tình cảm
mãnh liệt và nhiều cung bậc
của nhà thơ.
Ởcuối câu thơ thứ nhất, ta thấy có sự giằng co giữa lý trí
và tình cảm. Lý trí hay tình cảm sẽ chiến thắng
trong cuộc đấu sức này? Hãy chứng minh.
Sự chuyển đổi đột ngột này với sự xuất hiện của người thứ ba có ẩn ý:
+ đặt nhân vật em trước sự lựa chon giữa nhân vật trữ tình và người khác.
+ Ngầm thông báo với em rằng: tìm một người yêu em như tôi thì không dễ dàng gì, nếu không muốn nói là không thể có.
Đây là cách đặt vấn đề, cách tỏ tình, cách thuyết phục khôn khéo, tỉnh táo.
Tại sao tình cảm cao thượng thế, mãnh liệt thế
mà ở dòng thơ cuối nhân vật trữ tình lại nói:
“Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.”,
sự chuyển đổi đột ngột này có ẩn ý gì? Phân tích.)
III. Tổng kết
-Tôi yêu em là khúc hát của một tâm hồn yêu đương mãnh liệt cao thượng, trong sáng.
-Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi sự diễn đạt giản dị, mộc mạc và tinh tế. (Nghệ thuật diễn tả tình cảm - lý trí song song tồn tại, phát triển trong một tâm trạng để cuối cúng khẳng định một điều: trong tình yêu tình cảm là yếu tố có sức mạnh luôn luôn lấn át lý trí).
Nêu ngắn gọn
đặc sắc về nội dung,
nghệ thuật của bài thơ?
IV. Củng cố
Bài học này các em cần nắm được những nội dung cơ bản như sau:
-Nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của thiên tài Puskin.
- Tình yêu mãnh liệt, trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình được bộc lộ thông qua hình tượng bài thơ.
- Ngôn từ nghệ thuật giản dị, tinh tế.
* Chú ý: đọc thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
về dự giờ Ngữ văn của lớp 11 C2
Tiết: 93 Ngữ văn 11
Tôi yêu em
Puskin
Người soạn: Lê Thị Giang
Hiêu đính: Cao Xuân Hải
I. Tác giả, tác phẩm
- Puskin (1799 - 1837). Cha là thiếu ta quân đội yêu mến thơ văn. Mẹ có nguốn gốc Nam Phi. Trong 38 năm của cuộc đời ông sáng tác nhiều, đi nhiều nơi, sống trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nên ông rất giàu vốn sống.
- Mặt trời của thi ca Nga, niềm vinh quang của nước Nga, có cống hiến vĩ đại cho nền văn học Nga và thế giới.
- Sáng tác của ông thấm nhuần tư tưởng tự do, công bằng bác ái, cổ vũ cho ý chí đấu tranh và tinh thần phản kháng chống cường quyền, bạo lực.
- Là tác giả của nhiểu tập thơ tình, nhiều tập văn xuôi, nhiều tác phẩm kịch nổi tiếng.
- Thơ trữ tình của Puskin phản ánh đầy đủ, đắc sắc cuọc sống, tâm hồn cao thượng của ông.
- Bài thơ Tôi yêu em, là một trong số những bài thơ tình của Puskin, được khởi nguốn từ mối tình của nhà thơ với Ô-Lê- Nhi-Na.
Dựa vào sách giáo khoa, hãy nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Puskin?
A lếch xan đrơ Xéc ghê ê vich Puskin
Câu chuyện quyết đấu:
- Năm 1828, Puskin gặp Natalia - một cô gái đẹp và ông hơn cô 13 tuổi.
- Năm 1829, Puskin cầu hôn với Natalia; năm 1831 hôn lễ được tổ chức ở Pêtécpua. Họ có với nhau 4 người con – 2 trai, 2 gái và sống rất hạnh phúc.
- Tai họa đến với Puskin khi Đăngtex - một kẻ bảo hoàng Pháp lưu vong là con nuôi sứ thần Hà Lan tại Nga, gặp Natalia, hắn đã ve vãn cô, tỏ tình với cô. Natalia đã cự tuyệt và cho chồng biết. Gia đình Puskin đã cấm cửa Đăng tex.
- Tháng 11 năm 1836 Puskin nhận được lá thư nặc danh của Đăng tex có nội dung nói ông là “Ông vua của những nguời chồng mọc sừng”. Puskin đã thách đấu với hắn.
- Khoảng 16 giờ ngày 27.1.1837 trận quyết đấu đã diễn ra trên đường Pêtecpua đi Pagôlôyô (ven sông Đen). Đăng tex bắn trước, đạn trúng vào giữa mình Puskin. Người ta dựng ông dậy đưa súng cho ông ông bắn, đạn xuyên qua cánh tay vào phần mềm Đăng tex. Hai ngày sau thì ông mất.
- Cái chết đột ngột của thiên tài Puskin được người ta ví nhưmặt trời của thi ca Nga đã lặn.
Natalia Puskina (1812-1863)
Puskin trúng đạn,
được dựng lên trong cuộc đấu súng
Mộ của Puskin ở tu viện Xviatôgôrxki (1837)
Tượng đài Puskin
Anna Ôlênhina (1808-1888), con gái của chủ tịch Viện Mỹ thuật Alêchxây Ôlênhin.
Puskin có tình cảm sâu nặng với Anna, đã ngỏ lời cầu hôn (1928), nhưng bị khước từ.
Bản nguyên văn tiếng Nga
я вас любил: любовь ещё, быть может,
в душе моей угала не совсем;
но пусть она вас больше не тревожит;
я не хочу печалить вас ничем.
