Tuần 26. Tôi yêu em

Chia sẻ bởi Nguyễn thị minh hằng | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Tôi yêu em thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TÔI YÊU EM
- Pushkin -
TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả: Puskin (1799 – 1837)
Cuộc đời:
Tên khai sinh: A.X.Pu-skin (Alexander Sergeyevich Pushkin)
Quê hương: Puskin sinh ra và lớn lên tại Maxcova nước Nga
Ông xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước, dũng cảm đấu tranh chống chế độ chuyên chế độc đoán Nga Hoàng.
Ông mất trong một cuộc đấu súng để bảo vệ danh dự của mình

Puskin năm 30 tuổi
Nhà thơ Puskin khi nhỏ
Puskin thời niên thiếu
Cha mẹ của puskin
Natalia Puskina
(1812 – 1863), vợ của Puskin
Do những tin đồn về việc vợ của ông (Natalya) ngoại tình với Dantes (1 tên sĩ quan trẻ của quân đội Sa hoàng Nga) và bị Dantes bôi nhọ thanh danh, Pushkin buộc phải thách đấu để giữ gìn danh dự. Sau cuộc đấu súng đó Pushkin đã bị trọng thương và qua đời vào 10-2-1837.
Mộ của Puksin tại tu viện Xviatogorxki (1873)
Tượng đài của Puskin tại Maxcova
Pushkin và Natalya
Sự nghiệp:
Puskin là người mở đầu đặt nền móng cho văn học hiện thực nước Nga thế kỷ XIX
Ông được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga” là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A. Do-bro-liu-bop)
Nguồn cảm hứng: hai nguồn cảm hứng chủ đạo mãnh liệt, dồi dào, sôi nổi xuyên suốt dòng chảy thi ca của ông đó là cảm hứng tự do và cảm hứng tình yêu.
Tác phẩm chính: hơn 800 bài thơ trữ tình, Ép–ghê–nhi Ô–nhê–ghin (tiểu thuyết bằng thơ), Bô–rít Gô–đu–nốp (bi kịch), Cô tiểu thư nông dân – 1830 (truyện ngắn), Con đầm pích – 1833 (truyện ngắn),...
Các sáng tác phong phú của ông đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU. Ta luôn thấy một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống chân thực, giản dị trong các tác phẩm của ông.
2. Tác phẩm
Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, nó như viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga
Bài thơ nguyên tác không có nhan đề, nhan đề Tôi yêu em là do người dịch đặt
Hoàn cảnh ra đời: được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình của nhà thơ với A.A. Ô-lê-nhi-na (con gái của A.N Ô-lê-nhin, Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật của Nga) – người mà mùa hè năm 1829 Puskin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
Chủ đề: Bài thơ tôn vinh giá trị con người, con người biết yêu hết mình yêu say đắm nhưng cũng rất chân thành đằm thắm. Trong tình yêu sẽ có đau khổ nhưng chúng ta phải có lý trí sáng suốt tỉnh táo để kìm nén tình cảm nhất là trong tình yêu đơn phương
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Dịch thơ
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bón u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
1829
Dịch nghĩa:
Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ,
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để nó (tình yêu ấy) không làm phiền em thêm nữa;
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;
Tôi đã yêu em yêu chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó
Cầu Trời cho em được người khác yêu thương (cũng) như thế.

2. Bố cục (3 phần)

Phần 1: 4 câu đầu: những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
Phần 2: 2 câu tiếp: nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
Phần 3: 2 câu cuối: sự cao thượng và chân thành của nhân vật trữ tình trong tính yêu

3. Phân tích
Nhan đề: dịch giả Thúy Toàn chọn tên Tôi yêu em rất phù hợp. Nếu đặt là Tôi yêu cô thì quá xa cách trong tiếng Việt từ cô ít để biểu đạt cảm xúc trong tình yêu còn nếu đặt là Anh yêu em thì quá gần gũi thân thiết không phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật trữ tình. Dịch giả đặt là Tôi yêu em đã biểu lộ một cách chính xác mối quan hệ vừa gần vừa xa vừa rụt rè vừa đằm thắm này. Và nét tinh tế trong 2 nhân vật được bộc lộ qua 2 đại từ nhân xưng Tôi và em.
3.1 – 4 câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
Hai câu đầu:
Bài thơ mở đầu bằng 3 tiếng Tôi yêu em một cách trực tiếp giản dị như giãi bày tình cảm tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Cụm từ Đến nay chừng có thể đã thể hiện tính khó xác định trong tâm hồn và tình cảm của nhân vật trữ tình
Hình ảnh “ngọn lửa tình”: ẩn dụ => tình yêu mãnh liệt
Từ ngữ “đã” ,“chưa tắt hẳn”: Xác nhận sự tồn tại của một tình yêu
Dấu “:” chậm rãi, đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trải => trăn trở, day dứt

 Tình yêu chưa hoàn toàn lụi tắt, vẫn dai dẳng cháy và vẫn còn được ấp ủ


Hai câu tiếp
Câu 3, 4, mạch thơ chuyển hướng đột ngột:
+ “Nhưng” tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Từ phủ định “không”: sự dứt khoát đầy lí trí, tự buộc mình chối bỏ tình yêu.
+ Không muốn “em” : “bận lòng”






KL: Bốn câu đầu là sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí => tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình: trung thực chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người yêu







“Gợn bóng u hoài”
Nếu tình yêu của tôi mang đến cho em nỗi buồn sự đau khổ thì không thể tiếp tục nữa.
Quá trình tự đấu tranh
Tự buộc mình từ bỏ tình yêu
Phải trả cho em sự thanh thản
3.2 - 2 câu tiếp: nỗi đau khổ của nhân vật trữ tình
Điệp từ Tôi yêu em: nối liền mạch cảm xúc của 4 câu thơ đầu đồng thời nhấn mạnh tình cảm tha thiết mãnh liệt của nvtt.
Trạng từ chỉ thời gian: “lúc” “khi”
+
Những trạng thái chỉ tình cảm biến đổi liên
tục: “âm thầm”, “không hi vọng”, “rụt rè”,
“hậm hực lòng ghen”


=> Puskin đã nghe thấu nỗi lòng NVTT: một con người tha thiết yêu thương mà không được cảm thông, có nỗi đau khổ của sự tuyệt vọng, rụt rè, ghen tuông giày vò.

Thể hiện bi kịch tuyệt vọng giữa lý trí và tình cảm
Mâu thuẫn giữa cái có và cái không có
Mâu thuẫn giữa ước muốn và hiện thực
3.3 – sự cao thượng và chân thành của nhân vật trữ tình trong tình yêu
Điệp ngữ: “Tôi yêu em” : tiếp tục khẳng định bản chất tình yêu tôi dành cho em: “chân thành” “đằm thắm”
Chàng trai đã vượt qua nỗi ghen tuông, ích kĩ, nỗi buồn u ám để khẳng định tình yêu.
Câu cuối: Lời cầu chúc của chàng trai: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
+ Trong lời cầu chúc ẩn sự so sánh => tăng thêm ý nghĩa khẳng định tình yêu đích thực của mình
+ Dù em không yêu tôi nhưng từ sâu đáy lòng vẫn cầu chúc cho em được một người khác cũng yêu chân tình, chung thủy và đằm thắm như “tôi đã yêu em” => vượt lên trên sự ích kỉ thường gặp trong tình yêu
+ Ẩn chút tiếc nuối, xót xa, đồng thời tự tin và có chút thách thức.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- “Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn của một tâm hồn yêu chân thành, tha thiết, mãnh liệt.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm xúc
- Giọng thơ chân thực, sinh động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn thị minh hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)