Tuần 26. Tôi yêu em
Chia sẻ bởi Lưu Thị Hoài Thương |
Ngày 10/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôi yêu em thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
WELCOME
Thuyết trình?! Có j` zui ?!?!
TÔI YÊU EM
I love you more than myself.
Wish you`re always happy!!!
Alexander Sergeyevich Pushkin
Bố cục tìm hiểu bài
A/. Giới thiệu chung
1) Tác giả
2) Tác phẩm
B/. Tìm hiểu văn bản
C/. Tổng kết
1. Tác giả: Alexander Sergeyevich Pushkin
Tiểu sử:
Pushkin (1799 – 1837) được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”, “vinh quang của nước Nga” bởi ông là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sinh tại Moskva, mất ở Saint Petersburg và lớn lên trong một gia đình quý tộc sa sút. Năm 16 tuổi, ông viết bài “Hồi ức ở thôn Vua” và đã đọc trước mặt ban giám khảo trong một kì thi. Giucôpxki (một nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ) đã nhận xét Pushkin là “người khổng lồ tương lai”.
Ông chịu ảnh hưởng của phong trào ánh sáng Nga và lý tưởng phái Tháng Chạp. Vì vậy những vần thơ của ông đã lên án chế độ phong kiến thối nát, tàn bạo và khắc họa cuộc sống nghèo khổ, đen tối của nhân dân Nga:
“Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược
Ta căm ngươi và ngôi báu của ngươi”.
(Tự do).
Các sáng tác phong phú của Pushkin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU. Ngoài ra văn chương của ông luôn là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
Do những tin đồn về việc vợ của ông (Natalya Goncharova) ngoại tình với Dantes (1 tên sĩ quan trẻ của quân đội Sa hoàng Nga) và bị Dantes bôi nhọ thanh danh, Pushkin buộc phải thách đấu để giữ gìn danh dự. Sau cuộc đấu súng đó Pushkin đã bị trọng thương và qua đời vào 10-2-1837.
Natalya Goncharova
Pushkin và Natalya
Tượng Pushkin
. Sự nghiệp văn chương
- Thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng trước hết và chủ yếu là thơ trữ tình (với hơn 800 bài thơ):
+ Tiểu thuyết bằng thơ: Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin là tác phẩm dài nhất và nổi tiếng nhất của Puskin. Ông đã dày công thực hiện nó trong gần tám năm trời (1823 – 1831).
+ Bi kịch lịch sử: Bô-rix Gô-đu-nôp (1825).
+ Trường ca: Ruslan và Lyudmila (1820), Người tù Kapkaz (1821), Những người Xugan, Kỵ sĩ đồng,…
+ Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân (1830), Con đầm pích (1833).
+ Ngụ ngôn thâm trầm.
. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác năm 30 tuổi và sau 16 năm làm thơ liên tục của Pushkin.
Bài thơ được khởi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-na - (con gái của chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga) - người mà mùa hè năm 1829 Puskin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận. Để giãi bày nỗi lòng ông đã viết bài thơ này.
Bài thơ vốn không tên, nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đặt.
Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Puskin , nó được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.
2. TÁC PHẨM
Ô-lê-nhi-na
Я вас любил
лександр Сергеевич Пушкин.
Я вас любил: любовь еще, быть может
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит,
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим,
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.
BẢN DỊCH NGHĨA:
Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để nó không làm phiền em nữa;
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng,
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;
Tôi đã yêu em chân thành như thế, dịu dàng như thế,
Cầu trời cho em được người khác yêu thương như thế.
♥ Tôi – em : cách xưng hô chọn lọc, gợi mối quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm, đó là tâm thế của nhân vật trữ tình.
♥ Điệp khúc “Tôi yêu em” khẳng định một tình yêu mãnh liệt.
♥ Xoay dịch bài thơ như một bức thư
- Giọng thơ bình thản từ tốn trong suốt, bài thơ không một lời cảm thán, không một dấu chấm than.
- Ngôn ngữ giản dị hầu như trung hòa về mặt biểu cảm
Tương phản với bi kịch tình yêu và nỗi đau buồn của mối tình vô vọng.
=> Sự tương phản này tạo nên hiệu quả thẩm mĩ tinh tế của bài thơ.