я вас любил безмолвно, безнадеждно,
то робостью, то ревностью томим;
я вас любил так искренно, так нежно,
как дай вам бог любимой быть другим.
1829 Пушкин А.С
II. Đọc hiểu
Bản dịch nghĩa
Tôi yêu em
Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa;
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị dày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;
Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó;
Cầu trời cho em được người khác yêu thương (cũng) như thế.
Bản dịch thơ
Tôi yêu em
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em, âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Thúy Toàn dịch
1. Nhan đề
Trong nguyên bản bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đặt.
Trong tiếng Nga “я вас любил -Tôi yêu em” có thể dịch ra tiếng Việt là:
+ Tôi yêu chị.
+ Tôi yêu em.
+ Tôi yêu cô.
+ Anh yêu em...
Lựa chọn “Tôi yêu em” người dịch đã đạt được hai điều:
+ Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi, vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.
+ Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.
2. Bố cục
Bài thơ có 8 dòng nhưng chỉ bao gồm 2 câu thơ.
Câu 1: 4 dòng đầu.
Câu 2 bốn dòng sau.
Cả 2 câu tạo nên hai ý thơ có mối liên hệ chặt chẽ, lô gíc với nhau.
Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ?
3. Tìm hiểu bài thơ
a. Bốn dòng thơ đầu
Tác giả bày tỏ điều thầm kín từ trong sâu thẳm tâm hồn mình: tôi yêu em (nguyên bản: tôi đã yêu em), và đến nay vẫn có thể tiếp tục yêu em.
Lời lẽ dè dặt, vừa như muốn nói thẳng, vừa như đang thăm dò thái độ người yêu.
Cho dù ở trạng thái tình cảm nào thì nhân vật trữ tình cũng vẫn ở trong trạng thái chủ động. Điều đó được bộc lộ qua hình ảnh: “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
Một tình yêu kiên trì, tha thiết và nồng cháy: đã yêu, đang yêu, và vẫn có thể tiếp tục yêu. Lời lẽ có vẻ bình tĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn thì không hề yên tĩnh chút nào.
Cảm nhận của các em khi đọc 4 dòng thơ đầu?
(Gợi ý: nội dung của 2 dòng đầu và hai dòng sau; lời lẽ, lý trí và tình cảm của nhà thơ? )
Nhân vật trữ tình ứng xử hết sức thận trọng: chỉ gây cho em một chút bận lòng hay một chút gợn bóng u hoài thôi là những điều mà nhân vật trữ tình không hề mong muốn (Không muốn làm phiền em thêm nữa).
Ở đây ta thấy có sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm:
><
Lý trí:
mách bảo nên dừng bước
Tình cảm:
vẫn hướng về em
b. Bốn dòng thơ cuối
- Lý trí đã không thắng nổi tình cảm. Điều đó thể hiện ở các dấu hiệu:
+ Điệp ngữ: “Tôi yêu em” được lặp lại lần thứ hai và thứ ba như là một sự nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của nhân vật trữ tình với em cứ tiếp tục tăng lên gấp bội.
+ Những hình ảnh: “yêu âm thầm”;
“không hy vọng”;
“lúc rụt rè”;
“khi hậm hực”
Điều đáng nói, dù cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình ở vào trạng thái tình cảm nào: tuyệt vọng (không hy vọng); mãnh liệt (hậm hực lòng ghen), thì bao giờ tình cảm ấy cũng mang phẩm chất tốt đẹp. Đây là tình yêu của một người có văn hóa.
Phẩm chất quý báu đó sẽ gây cho người con gái một niềm tin vững chắc.
Là những sắc thái tình cảm
mãnh liệt và nhiều cung bậc
của nhà thơ.
Ởcuối câu thơ thứ nhất, ta thấy có sự giằng co giữa lý trí
và tình cảm. Lý trí hay tình cảm sẽ chiến thắng
trong cuộc đấu sức này? Hãy chứng minh.
Sự chuyển đổi đột ngột này với sự xuất hiện của người thứ ba có ẩn ý:
+ đặt nhân vật em trước sự lựa chon giữa nhân vật trữ tình và người khác.
+ Ngầm thông báo với em rằng: tìm một người yêu em như tôi thì không dễ dàng gì, nếu không muốn nói là không thể có.
Đây là cách đặt vấn đề, cách tỏ tình, cách thuyết phục khôn khéo, tỉnh táo.
Tại sao tình cảm cao thượng thế, mãnh liệt thế
mà ở dòng thơ cuối nhân vật trữ tình lại nói:
“Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.”,
sự chuyển đổi đột ngột này có ẩn ý gì? Phân tích.)
III. Tổng kết
-Tôi yêu em là khúc hát của một tâm hồn yêu đương mãnh liệt cao thượng, trong sáng.
-Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi sự diễn đạt giản dị, mộc mạc và tinh tế. (Nghệ thuật diễn tả tình cảm - lý trí song song tồn tại, phát triển trong một tâm trạng để cuối cúng khẳng định một điều: trong tình yêu tình cảm là yếu tố có sức mạnh luôn luôn lấn át lý trí).
Nêu ngắn gọn
đặc sắc về nội dung,
nghệ thuật của bài thơ?
IV. Củng cố
Bài học này các em cần nắm được những nội dung cơ bản như sau:
-Nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của thiên tài Puskin.
- Tình yêu mãnh liệt, trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình được bộc lộ thông qua hình tượng bài thơ.
- Ngôn từ nghệ thuật giản dị, tinh tế.
* Chú ý: đọc thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Xuân Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)