Tuần 26. Thuốc

Chia sẻ bởi Trần Quốc Chín | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Thuốc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC A
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH VỀ DỰ TIẾT ĐỌC VĂN
TIẾT:
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HƯỜNG
I- Tiểu dẫn.
1. Tác giả.
- Lỗ Tấn (1881-1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc TK XX. Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”
 Lỗ Tấn - ngọn cờ của cuộc vận động văn hóa mới Trung Quốc, người mở đường của phong trào văn nghệ, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại.
- Bút danh Lỗ Tấn ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thuỵ) và chữ cái Tấn hành, nghĩa là Đi nhanh lên!
- Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.
- Lỗ Tấn là người yêu nước thương dân với mong muốn cứu nước, cứu dân (cuộc đời 4 lần đổi nghề: Hàng hải  khai mỏ  y (ôm ấp nguyện vọng từ 13 tuổi khi phải chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, không thuốc mà chết)  văn nghệ).
Lỗ Tấn thời học ở Nhật Bản
- Quan điểm, mục đích sáng tác của Lỗ Tấn nhất quán. Ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
- Lỗ Tấn là nhà văn được Bác Hồ hết sức kính yêu và tìm đọc từ tuổi thanh niên
- Lỗ Tấn được công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới (1981)
- Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, Cỏ dại…
Bìa “AQ chính truyện”
BÌA TÁC PHẨM “CỎ DẠI”
Nhật kí người điên
2, Truyện ngắn “Thuốc”.
- Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ (04/5/1919) bùng nổ. Thời kì Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục.
- Thuốc rút từ tập truyện ngắn Gào thét.
a) Hoàn cảnh sáng tác
B ) MỤC ĐÍCH SÁNG TÁC

=> Khi sáng tác truyện ngắn Thuốc ,Lỗ Tấn chủ
trương tìm một phương thuốc hữu hiệu. Có thể
chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung
Hoa để cứu dân tộc ra khỏi cảnh nô lệ ,lầm than.



