Tuần 26. Tôi yêu em

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thu Hà | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôi yêu em thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 94
Tôi yêu em
A.X. Pu-skin
I. Đọc hiểu tiểu dẫn.
1. Tác giả.
- Tên đầy đủ, năm sinh, năm mất.
- Quê quán
- Cuộc đời và sự nghiệp
- Các tác phẩm tiêu biểu
2. Bài thơ.
- Bài thơ có liên quan đến nữ nhân vật Ôlênhia - con gái ông viện trưởng viện Hàn lâm nghệ thuật Nga, nơi Puskin thường xuyên lui tới. Nhà thơ ngỏ lời yêu, nhưng cuộc tình không thành. Hình ảnh cô gái luôn là nguồn cảm hứng trong thơ Puskin.
- Bài thơ viết năm 1829, được in trong tập Những bông hoa phương Bắc, xuất bản 1930, lúc nhà thơ 30 tuổi.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Giải thích từ khó.
- SGK.
Я вас любил
Александр Сергеевич Пушкин

Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам Бог любимой быть другим
3. Nhan đề bài thơ.
Em hiểu nhan đề bài thơ như thế nào�?
- Bài thơ vốn không có nhan đề - Puskin không đặt nhan đề cho bài thơ.
- Tôi yêu em là nhan đề do người dịch tự đặt căn cứ vào mạch tình cảm của bài thơ.
- Cách xưng hô: Tôi - Em: Nói đúng tình cảm quan hệ giữa nhân vật trữ tình và em - vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở. Có thể coi đây là bức thư tình.
4. Kết cấu.
Nhận xét kết cấu bài thơ?
- Căn cứ vào dấu câu , bài thơ có 2 ý lớn ( 4 câu đầu/ 4 câu sau ).
- Căn cứ vào lôgíc ý, bài thơ chia làm 3 đoạn, bắt đầu bằng cụm từ Tôi yêu em
- Bài thơ được viết theo thể thơ phức tạp nhất
thảo luận nhóm
Nhóm 1. Cách thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào?
Nhóm 2. Sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí trong con người nhân vật trữ tình là gì�?
Nhóm 3. Diễn biến phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào�?
Nhóm 4. Tại sao nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị�?
5. Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
5.1. Bốn câu đầu.
- Tôi yêu em.đến nay.ngọn lửa tình chưa tàn phai�
? bày tỏ quan điểm chân thành, giọng điệu trầm lắng, dè dặt, ngập ngừng, cách nói không hoa mĩ, giản dị trong cách diễn đạt để nhằm khẳng định�: tình yêu chưa hoàn toàn tắt lụi trong tôi.
Nhóm 1. Cách thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào?
- Tình yêu ấy trước kia điên dại, mê say, đến bây giờ vẫn âm thầm cháy trong tim.
- Nhưng không để em bận lòng.hay hồn em phải u hoài
? mạch thơ đột ngột thay đổi, khẳng định tình yêu không mang lại hạnh phúc cho em thì phải chấm dứt, trả lại sự thanh thản cho tâm hồn em.
Nhóm 2. Sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí trong con người nhân vật trữ tình là gì�?
- Lý trí muốn chối bỏ, tình yêu lại tuôn trào�: Ngọn lửa tình / không muốn bận lòng. Vậy là tình thế trong bài thơ là tình yêu đơn phương.
- Nhân vật trữ tình tuyên bố một kiểu yêu cao thượng: Tình yêu là tự nguyện, là hiến dâng, là hi sinh. Nhận sự thua thiệt, chỉ mong cho người mình yêu hạnh phúc.
? Đó chính là văn hóa tình yêu !
5.2. Bốn câu sau.
Nhóm 3. Diễn biến phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào�?
- Thẳng thắn bộc lộ tình yêu của mình, rất đời thường, giống như bao tình yêu khác�: Âm thầm/ không hi vong/ rụt rè/ hậm hực / ghen.
- Đau khổ khi yêu mà không được đền đáp, yêu mà không hi vọng. Tình yêu ở đây là sự hiến dâng, sự hi sinh thầm lặng.
Nhóm 4. Tại sao nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị�?
- Nhân cách của nhân vật trữ tình được bộc lộ ở hai câu thơ cuối�: Yêu chân thành đằm thắm/ cầu em được người tình như tôi đã yêu em.�
? Câu thơ hay nhất, sáng tươi sau bao sóng gió, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên dù bao đau khổ.
- Câu thơ cuối bất ngờ xuất hiện nhân vật thứ 3 trong bài thơ�: Cầu em.người tình�: Cách nói đẩy ra, kéo vào, từ chối mà khẳng định. Không yêu được vẫn chúc phúc cho người yêu. Coi hạnh phúc của người yêu là hạnh phúc của mình.
?Một tình yêu cao thượng, bao dung, nó vượt qua thói ích kỷ tầm thường hàng ngày, tình yêu chỉ cho mà không hề nhận.
?Văn hóa tình yêu.
6. Kết luận.
- Bài thơ tình đặc sắc, bộc lộ một tình yêu riêng tư, sôi nổi, chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình, một tình yêu âm thầm của một trái tim thủy chung.
- Đề cao phong cách tình yêu�: Chân thành đằm thắm mà không thô thiển mù quáng, thiết tha say sưa mà vẫn tỉnh táo và cao thượng.
- Bài thơ thể hiện rõ tài năng điêu luyện của một mặt trời thơ Nga. Puskin xứng đáng với tên gọi thân yêu của công chúng Nga: Nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu.
III. Ghi nhớ
- SGK
* Củng cố kiến thức bằng graph
Hướng dẫn về nhà.
Học thuộc lòng bài thơ.
Nắm nội dung bài học.
-Soạn bài theo phân phối chương trình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)