Tuần 26. Tôi yêu em

Chia sẻ bởi Đinh Nguyễn Trúc Linh | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôi yêu em thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Xin chào cô cùng các bạn đến với thuyết trình của nhóm 3
Danh sách nhóm 3:

1. Đinh Lê Khả Tú 4. Đinh Nguyễn Trúc Linh
2. Phạm Gia Linh 5. Phạm Tuyết Ngân
3. Đặng Nguyễn Hiền 6. Trần Thị Mỹ Linh
* CUỘC ĐỜI:
- A-lếch-xan-đro Pu-skin (1799 – 1837), trong một gia đình quý tộc lâu đời đã sa sút ở Matxitcova, sớm chịu ảnh hưởng của gia đình về con đường văn học.
- 1820 => 1826 bị đi đày.
- 1827 trở về kinh đô nhưng bị kiểm soát rất gay gắt.
- 1837 bị sát hại trong 1 cuộc đấu súng.
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Sáng tác nhiều thể loại: hơn 800 bài thơ trữ tình, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca, truyện ngắn, kịch…
- Đặc điểm thơ: khởi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đương thời. “Qua thơ Puskin, thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, âm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua 1 thấu kính diệu kỳ” (Gô-gôn)
- Hai chủ đề xuyên suốt: Tự do và tình yêu.
2. Tác phẩm:
- Được khơi nguồn từ mối tình giữa Puskin và Ôlehina
- Thời gian sáng tác: 1929
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Puskin trong tình yêu. Tình yêu sâu sắc, chân thành, vị tha, cao cả.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài;

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Tôi yêu em
1.TÌNH YÊU MÃNH LIỆT CỦA THI NHÂN:
- “Tôi yêu em” là điệp khúc được điệp lại ba lần.
=> Giọng điệu chủ đạo của toàn bài.
- Bài thơ dường như là một lời từ giả của Puskin của một tình yêu không thành nhưng cuối cùng hoá ra là lời giải bày bộc bạch một tình yêu không thể nguôi ngoai, vẫn sôi nổi, nồng nàn.
- Nhà thơ hoá thân vào nhân vật trữ tình để giải bày tâm sự.
- Mở đầu bài thơ nhân vật trữ tình đã thổ lộ tình cảm bằng những lời lẽ chân thành, đi thẳng vào vấn đề cốt yếu “Tôi yêu em”.
- Cách xưng hô rất thích hợp với mối tình đơn phương. => Tạo cảm giác vừa thân mật vừa xa cách, vừa gần, vừa xa, vừa hy vọng, vừa thất vọng. “Tôi yêu em” thốt ra như một lời thú nhận lại, như một lời tự nhủ.
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
- Bởi “tôi” đã yêu em từ lâu lắm rồi nên đây không phải là sự ngỏ lời để bắt đầu cho một câu chuyện tình yêu mà đó là tình cảm chỉ xuất phát từ một phía “Tôi” mà thôi. => Lời xác nhận tình cảm đơn phương mà “tôi” hằng ấp ủ.
- Dù tình yêu đơn phương nhưng rất chân thành sâu sắc, tha thiết, nồng nàn đắm say như ngọn lửa tình và cho đến tận bây giờ chưa hẳn đã tàn phai.
=> Tình yêu của Puskin sâu đậm và nồng nàn đến nhường nào. Lời bộc bạch chân thành xuất phát từ cõi lòng đang day dứt. Đó là sự day dứt giữa lí trí và con tim.
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợi bóng yêu hoài”
- Tình yêu đã nâng con người lên cao hơn, sống cao thượng hơn. Tình yêu nồng nàn say đắm, càng cố quên thì nó càng bùng lên mãnh liệt. Dù vậy, anh vẫn nghĩ đến người và nghĩ cho người, dùng lý trí để nén cảm xúc. Anh không để em phải bận lòng, phải băn khoăn về tình cảm ấy.
- Lời thơ mộc mạc chân thành, ý thơ trong sáng thể hiện một tâm hồn thánh thiện của nhà thơ trong tình yêu. Dù là một tình yêu không được đáp đền.

=> Thái độ trân trọng người yêu vị tha, cao thượng và đức tính hy sinh trong tình yêu.
* Liên hệ: Puskin cũng đã từng nói về những tình yêu đơn phương bằng tình cảm chân thành và có cả sự hy sinh cay đắng hơn.
“Giữa vườn xuân và bóng đêm tĩnh mịch
Chim hoạ mi thanh thót bên nhành hồng
Những đoá hoa kia chẳng chút bận lòng
Mà lặng lẽ đong đưa rồi thiếp giấc
Bản tình ca vẫn du dương và réo rắc”
- Tình yêu trong thơ Puskin giản dị mà nồng nàn, mãnh liệt mà cao thượng. Điều đó chỉ có thể xuất phát từ trái tim yêu thương. Tâm hồn đáng yêu ấy vươn tới tình yêu trong ý nghĩa đích thực, xem như hành vi trao tặng, làm cho người mình yêu hạnh phúc là “đươc yêu”, chấp nhận âm thầm chịu đựng tình yêu đơn phương => nhân vật trữ tình đã nâng mình lên cao hơn.
2. Nỗi đau khổ tuyệt vọng :
Nhưng không phải lúc nào lý trí cũng thắng được trái tim. Dù lý trí kiềm nén, chế ngự nhưng cảm xúc vẫn dâng trào mãnh liệt.
“Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”
- Lý trí đã nhường chỗ cho cảm xúc, đó là những cảm xúc phức tạp, đầy mâu thuẫn. Tình yêu đơn phương, kiềm nén ấy vẫn âm thầm trong trái tim đầy thổn thức, mỗi cung bậc trong tình yêu đều diễn ra dù là trong vô vọng.
- Vì là tình yêu đơn phương, không dám hy vọng nên nó luôn dày vò đau khổ bởi sự rụt rè, sự xao xuyến xúc động bởi nỗi ghen tuông… Sự ích kỷ, tiêu cực trong tình yêu cũng là điều dễ hiểu. Ngọn lửa hờn ghen còn âm ĩ trong trái tim, làm trái tim nhức nhói buốt đau.
- Ở đây nhân vật trữ tình không phải là chủ thể mà là đối tượng chịu sự tác động của tình yêu, với sự chân thành hết mực, nhân vật trữ tình đã phân tích cả những yếu đuối bất lực, những gấp khúc tận đáy sâu tâm hồn.