Mua
thuốc

Uống
thuốc

Bàn
Luận
về
thuốc

“Công
hiệu”
của
thuốc
Pháp trường
Quán trà nhà lão Hoa
Nghĩa địa
Đêm thu gần về sáng
Tiết Thanh minh – mùa xuân
Sơ đồ tóm tắt
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Tóm tắt tác phẩm
II. Đọc - hiểu văn bản
2. Bố cục:
- Đoạn 1: Đêm thu gần sáng, lão Hoa đi mua thuốc chữa bệnh cho con.
- Đoạn 2: Cảnh vợ chồng lão Hoa cho con uống thuôc (ăn bánh bao tẩm máu người).
- Đoạn 3: Cuộc bàn luận trong quán trà vợ chồng lão Hoa về phương thuốc chữa bệnh lao, về Hạ Du (cháu cụ Ba).
- Đoạn 4: Cảnh một buổi sáng mùa xuân ở nghĩa trang.
4 đoạn
3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” (dược).
* Nhan đề: ngắn gọn, chỉ có một từ “Thuốc” để chỉ chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa mua về chữa bệnh lao cho thằng Thuyên “đứa con của gia đình mười đời độc đinh”.
* Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:
Hình ảnh minh họa bánh bao tẩm máu người
* Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:
- Khi ở pháp trường: chiếc bánh bao bằng bột mì trắng, nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt, bọc trong tờ giấy chao đèn bẩn thỉu
- Khi mang về nhà:
+ Được ông bà Hoa Thuyên lấy lá sen bọc lại, dúi vào bếp
+ Mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà
- Khi thằng Thuyên ăn: đen thui; bẻ đôi ra, một làn hơi trắng bốc ra; ăn vào bụng mùi vị thế nào cũng đã quên rồi.
 Chiếc bánh bao được miêu tả rất cụ thể, tạo cho người đọc cảm giác ghê rợn.
* Thái độ, tâm trạng của ông bà Hoa Thuyên:
- Từ lúc đi mua: không ngủ được, hồi hộp, xúc động, ông Hoa “cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại...”, “ để hết tinh thần vào cái gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh, không chú ý đến gì nữa..., và lão sung sướng biết bao!”
- Đến lúc mang về chế biến và cho con ăn: tỏ ra đầy vẻ bí mật, tin tưởng, hy vọng “như muốn rót vào người con một cái gì, đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gì”; khẳng định hai lần “sẽ khỏi ngay”.
=> Kết quả: Thằng Thuyên vẫn chết, phải chết.
Ông bà Hoa Thuyên cho con ăn bánh bao tẩm máu tử tù (Ảnh minh họa)
* Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”:
- Thuốc chữa bệnh lao cho thằng Thuyên. Tác giả phê phán sự ngu muội, mê tín dị đoan của người dân Trung Hoa đương thời.
- Thuốc độc. Vì ăn bánh bao tẩm máu người mà thằng Thuyên vẫn chết, phải chết. Thức tỉnh, lay gọi người dân Trung Quốc khi họ đang mê mệt “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
=> Tác giả muốn gọi ra căn bệnh thờ ơ, vô cảm, không hiểu cách mạng và người cách mạng của dân chúng; mặt khác, người cách mạng xa rời quần chúng, không hiểu quần chúng, hi sinh trong cô đơn.
-Bị đánh nhưng Hạ Du vẫn lẩm bẩm “thật đáng thương”,vì anh nhận thấy sự u mê của quần chúng
-Hạ Du bị xử chém ,rồi bị nhà lão Hoa mua máu của mình để chữa bệnh lao cho con => Số phận đáng thương,bi thảm
Hạ du là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, có tấm lòng yêu nước sâu sắc, đáng khâm phục
4. Hạ Du - biểu tượng người chiến sỹ cách mạng
- Hạ Du là con trai bà Tứ nhà nghèo. Anh giác ngộ cách mạng khá sớm, dũng cảm hiên ngang, dám tuyên truyền cách mạng ngay trong ngục tù.
4) Quần chúng - những người dân u mê , đớn hèn
-Mẹ Hạ Du không hiểu được đưúa con của mình ,chỉ biết khóc kêu “oan’’
- Cụ Ba ,người trong họ vưói Hạ Du,tố giác anh để nhận thưởng 20 lạng bạc
- Ông cả Khang bán bánh bao tẩm máu Hạ Du
- Nghĩa mắt cá chép tước được cái áo của tử tù
- Nhà ông Hoa mua được thuốc chữa bệnh lao
- Cậu Năm gù còn cho rằng Hạ du là ‘thằng khốn nạn, điên’’
 Qua thái độ hành động ,suy nghĩ của đám đông trên,Lỗ Tấn muốn nói: đối với người cách mạng, họ xa rời quần chúng, khiến cho quần chúng không hiểu họ, coi họ như giặc, như kẻ điên, thậm chí còn khinh ghét họ.
Đối với quần chúng
Họ hoàn toàn không hiểu gì về về cách mạng
Vô cảm ,tìm mọi cách để hưởng
lợi từ cái chết của người cách mạng
Thậm chí họ còn khinh bỉ ,giễu cợt cách mạng
 Đó là một đám đông ngu muội u mê
5. Hình ảnh “vòng hoa trên mộ Hạ Du’’
-Hình ảnh ấy thể hiện sự khâm phục,thương tiếc,kính trọng của một số ít người dân Trung Hoa đói với người cách mạng Hạ du.Họ hiểu và cảm phục tinh thần dũng cảm hi sinhvì nghĩa lớn của anh.
-Hơn thế vòng hoa trên mộ Hạ Du.cho ta thấy một điều rằng những người nhưanh không thẻ chết vô nghĩa được ,và khi đã bị hi sinh thì có người hiểu và tiếp bước anh để đấu tranh đến cùng
-Mẹ Hạ Du kinh ngạc trước mộ con mình có những cánh “hoa trắng, hoa hồng……xếp thành vòng tròn tròn’’ và lặp đi lặp lại câu hỏi “thế này là thế nào” => Nó như một điệp khơi gợi nhiều day dứt . Câu hỏi của bà chính là sự bế tắc, lạ lẫm của bà mẹ khi không hiểu ý nghĩa cao đẹp của vòng hoa và việc làm của cậu con trai mình.
- Đặt câu hỏi ở phần cuối truyện khi mọi sự gần như lắng xuống, Lỗ Tấn muốn người đọc suy ngẫm để hiểu ý nghĩa của cái chết kia. Đồng thời nhà văn cũng muốn gửi gắm sự day dứt về mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng và cách mạng
6) Thuốc - một kết cấu độc đáo
Được chia thành bốn cảnh,mỗi cảnh có không gian và thời gian cụ thể
Ba cảnh đầu kế tiếp nhau
Thời gian mùa thu tàn tạ héo úa
Không gian :sự việc chủ yếu diễn ra ở quán trà cũ kĩ nhà lão Hoa
=> Đó là nơi tù hãm ẩm mốc ,bế tắc
cảnh bốn
Sự việc diễn ra ở nghĩa địa
Thời gian :mùa xuân cảnh vật hồi sinht tràn đầy niềm hi vọng của con người với tương lai
Không gian:trong phần cuối truyện Lỗ Tấn viết “miếng đất dọc chân thành phía tây…………………ngày mừng thọ
=>cảnh ấy mang nhiều nghĩa”:-không có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng và những kẻ trộm cướp giết người
- Số người chết chém cũng như chết tù cũng nhiều như số người bị chết nhgèo đói => tàn bạo , đen tối của đât nước TQ
-HÌNH Ảnh con đường mòn phân cách hai khu nghĩa địa=> sự chia rẽ của người dân Trung Hoa.nhà văn muốn xoá bỏ con đường ấy
Đặt câu chuyện vào thời gian hai mùa: môt mùa tàn tạ ,một mùa hồi sinh,tác giả gửi gắm
Một niềm hi vọngvề cuộc sống mốichdân tộc trungHoa.
III)Tổng kết
1)Nội dung
-Thuốc vừa là tiếng “gào thét” để “trợ uycho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu”vừa là sự bộc bạch tâm huyết của một ngòi bút lạc quan tin tuqoqngr vào sự thắng lợi của cách mạng
-Từ tác phẩm,người đọc hiểu sâu hơn về tấm lòng yêu nước nồng nàn của một nhà văn từng được tôn vinh là linh hồn dân tộc’’
2)Nghệ thuật -cốt truyện dung dị , đơn giản mà sâu sắc
-cách lựa chọn tình tiết,sắp xếp thời gian nhgệ thuậtđộc dáo ,thành công
-xây dựng được tính đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng văn chương
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Chín
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)