I/ Kết cấu và ngôn từ của bài thơ
II. Phân tích tác phẩm
Khổ 1: tâm trạng của nhân vật trữ tình
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
“Ngọn lửa tình” hình ảnh so sánh độc đáo. Câu thơ thể hiện giọng điệu phân vân, ngập ngừng như một lời tự thú chân thành.
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”
Từ “nhưng” nhấn mạnh sự lựa chọn Lời giã biệt một tình yêu. Tuy là lời giã biệt nhưng đoạn thơ lại giãi bày, khẳng định một tình yêu mãnh liệt quyết định, đầy lí trí chặn lòng tự dừng bước trong tình yêu dù rất đau khổ.
Tôn trọng tình cảm, hi sinh vì người yêu mình
Câu thơ chuyển sang giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát như một lời thề hứa: dù ngọn lửa tình chưa tắt hẳn trong tâm hồn nhưng tôi đành xin “rút lui” trong quan hệ tình cảm với em
Tiểu kết khổ 1:
=> Nhân vật trữ tình có sự phân thân: con người tình cảm và con người lí trí (lí trí như mách bảo được tình cảm)
=> Nhân vật trữ tình là con người giàu lòng tự trọng, tôn trọng tự do tình cảm của người mình yêu.
2. Khổ 2: Lời giãi bày và một tình yêu cao thượng
Tình yêu đơn phương âm thầm trong vô vọng, trong nỗi rụt rè.
“ Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen ”
Câu thơ mang giọng điệu dau dứt, u buồn có tác dụng diễn tả sự giằng xé trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Lí trí thì bảo “rút lui” nhưng mãnh lực tình yêu sao cứ cuồn cuộn chảy như con sóng xô bờ, bất chấp logic của lí trí.
Nó khiến nỗi lòng phải ôm ấp cháy bỏng một tình yêu đơn phương âm thầm mãnh liệt trong tuyệt vọng đau khổ, thậm chí phải đâu khổ bởi nỗi ghen tuông giày vò.
“Tôi yêu em, tôi chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
Bộc lộ một nhân cách cao đẹp: trong sáng, vị tha, cao thượng.
Nhân vật trữ tình đã quên đi “cái tôi” của mình, đã vượt qua thói ích kỉ tầm thường trong tình yêu để có thể gửi gắm vào một người thứ ba. Dù không được yêu nhưng cũng rất trân trọng người mình yêu, mong người mình yêu được hạnh phúc
Lời cầu chúc cho người mình yêu được hạnh phúc
- Dòng thơ cuối của bài thơ còn hàm chứa lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình với người mình yêu:
+ Em hãy chọn lựa cho đúng người mình yêu chân thành, đằm thắm.
+ Có thể chẳng còn ai khác nữa có được tình yêu chân thành, đằm thắm như tôi.
+ Có thể em và cả chúng ta đang để mất một tình yêu quí giá chẳng còn tìm kiếm được nữa bao giờ.
Giọng thơ trở nên tha thiết mà điềm tĩnh, thể hiện nỗi lòng chân thành của nhân vật trữ tình. Khẳng định tình cảm đối với “em” chẳng những không tàn phai mà càng thêm chân thành, dịu dàng, đằm thắm.
Nghệ thuật
Rất ít thủ pháp tu từ được sử dụng. Bài thơ xoay dịch như một bức thư.
Điệp ngữ “Tôi yêu em” đã lặp lại 3 lần. Ngôn ngữ không màu mè, kiểu cách, không cần ví von, so sánh. Ngôn ngữ tình yêu xuất phát từ trái tim. Hiệu quả nghệ thuật đạt ở mức tối đa
“Tôi yêu em” là bài thơ tình trong sáng và giản dị tới mức không cần lời chú giải nào. Vẻ đẹp của bài thơ sáng lên chủ yếu ở xu hướng vươn tới cái trong tâm hồn và tư tưởng.
Bài thơ là lời giãi bày của một tâm hồn ôm ấp một tình yêu âm thầm vô vọng nhưng chân thành, mãnh liệt và cao thượng.
Bài thơ giúp người đọc hiểu được quan niệm về tình yêu của Pushkin về mộy tình yêu chân chính: tình yêu có văn hóa, có tính người.Quan niệm ấy có tác dụng giáo dục tình cảm cho con người.
Ghi nhớ: sgk/60
♥ Ý nghĩa văn bản: Lời giãi bày tình yêu thấm đượm nỗi buồn của một trái tim yêu đơn phương, nhưng là một nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
Thuyết trình?! Có j` zui ?!?!
