Tuần 26. Tôi yêu em

Chia sẻ bởi Lê Văn Tiền | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôi yêu em thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Văn học lớp 11
Tên bài dạy:
Trường THPT Vĩnh Bình
TÔI YÊU EM
Pu-skin
A.X.PU-SKIN
A.X.PU-SKIN
Giới thiệu:
Đọc – hiểu văn bản
Tổng kết
TÔI YÊU EM
Giới thiệu:
1. Tác giả: Pu-skin (1799-1837)

Pu-skin là nhà thơ vĩ đại, “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N. A. Đô-brô-liu-bốp)

Sáng tác của Pu-skin gồm nhiều thể loại, chủ yếu là thơ trữ tình (800 bài)

Giá trị những sáng tác của Pu-skin
+ Nội dung: thể hiện tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu
+ Nghệ thuật: xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga
Nêu những đóng góp của Pu-skin trong nền văn học Nga?
TÔI YÊU EM
2.Xuất xứ:

- Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin

- Được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với Ô-lê nhi-na (con gái Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga)

- Mùa hè 1829 Pu-skin đã cầu hôn với Ô-lê-nhi-na nhưng không được chấp nhận
Nàng Ô-lê-nhi-na
Nguồn cảm hứng để sáng tác bài thơ “Tôi yêu em”?
TÔI YÊU EM
II. Đọc- hiểu văn bản:
Yêu cầu: Thể hiện giọng đọc phù hợp với bài thơ trữ tình
Cụ thể: Câu 1, 2: chậm, ngập ngừng vừa như thú nhận, tự nhủ
Câu 3, 4: Mạnh mẽ, dứt khoát như lời hứa, lời thề
Câu 5, 6: Day dứt, buồn đau, hoài niệm
Câu 7, 8: Mong ước, thiết tha mà điềm tĩnh
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
1829
(Bản dịch của Thúy Toàn)
Nàng Ô-lê-nhi-na
II. Đọc hiểu văn bản:
1) Cảm xúc chủ đạo bài thơ:
Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ?
Lời từ giã cho một mối tình không thành có gì đặc biệt?
Nét đặc biệt của lời từ giã
Từ lời từ giã hóa ra lời giãi bày, lời cầu chúc tốt đẹp cho một tình yêu

Cảm xúc chủ đạo
Điệp khúc “Tôi yêu em” : khẳng định, thú nhận, một tình yêu chân thành

Nàng Ô-lê-nhi-na
TÔI YÊU EM
II. Đọc hiểu văn bản:
2) Diễn biến tâm trạng của tác giả
2.1: Khổ 1:
Phân tích ý nghĩa của cụm từ “tôi yêu em” mở đầu bài thơ và dấu”:”?
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Cụm từ“tôi yêu em, dấu:”
lời diễn giải, thú nhận lại trực tiếp, ngắn gọn, giản dị
Bày tỏ tình cảm , của tác giả: một tình yêu đơn phương

TÔI YÊU EM
II. Đọc hiểu văn bản:
2) Diễn biến tâm trạng:
2.1: Khổ 1(tt)
Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1-2 sang hai câu 3-4?
Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện ra sao?
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Hai câu 3-4: muốn giã từ để em “không” băn khoăn vì bất cứ lẽ gì (lí trí)
Hai câu 1-2: khẳng định tình cảm của nhà thơ: “ vẫn, có lẽ, chưa tắt hẳn… ” (tình cảm)
Từ “nhưng”: sự đấu tranh giữa tình cảm và lí trí, vẫn là sự khẳng định trong tình cảm
Mạch thơ: cân nhắc, dè dặt chuyển sang đột ngột, dồn dập
Muốn người yêu được yên tĩnh, thanh thản trong tâm hồn

Đó là sự tinh tế, cao thượng trong tình yêu
TÔI YÊU EM
II. Đọc hiểu văn bản:
2. Diễn biến tâm trạng (tt)
2.1: Khổ 2:
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Điệp ngữ “tôi yêu em” được nhắc lại có tác dụng gì?
Điệp khúc “tôi yêu em” được lặp lại 3 lần
tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương sang những biểu hiện khác

TÔI YÊU EM
II. Đọc hiểu văn bản:
2. Diễn biến tâm trạng:
2.1: Khổ 2 (tt)
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ̀ hai câu 5-6 sang hai câu 7-8?
Diễn biến tâm trạng của nhà thơ được thể hiện ra sao?
Hai câu 7-8: Lời cầu chúc chân thành, cao đẹp cho một tình yêu…
Hai câu 5-6: kiểm nghiệm lại những sắc thái của tình yêu: âm thầm, vô vọng, lúc rụt rè, khi hậm hực khi hờn ghen  “rất con người ”
Mạch cảm xúc dâng tràn, da diết chuyển sang thiết tha đó là bản chất của mối tình nầy: đầy đủ mọi sắc thái, mọi cung bậc…
TÔI YÊU EM
II. Đọc hiểu văn bản:
3) Khổ 2(tt):
Tại sao có thể nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Bất ngờ

Tình yêu đơn phương  lòng tự ái, ích kỷ và thù hận. Nhưng Pu-skin : cao thượng, vị tha
Hàm chứa
nhiều ý vị

- Yêu và nhận là lẽ thông thường và mong ước được đáp lại
Nhưng lại cầu mong người yêu hạnh phúc với người khác.
Muốn nhắn nhủ với cô gái: không một ai yêu em như tôi…
Nét đẹp của tình yêu : chân thành, vị tha, nhân ái
TÔI YÊU EM
III. Tổng kết:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Xem phần ghi nhớ trong sách giáo khoa (trang 60)
TÔI YÊU EM
@ Củng cố:
Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về tâm hồn của Pu-skin và về tình yêu?
Gợi ý: trao đổi theo nhóm để cảm nghĩ được đầy đủ và sâu sắc hơn
-“Tôi yêu em” : thấm đượm một nỗi buồn của mối tình đơn phương, vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha…
Bài thơ dạy cho người ta biết yêu một cách cao đẹp
- Bằng hình thức giản dị, tinh tế “ lòng nhân ái làm xúc động lòng người ở vẽ diễm lệ nghệ thuật của nó” (Biêlinxki)
Tượng Pus-kin
Hướng dẫn học bài- Soạn bài:
Sự hấp dẫn của bài thơ bắt nguồn từ đâu?
( Gợi ý: Bài thơ tôn vinh phẩm giá của con người và vươn tới cái cao cả trong tâm hồn và tư tưởng…
Cách diễn đạt giản dị, tự nhiên)
- Học thuộc lòng bản dịch thơ
Soạn bài
- Soạn bài đọc thêm (bải thơ số 28 - Tago)
TÔI YÊU EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Tiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)