Tuần 26. Tôi yêu em

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Hiền | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôi yêu em thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin
- “Mặt trời của thi ca Nga”
TÔI YÊU EM
I. Tìm hiểu chung
1/ Tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xec-ghê-ê-vích Pu-skin: “Mặt trời của thi ca Nga”.
a) Cuộc đời:
( 1799-1837). Xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Maxcơva
_ Ông xuất thân từ một tầng lớp đại quý tộc nhưng cả đời lại gắn bó với số phận của nhân dân.
_ Ông là thi sĩ lừng danh, là tác giả của những tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng và những truyện ngắn xuất sắc; ngoài ra ông còn khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga, tác giả của bi kịch lịch sử hoành tráng và cả những truyện ngụ ngôn thâm trầm,...

Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Pu-skin?
b) Sự nghiệp:
- Ông là người đặt nền móng cho sự phát triển của văn học hiện thực ở Nga thế kỉ XIX .
- Ngoài thơ ông còn nhiều thể loại khác như: Ép- ghê- nhi ô nhê gin( tiểu thuyết thơ), con đầm pích (truyện ngắn), Bô rít gô đu nốp (kịch lịch sử), Người tù (trường ca).
- Thơ của ông viết từ hiện thực Nga và những con người Nga.
- Thơ của ông có nhiều đề tài: khi viết về đề tài tình bạn thì chân thành, viết về thiên nhiên thì đằm thắm còn viết về tình yêu lại mang một tinh thần nhân văn vô cùng cao cả
2/ Tác phẩm:

- “ Tôi yêu em ” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin.
- Được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với Ô-lê-nhi-na sau khi ông cầu hôn với cô nhưng không được chấp nhận vào mùa hè năm 1829.
- Bài thơ vốn không tên nhưng nhan đề là do người dịch đặt.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: ( 4 câu đầu ): Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn của nhân vật trữ tình.
+ Phần 2:(4 dòng sau) Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành cho em.
II. Đọc – hiểu văn bản
1/ Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn của nhân vật trữ tình (4 câu đầu)

“ Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. ”
a) Câu 1 và câu 2:
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;”

- Mở đầu bằng cụm từ “ tôi yêu em ”  chứa nhiều hàm súc tình cảm, tâm tư của tác giả; sự bày tỏ, giải bày tình cảm chân thành, mộc mạc, mãnh liệt của thi nhân với người con gái mà mình yêu thương  đó là tiếng gọi của những rung động sâu sắc.
- “ Chừng có thể ”: tình yêu trong quá khứ
- “ Đến nay chừng có thể ”: chưa hẳn tàn phải
Nhấn mạnh hàm ý anh đã từng yêu em và bây giờ tình yêu trong anh vẫn nồng nàn, mãnh liệt.
- Hình ảnh ẩn dụ “ Ngọn lửa tình ”: tình yêu của chàng trai vẫn luôn ấp ủ, day dẳng cháy từ trước tới nay.
Cách xưng hô “ tôi – em ”: diễn tả mối quan hệ
vẫn còn khoảng cách.
Hai câu thơ đầu là lời thổ lộ tình yêu chân thành, đầm thắm của nhân vật “tôi” thể hiện với cô gái.
b. Câu 3+4
- Vì yêu em mà nhân vật trữ tình ở đây có sự mẫu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc:
Lý trí (bảo thôi) >< Tình cảm (vẫn yêu)
Vừa phân vân, dùng dằng, day dứt vì tình yêu chưa tắt hẳn thì lập tức phủ định quyết liệt rằng vì yêu em nên: “không để em bận lòng” hay “ gợn bóng u hoài”
=>Hai câu cuối là sự giằng xé giữa tình yêu và lý trí. Sự phủ định giữa cái tôi lý trí và cái tôi tình cảm. Với nhà thơ yêu là không đòi hỏi, yêu là mong muốn những điều tốt đẹp đến với người mình yêu
-Cảm xúc và tình cảm của nhân vật trữ tình có tuân theo lí trí không?
- Từ hai câu thơ trên em có nhận xét gì về tình cảm của nhà thơ
II. Đọc – hiểu văn bản


=>Bốn câu thơ đầu thể hiện sự giằng xé nội tâm của tác giả. Còn yêu nhưng phải kiềm chế tình cảm của mình không để người mình yêu phải bận lòng
Em hãy nêu nội dung bốn câu thơ đầu?
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Bốn câu sau: Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành cho em.

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng 
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen 
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm 
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
a) Câu 5+6
-Tình yêu của Pu- skin thể hiện với nhiều cung bậc cảm xúc, đa dạng và phong phú:
+Âm thầm: lặng lẽ, thầm kín ở trong tâm hồn.
+Rụt rè: e dè, ngượng nghịu.
+Hậm hực lòng ghen: có khi giận hờn, bực tức vì phải chấp nhận điều mà mình không mong muốn.
=>Hai câu thơ thể hiện sự đau khổ trong cảm xúc của nhà thơ. Ông bị giằng xé giữa việc yêu hay không yêu. Cách ghen tuông của nhân vật trữ tình là một cách ghen tuông có văn hóa, nó chứng tỏ một tình yêu đích thực, một tình yêu chân chính
- Những tâm trạng nào đã được nhân vật trữ tình bộc lộ ở đây?
-Em suy nghĩ như thế nào về “lòng ghen”?
b) Câu 7+8
-Tình yêu trải qua nhiều sắc thái nhưng cuối cùng vẫn là sự “chân thành, đằm thắm” trong tình yêu. Một tình yêu cao thượng, vị tha.
-Lời chúc phúc chân thành của nhà thơ đi ngược lại với tình yêu thông thường “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Câu thơ là biểu hiện của một niềm hy vọng, một khát khao thánh thiện giàu tính nhân văn. Trong tình yêu luôn tôn trọng, suy nghĩ đến cảm xúc của người mình yêu.
-Hai câu thơ cuối đã thể hiện phẩm chất gì trong tình yêu?
-Nhà thơ đã cầu chúc điều gì đến người mình yêu. Qua lời cầu chúc đó em có suy nghĩ gì về nhân vật trữ tình?
II. Đọc – hiểu văn bản
=>Hai câu thơ cuối, đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình: yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng. Dù bị từ chối trong tình yêu nhưng nhà thơ đã có cách ứng xử vô cùng cao thượng
=>Bốn câu thơ cuối tôn vinh phẩm giá con người. Đó là một con người yêu say đắm, yêu hết mình, vì tình yêu sẵn sàng hy sinh tất cả để cho người mình yêu được hạnh phúc.
III. TỔNG KẾT

1. Nội dung.
- Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, vị tha của Puskin.
- Quan niệm tình yêu của tác giả: tình yêu chân thành cao thượng, luôn hướng tới ngưới mình yêu, cầu chúc cho người mình yêu được hạnh phúc
Em hãy nêu nội dung của bài thơ?
III. TỔNG KẾT
2.Nghệ thật:
- Dấu câu và các biện pháp tu từ thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tình yêu.
- Ngôn ngữ trang trọng, tinh tế, trong sáng, giản dị, sâu lắng.
Em hãy nêu nghệ thuật của bài thơ?
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)