TÔI YÊU EM
I love you more than myself.
Wish you`re always happy!!!
Alexander Sergeyevich Pushkin
Bố cục tìm hiểu bài
A/. Giới thiệu chung
1) Tác giả
2) Tác phẩm
B/. Tìm hiểu văn bản
C/. Tổng kết
1. Tác giả: Alexander Sergeyevich Pushkin
Tiểu sử:
Pushkin (1799 – 1837) được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”, “vinh quang của nước Nga” bởi ông là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sinh tại Moskva, mất ở Saint Petersburg và lớn lên trong một gia đình quý tộc sa sút. Năm 16 tuổi, ông viết bài “Hồi ức ở thôn Vua” và đã đọc trước mặt ban giám khảo trong một kì thi. Giucôpxki (một nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ) đã nhận xét Pushkin là “người khổng lồ tương lai”.
Ông chịu ảnh hưởng của phong trào ánh sáng Nga và lý tưởng phái Tháng Chạp. Vì vậy những vần thơ của ông đã lên án chế độ phong kiến thối nát, tàn bạo và khắc họa cuộc sống nghèo khổ, đen tối của nhân dân Nga:
“Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược
Ta căm ngươi và ngôi báu của ngươi”.
(Tự do).
Các sáng tác phong phú của Pushkin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU. Ngoài ra văn chương của ông luôn là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
Do những tin đồn về việc vợ của ông (Natalya Goncharova) ngoại tình với Dantes (1 tên sĩ quan trẻ của quân đội Sa hoàng Nga) và bị Dantes bôi nhọ thanh danh, Pushkin buộc phải thách đấu để giữ gìn danh dự. Sau cuộc đấu súng đó Pushkin đã bị trọng thương và qua đời vào 10-2-1837.
Natalya Goncharova
Pushkin và Natalya
Tượng Pushkin
. Sự nghiệp văn chương
- Thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng trước hết và chủ yếu là thơ trữ tình (với hơn 800 bài thơ):
+ Tiểu thuyết bằng thơ: Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin là tác phẩm dài nhất và nổi tiếng nhất của Puskin. Ông đã dày công thực hiện nó trong gần tám năm trời (1823 – 1831).
+ Bi kịch lịch sử: Bô-rix Gô-đu-nôp (1825).
+ Trường ca: Ruslan và Lyudmila (1820), Người tù Kapkaz (1821), Những người Xugan, Kỵ sĩ đồng,…
+ Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân (1830), Con đầm pích (1833).
+ Ngụ ngôn thâm trầm.
. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác năm 30 tuổi và sau 16 năm làm thơ liên tục của Pushkin.
Bài thơ được khởi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-na - (con gái của chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga) - người mà mùa hè năm 1829 Puskin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận. Để giãi bày nỗi lòng ông đã viết bài thơ này.
Bài thơ vốn không tên, nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đặt.
Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Puskin , nó được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.
2. TÁC PHẨM
Ô-lê-nhi-na
Я вас любил
лександр Сергеевич Пушкин.
Я вас любил: любовь еще, быть может
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит,
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим,
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.
BẢN DỊCH NGHĨA:
Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để nó không làm phiền em nữa;
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng,
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;
Tôi đã yêu em chân thành như thế, dịu dàng như thế,
Cầu trời cho em được người khác yêu thương như thế.
♥ Tôi – em : cách xưng hô chọn lọc, gợi mối quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm, đó là tâm thế của nhân vật trữ tình.
♥ Điệp khúc “Tôi yêu em” khẳng định một tình yêu mãnh liệt.
♥ Xoay dịch bài thơ như một bức thư
- Giọng thơ bình thản từ tốn trong suốt, bài thơ không một lời cảm thán, không một dấu chấm than.
- Ngôn ngữ giản dị hầu như trung hòa về mặt biểu cảm
Tương phản với bi kịch tình yêu và nỗi đau buồn của mối tình vô vọng.
=> Sự tương phản này tạo nên hiệu quả thẩm mĩ tinh tế của bài thơ.
I/ Kết cấu và ngôn từ của bài thơ
II. Phân tích tác phẩm
Khổ 1: tâm trạng của nhân vật trữ tình
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
“Ngọn lửa tình” hình ảnh so sánh độc đáo. Câu thơ thể hiện giọng điệu phân vân, ngập ngừng như một lời tự thú chân thành.