=> Một tâm hồn yêu đương cháy bỏng, cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đuối đến bối rối thắp thởm, một tâm hồn vật vả, trăn trở day dứt trước một mối tình đơn phương vô vọng.
3. Sự cao thượng chân thành:
- Trong hoàn cảnh hiện tại, chủ thể trữ tình rất dễ bị rơi vào tuyệt vọng, và nảy sinh những hành động tiêu cực, đố kỵ trả thù. Nhưng ở đây ta thấy tình yêu của Puskin thật trong sáng, tấm lòng nhà thơ thật cao thượng, vị tha, đặc biệt là cách ứng xử cao đẹp trong tình yêu.
“Tôi yêu em chân thành đằm thắm
Cần em được người tình như tôi đã yêu em”
- Chân thành, đằm thắm là hai phẩm chất mà mọi tình yêu đều muốn đạt tới, hai câu thơ cuối nhắc lại cụm từ “Tôi yêu em” nhưng không chỉ nói về quá khứ mà còn sự liên tục đến tương lai. Tình yêu ấy vẫn tồn tại, vẫn tồn tại, vẫn đằm thắm đến vĩnh hằng.
=> Chính vì vậy mà có lúc tác giả đã bộc lộ tâm tư với một niềm yêu thương vô bờ bến, một sự chời đợi không hề mệt mỏi.
“Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu, đau đớn
Em hãy thì thầm, hãy gọi tên tôi
Và hãy tin còn đầy một kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim”

(Một chút tên tôi đối với nàng)
- Đọc những dòng thơ ngọt ngào, tuy đau đớn nhưng chứa chang tình cảm, ta chợt nhớ đến cách thể hiện tình yêu của một nhà thơ khác, cũng là tình cảm đơn phương đầy cảm động.
“Tôi yêu em, em tìm ai
Để đôi khi thấy tiếng thở dài hoà chung
Cùng yêu mà chẳng yêu cùng
Cô đơn tôi chứ thuỷ chung một mình”
- Nhưng với Puskin tình yêu còn được nâng cao hơn một bậc.
“Cầu em được người tình nhưng tôi đã yêu em”
- Thông thường, đi kèm với tình yêu là sự ích kỷ, lòng hờn ghen. Ai đã yêu mà không từng “hậm hực lòng ghen”. Nhân vận trữ tình trong bài thơ cũng vậy. Nhưng tình yêu cao thượng đến đã chiến thắng sự tiêu cực. Một lần nữa, chàng trai giữ lại đau khổ dằn vặt cho riêng mình để dâng tặng cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất. Anh đã vượt lên được sự ích kỷ của bản thân, cầu chúc cho người yêu với mong muốn nàng được hạnh phúc. “Cầu” có nghĩa là cầu mong, cầu chúc, chân thành, khẩn thiết.
- Lời cầu chúc giản dị mà thể hiện một nhân cách lớn. Đó là lời cầu chúc cao đẹp nhất. Đó cũng là lời cầu chúc tình yêu chân thành, đằm thắm, tình yêu thật sự giúp con người hướng tới những hành vi cao đẹp. Chàng trai khẳng định đây là tình yêu sâu nặng, chân thành mà vô giá mà không ai có thể cho em được như tình yêu anh đã trao em.
- Thơ trữ tình Puskin là kết quả của một tâm hồn được nuôi dưỡng bởi bầu sữa của văn hoá dân gian Nga nên trong sáng ngọt ngào và giàu giá trị nhân văn. Đó là những tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim nhân hậu của chàng nghệ sĩ tài hoa. Dù yêu đơn phương, dù yêu rồi li biệt nhưng bao giờ Puskin cũng thể hiện thái độ nâng niu, nhân hậu, vị tha.
“Hết rồi – tình đã vỡ tan
Anh hôn lần chót đôi bàn chân em
Những lời chua xót thốt lên
Anh nghe lời đáp của em hết rồi
Anh không còn tự dối lòng
Nỗi sầu anh chảng trọn đời dõi em
Chuyện tàn có thể anh quên
Tình anh không thể đáp đền cho em!
Trẻ trung hồn lại đẹp xinh
Mai em được biết bao tình mến yêu.”
(Xuân Diệu Dịch)
=> Thế đấy, tình yêu làm cho con người trở nên cao đẹp rất nhiều. Tình yêu còn phải biết hy sinh. Hạnh phúc của em là niềm vui của anh – đó là điều mà nhà thơ muốn bộc lộ suy nghĩ của mình.
4. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ giản dị trong sáng, hàm súc.
+ Giọng điệu thơ chân thành, sinh động lúc phân vân, ngập ngừng, lúc kiên quyết, day dứt...
- Ý nghĩa văn bản: Dù trong hoàn cảnh và tình yêu thế nào, con người cần phải sống chân thành, mãnh liệt, cao thượng và vị tha.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Nguyễn Trúc Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)