Tuần 26. Tôi yêu em

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôi yêu em thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tụi yờu em
( Puskin)

B�i so?n c?a: Nguy?n Th? Mai
THPT bỏn cụng Nga Son, Thanh Hoỏ
Những điều cần biết để hiểu bài thơ
1. Tác giả ( 1799-1837)
- Là "mặt trời của thi ca Nga", niềm vinh quang của nước Nga.
Sáng tác nhiều thể loại, thành công
hơn ở thể loại thơ trữ tình
- Là ca sĩ của Tự do và tình yêu
- Phong cách nghệ thuật: trong sáng, giản dị, chân thực, tinh tế, mực thước, đậm đà chất dân tộc.
Puskin trong cảm nhận của em?
Một số hình ảnh về tác giả Puskin
Puskin vµ cha mÑ
Hình ảnh Ô-lê-nhi-na -người con gái mà Puskin yêu chân thành
Thi hào Puskin và vợ
Mộ Puskin ở tu viện Xviatôgôrxki (1837)
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Mùa hè 1829
Lúc 30 tuổi, tác giả đã trải nghiệm cuộc sống, muốn ổn định cuộc sống, muốn cập bến tình yêu.
- Sau một lần cầu hôn thất bại.
- Sau 15 năm sáng tác, lúc này Puskin đã định hình được phong cách nghệ thuật.
Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa như thế nào?
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,
Nhưng không để em bận lòng hơn nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
*
* *
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
( Bản dịch của Thuý Toàn)
TôI yêu em
Tôi yêu em
( Bản dịch khác của Lê Tuấn Anh-
Giảng viên đại học sư phạm Hà Nội)
Em yêu ơi, em của thời say đắm
Biết bao giờ nguôi tắt trong tôi.
Thôi hãy mặc hồn tôi cô độc
Em buồn ư? Tôi mắc lỗi rồi.
Tôi yêu em âm thầm, vô vọng
Đã mệt hoài do hãi, do ghen
Tôi yêu em chân thành quá đỗi
Đến nỗi cầu mong ai đó yêu em!