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”
Từ “nhưng” nhấn mạnh sự lựa chọn Lời giã biệt một tình yêu. Tuy là lời giã biệt nhưng đoạn thơ lại giãi bày, khẳng định một tình yêu mãnh liệt quyết định, đầy lí trí chặn lòng tự dừng bước trong tình yêu dù rất đau khổ.
Tôn trọng tình cảm, hi sinh vì người yêu mình
Câu thơ chuyển sang giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát như một lời thề hứa: dù ngọn lửa tình chưa tắt hẳn trong tâm hồn nhưng tôi đành xin “rút lui” trong quan hệ tình cảm với em
Tiểu kết khổ 1:
=> Nhân vật trữ tình có sự phân thân: con người tình cảm và con người lí trí (lí trí như mách bảo được tình cảm)
=> Nhân vật trữ tình là con người giàu lòng tự trọng, tôn trọng tự do tình cảm của người mình yêu.
2. Khổ 2: Lời giãi bày và một tình yêu cao thượng
Tình yêu đơn phương âm thầm trong vô vọng, trong nỗi rụt rè.
“ Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen ”
Câu thơ mang giọng điệu dau dứt, u buồn có tác dụng diễn tả sự giằng xé trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Lí trí thì bảo “rút lui” nhưng mãnh lực tình yêu sao cứ cuồn cuộn chảy như con sóng xô bờ, bất chấp logic của lí trí.
Nó khiến nỗi lòng phải ôm ấp cháy bỏng một tình yêu đơn phương âm thầm mãnh liệt trong tuyệt vọng đau khổ, thậm chí phải đâu khổ bởi nỗi ghen tuông giày vò.
“Tôi yêu em, tôi chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
Bộc lộ một nhân cách cao đẹp: trong sáng, vị tha, cao thượng.
Nhân vật trữ tình đã quên đi “cái tôi” của mình, đã vượt qua thói ích kỉ tầm thường trong tình yêu để có thể gửi gắm vào một người thứ ba. Dù không được yêu nhưng cũng rất trân trọng người mình yêu, mong người mình yêu được hạnh phúc
Lời cầu chúc cho người mình yêu được hạnh phúc
- Dòng thơ cuối của bài thơ còn hàm chứa lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình với người mình yêu:
+ Em hãy chọn lựa cho đúng người mình yêu chân thành, đằm thắm.
+ Có thể chẳng còn ai khác nữa có được tình yêu chân thành, đằm thắm như tôi.
+ Có thể em và cả chúng ta đang để mất một tình yêu quí giá chẳng còn tìm kiếm được nữa bao giờ.
Giọng thơ trở nên tha thiết mà điềm tĩnh, thể hiện nỗi lòng chân thành của nhân vật trữ tình. Khẳng định tình cảm đối với “em” chẳng những không tàn phai mà càng thêm chân thành, dịu dàng, đằm thắm.
Nghệ thuật
Rất ít thủ pháp tu từ được sử dụng. Bài thơ xoay dịch như một bức thư.
Điệp ngữ “Tôi yêu em” đã lặp lại 3 lần. Ngôn ngữ không màu mè, kiểu cách, không cần ví von, so sánh. Ngôn ngữ tình yêu xuất phát từ trái tim. Hiệu quả nghệ thuật đạt ở mức tối đa
“Tôi yêu em” là bài thơ tình trong sáng và giản dị tới mức không cần lời chú giải nào. Vẻ đẹp của bài thơ sáng lên chủ yếu ở xu hướng vươn tới cái trong tâm hồn và tư tưởng.
Bài thơ là lời giãi bày của một tâm hồn ôm ấp một tình yêu âm thầm vô vọng nhưng chân thành, mãnh liệt và cao thượng.
Bài thơ giúp người đọc hiểu được quan niệm về tình yêu của Pushkin về mộy tình yêu chân chính: tình yêu có văn hóa, có tính người.Quan niệm ấy có tác dụng giáo dục tình cảm cho con người.
Ghi nhớ: sgk/60
♥ Ý nghĩa văn bản: Lời giãi bày tình yêu thấm đượm nỗi buồn của một trái tim yêu đơn phương, nhưng là một nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Thị Hoài Thương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)