Tuần 26. Tôi yêu em

Chia sẻ bởi Phan Thị Hằng | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôi yêu em thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TÔI YÊU EM
Я вас любил
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 – 1837)
I. TÁC GIẢ (1799 – 1837)
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (Александр Сергеевич Пушкин, 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga.
Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ 19 bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa ngôn ngữ văn chương.
A.Thời thơ ấu
Pushkin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (26 tháng 5 theo lịch cũ) tại thành phố Moskva trong một gia đình quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ 12.
Cha của Pushkin, ông Pushkin Sergei Levova, là hậu duệ của dòng dõi gia đình Boyar cũ - tước hiệu cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc của Nga và Romania thời xưa.
Vợ ông, bà Nadezhda Osipovna, thuộc dòng dõi của Abram Petrovich Gannibal, một người nô lệ da đen, nhờ thông minh xuất chúng và có những đóng góp lớn về quân sự, hàng hải cho nước Nga đã được Pyotr Đại đế nhận làm con nuôi.
Vì thế, Pushkin có vài đặc điểm giống đằng ngoại như tóc rất xoăn, làn da ngăm đen và đôi môi dày.
Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Pushkin thường được về chơi với bà ngoại tại ngôi làng nhỏ Zakharov, gần thành phố Zvenigorod, ngoại ô Moskva. Những tháng ngày êm đềm ở đây về sau này được phản ảnh trong những bài thơ đầu tiên của Puskin ("Thầy tu", 1813; "Bova", 1814; "Lời nhắn cho Yudin", 1815; "Giấc mơ", 1816).
B.Thời niên thiếu

Sáu tuổi, Pushkin được tuyển vào trường Lyceum Hoàng gia, tại Tsarskoe Selo (Hoàng Thôn, nay là thị trấn Pushkin) gần kinh đô Sankt-Peterburg.
Thời gian theo học tại đây ông đã chứng kiến cuộc chiến tranh giữa quân đội Nga hoàng với quân Pháp của Napoléon I (1812). Ông có bài thơ nổi tiếng về chủ đề này - "Hồi ức ở Hoàng Thôn" (1815).
Sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg.
Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như "Gửi Chaadaev" (1818), "Gửi N. Ya. Plyuskova" (1818), "Làng quê" (1819)... 
Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - "Ruslan và Lyudmila" và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn.
Họa phẩm chân dung Aleksandr S. Pushkin do Vasily Tropinin thực hiện năm 1827.
Mùa xuân 1820, Pushkin bị trục xuất khỏi thành phố Sankt-Peterburg vô thời hạn.
Trong thời gian này, ông tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như "Người tù binh Kavkaz" (1822), "Gavriiliada" (1821), "Anh em lũ cướp" (1822), "Đài phun nước Bakhchisaraysky" (1824).
Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác "Yevgeny Onegin"
Tại Mikhailovskoe ông đã sáng tác những tác phẩm lịch sử như vở kịch "Boris Godunov" (1825), "Với biển cả" (1826), trường ca "Những người Digan" (1827).
Tượng Pushkin toàn thân ở Saint Petersburg 
Năm 1825, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng "Gửi K".
Cuối năm 1825 đầu năm 1826 kết thúc chương năm và sáu của "Evgeny Onegin", mà lúc đó Puskin coi là đoạn kết cho phần một của tác phẩm.
Năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova, người đã đem lại cho ông cảm hứng sáng tác lớn lao.
Ông hoàn tất chương "Bức thư của Onegin" trong tác phẩm "Evegeny Onegin" và cũng là chương kết của công trình vĩ đại mà nhà thơ đã mất 8 năm để thực hiện.
Năm 1834, ông sáng tác truyện vừa như "Con đầm bích“, tiểu thuyết như "Dubrovski" (1832-33), "Con gà trống vàng", "Người da đen của Pyotr Đại đế" (không hoàn thành)...
Cùng với những người bạn, Pushkin đã thành lập tờ tạp chí Người đương thời. Tiểu thuyết "Người con gái viên đại úy" chính là được in trên tạp chí này.

Vợ của Pushkin, Natalia Goncharova
Vợ của Pushkin - Natalia Goncharova là một phụ nữ đẹp và quý phái vì vậy luôn có rất nhiều người ái mộ, trong số đó có cả Nga hoàng Nikolai I.
Trong khi đó Pushkin, do nguồn gốc châu Phi của mình, lại có một bề ngoài không mấy bắt mắt. Điều này làm cho Pushkin rất khó chịu và không ít lần cảm thấy bực bội.
Georges-Charles d`Anthès
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d`Anthès, một sĩ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Pushkin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này.
Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương.
Nhưng Pushkin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng một trong lịch Julian).
Những lời đầu tiên mà nhà thơ đã nói với vợ khi bị trọng thương được đưa về nhà sau cuộc đấu súng là: “Em cứ yên tâm, em không có lỗi gì cả”.


Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pushkin được khơi nguồn từ mối tình không thành của ông với Anna Olenia.


II. TÁC PHẨM “TÔI YÊU EM”
Nàng thơ Anna Olenia của Pushkin
Olenia sinh ra trong một gia đình có tri thức, bố là Viện trưởng Viện hàn lâm nghệ thuật thành Peterbua nên Anna là cô gái có học vấn cao và không xa lạ với xã hội của những cá nhân kiệt xuất cùng thời với cô.
Năm 1829, Pushkin ngỏ lời yêu với Anna nhưng bị cô từ chối. Khi đó, Pushkin đã viết một bài thơ thay lời chia tay với cô.
Lấy cảm hứng từ bài thơ ấy, Pushkin đã thi vị hóa hình tượng người trong mộng thành hình mẫu sáng tác bản romance rất được yêu mến.
Một số bài thơ Pushkin viết về Anna Olenia
Ngài và anh, cô và em 
Nàng buột miệng đổi tiếng ngài trống rỗng 
Thành tiếng anh thân thiết đậm đà 
Và gợi lên trong lòng đang say đắm 
Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca. 
Trước mặt nàng tôi trầm ngâm đứng lặng 
Không thể rời ánh mắt khỏi nàng 
Và tôi nói: Thưa cô, cô đẹp lắm! 
Mà thâm tâm: Anh quá đỗi yêu em!
1828


Hết rồi - tình đã vỡ tan 
Anh hôn lần chót đôi bàn chân em 
Những lời chua xót thốt lên - 
Anh nghe lời đáp của em: - Hết rồi 
Anh không còn tự dối thôi 
Nỗi sầu anh chẳng trọn đời dõi em 
Chuyện tàn có thể anh quên 
Tình yêu không thể đáp đền cho anh! 
Trẻ trung hồn lại đẹp xinh 
Mai em được biết bao tình mến yêu.
1824
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)