II. Hướng khai thác tác phẩm
Nhan đề bài thơ: Tôi yêu em
( Do người dịch đặt)
Tại sao Thuý Toàn lai chọn nhan đề này?
Người dịch đứng trước những khả năng: Tôi yêu cô, Anh yêu em, Tôi yêu em và ông đã chon Tôi yêu em bởi vì nhan đề này nó thể hiện quan hệ vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa rụt rè và nó phù hợp với tâm lý người Việt hơn.
2. Kết cấu bài thơ
Em hãy nhận xét về kết cấu bài thơ?
- Về hình thức: 8 dòng thơ chia làm 2 phần bằng nhau với 2 dâu chấm câu. Mở đầu phần nào cũng có cụm từ: tôi yêu em; phần sau cụm từ này được lặp lai 2 lần.
Về lôgíc cảm xúc: 2 phần chung một cảm xúc tôi yêu em.
Hai phần như 2 lớp sóng tình cảm, lớp sau cao hơn, mạnh hơn lớp trước.
3. Mạch cảm xúc
*Bốn dòng đầu:
-
Phân tích diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ?
Mở đầu, nhân vật trữ tình bộc lộ trực tiếp cảm xúc một cách ngắn gọn, giản dị: tôi yêu em.Tình yêu tha thiết,chân thành, thuỷ chung, bền vững: trước đã yêu, nay vẫn yêu, tình yêu chưa tắt.
- "Nhưng" cảm xúc có sự đổi hướng: nhân vật trữ tình như có sự dằn lòng, nén lòng lại đưa ra quyết định rút lui, chối bỏ niềm say mê, dập tắt ngọn lửa tình đang âm ỉ cháy bởi vì tình yêu ấy chỉ đem lại buồn phiền cho người mình yêu.
Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhân vật trữ tình ở 4 dòng thơ đầu?
Trong nhân vật trữ tình có hai tiếng nói:
tiếng nói của tình cảm >< tiếng nói của lý trí
( cứ yêu em tha thiết ) >< ( cần phải rút lui)
- Nhà thơ bộc lộ một quan niệm tình yêu: Yêu là đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người mình yêu ( trao tặng). Điều đó cho thấy nhà thơ trân trọng tình yêu và người mình yêu, quý trọng sự bình an của người yêu ?tình yêu cao thượng, vị tha
Tình cảm thì phân vân, bối rối, còn lý trí thì mạnh mẽ, dứt khoát . Chúng có sự đấu tranh, giằng xé lẫn nhau.
* Bốn dòng cuối
Nhận xét giọng thơ, nhịp thơ ở 4 câu cuối?
-Nhịp thơ nhanh hơn,giọng thơ khẩn thiết hơn diễn tả trạng thái tình yêu biến đổi dồn đập " lúc", "khi", nó không tuân thủ theo mệnh lệnh của lý trí mà đi theo mạch cảm xúc tuôn trào. Tình yêu không những không bị dập tắt mà càng ngày càng mãnh liệt hơn, biểu hiện qua điệp từ " tôi yêu em"
-Nhân vật trữ tình không dấu diếm mà thành thật bộc bạch những cung bậc, sắc thái tình yêu, khơi mở những lớp sóng cảm xúc phức tạp rất người: yêu âm thầm, vô vọng; yêu e dè, đau khổ và yêu hờn giận, ghen tuông. Nhân vật "Tôi" đang bị dày vò, vật vã, đau khổ dữ dội.
Chỉ ra trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Cảm xúc đọng lại ở hai câu cuối như thế nào? ý kiến của em về lời cầu chúc của nhân vật trữ tình?
- Hai câu cuối vừa tiếp nối tự nhiên mạch cảm xúc : tôi yêu em chân thành đằm thắm vừa mở ra một lời chúc : Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Yêu chân thành đằm thắm là cơ sở cho lời cầu chúc
- Tình yêu được triển khai theo nhịp tăng tiến, nó thăng hoa, toả sáng ở câu cuối qua lời cầu chúc bất ngờ
Liên hệ với thực tế cuộc sống, em hãy đánh giá tình yêu của nhà thơ?
- Lời cầu chúc cao thượng vượt lên trên sự ích kỷ tầm thường.
-Tình yêu vị tha đến mức quên mình, đến mức hy sinh cho dù vẫn ẩn chứa sự tiếc nuối. Câu thơ cuối độc đáo, đột ngột, hàm chứa ý nghĩa sâu sắc gợi cho ta nhiều suy nghĩ
III. Tổng kết
Chất thơ của bài thơ nằm ở đâu?
- Bài thơ không một lời cảm thán, không một dấu chấm cảm, không một lời hoa mỹ, không một hình ảnh cầu kỳ; cảm xúc chân thành, tha thiết, lời thơ giản dị, giọng điệu trữ tình dồn nén mà tuôn trào mãnh liệt. Đó chính là chất thơ của bài thơ, đó chính là sức hấp dẫn của bài thơ.
Tình yêu của Puskin là tình yêu vô vọng mang sắc điệu buồn ( nỗi buồn trong sáng) nhưng trên hết nó là tình yêu mãnh liệt, cao thượng, rất văn hoá, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của con người nhân hậu, vị tha.
" Tôi yêu em" là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin"tôn vinh phẩm giá của con người với tư cách là Con Người (Bi-ê-lin-xki)
Qua bài thơ em hiểu thêm gì về nhà thơ Puskin?
IV. Luyện tập
1.Viết một đoạn văn ngắn ( 7-10 câu) bình về quan niệm tình yêu của Puskin.
2. Hãy chọn một bài thơ tình của phương Đông so sánh với bài thơ Tôi yêu em của Puskin để chỉ ra sự giống nhau và điểm khác nhau giữa chúng.

Chúc các em thành công trên con đường học tập!

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)