Tuần 26. Thuốc
Chia sẻ bởi nguyễn thị hương giang |
Ngày 09/05/2019 |
58
Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Thuốc thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
-LỖ TẤN-
tổ 1 lớp 12A5
THUỐC
I) TIỂU DẪN:
1) Tác giả:
2) Tác phẩm:
1) Tác giả:
LỖ TẤN
Ông là ai ?
1) Tác giả:
a. Cuộc đời:
Lỗ Tấn (1881-1936)
Tên thật: Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân
- Quê: Phủ Thiệu Hưng- tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc
- Ông sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút.
Lỗ Tấn (1881-1936)
+ Lỗ Tấn là bút danh ghép từ họ mẹ (Lỗ Thuỵ) và chữ “Tấn Hành” (nghĩa là " đi nhanh lên" )
- Năm 13 tuổi, ông mồ côi cha. Đó là một bất hạnh lớn
=> quyết tâm học nghề thuốc
Lỗ Tấn và vợ cả
Lỗ Tấn và vợ con
a. Cuộc đời:
-Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ làm nghề: hàng hải=> khai mỏ đến => nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào.
=> Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
Lỗ Tấn (1881-1936)
Hàng hải
Khai mỏ
Nghề y
Văn nghệ
Mở mang tầm mắt
Làm giàu cho Tổ Quốc
Chữa bệnh thể xác cho quốc dân.
Chữa bệnh tinh thần cho quốc dân
Quá trình đổi nghề và mục đích
=>Tất cả sự đổi thay ấy đều là sự lựa chọn có ý thức của lỗ Tấn với mong muốn cứu nước, cứu dân.
a. Cuộc đời:
Cuộc đời của Lỗ Tấn trải qua nhiều biến cố lịch sử trọng đại:
+ Dư âm của cuộc cách mạng Tân Hợi 1911
+ Không khí sục sôi của phong trào Ngũ Tứ 1919
+ Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Trung Quốc 1921
Tác động trực tiếp đến tư tưởng của Lỗ Tấn
Ông là nhà văn Cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. "Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn" (Quách Mạt Nhược).
- Tháng 10 năm 1927, ông rời Quảng Châu tới Thượng Hải. Ông mất ngày 19 tháng 10 năm 1936.
- Năm 1981, Lỗ Tấn được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới
Quách Mạt Nhược
nhà bảo tàng Lỗ Tấn
Nhà lưu niệm ở Thiệu Hưng.
b. Sự nghiệp văn chương:
Những tác phẩm chính:
+ Tập truyện ngắn: AQ chính truyện (kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), Gào thét( 14 truyện), Bàng hoàng( 11 truyện), Truyện cũ viết theo lối mới
+ Các tập tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…=> mang tính phê phán, tính chiến đấu cao
- Mục đích viết văn: Dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
- Ông đã dũng cảm chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường hành quân tiến vào tương lai.
- Quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộn sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn "ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ".
Kiệt tác không chỉ của Văn họcTrung Quốc mà còn là kiệt tác của Văn học thế giới
Một số tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn
2. Tác phẩm:
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
+ Nước Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé: Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật
+XHTrung Hoa => Nửa phong kiến, nửa thuộc địa
+ Nhân dân=> An phận chịu nhục
Đó là căn bệnh "đớn hèn", tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc
– Thuốc là một truyện ngắn đa nghĩa như nhiều truyện ngắn khác của Lỗ Tấn. Ông sáng tác truyện “Thuốc” vào ngày 25/4/1919, đúng một năm sau “Nhật ký người điên” ra đời. Nó được đăng trên báo “Tân Thanh niên” số tháng 5/1919 giữa cơn bão táp phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) do học sinh, sinh viên Bắc Kinh phát động, mở đầu cuộc vận động “cứu vong” – cứu đất nước Trung Hoa khỏi diệt vong, về sau được in chung trong tập "Gào thét" 1923.
-Tác phẩm như một lời cảnh tỉnh những ai đang còn ngơ ngác trước thời cuộc , chỉ ra cho họ thấy rằng Trung Quốc đang như một con bệnh trầm kha=> cần phải tìm ra phương thuốc chữa.
a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
b. Nội dung, chủ đề:
- Phê phán quốc dân tính
Người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn chính là
Bác Hồ. Ngay từ tuổi thanh niên, Người đã
" thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc " và
trong cuộc đời hoạt động cách mạng, không
chỉ một lần Người nêu gương Lỗ Tấn.
-Tác phẩm phê phán tư tưởng mê tín, dị đoan của nhân dân Trung Quốc, phê phán sự hững hờ, mê muội của quần chúng đối với cách mạng, sự xa rời quần chúng của những người làm cách mạng. Đồng thời tác phẩm cũng ca ngợi những chiến sĩ cách mạng tiên phong của Trung Quốc, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai của cách mạng nước nhà.
c) Tóm tắt tác phẩm:
– Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh cho thằng Thuyên – con trai lão, đang bị mắc bệnh lao. Bị chém hôm đó ở pháp trường là Hạ Du, một người làm cách mạng, do bị cụ Ba tố giác cháu với chính quyền để kiếm hai mươi lạng bạc mà bị bắt và hành hình. Nghe mọi người kể lại trong quán trà của gia đình lão Hoa, vào trong ngục, Hạ Du vẫn không sợ chết, còn dám cả gan rủ cả lão Nghĩa “làm giặc”. Mặc dù được chữa bằng bánh bao tẩm máu người nhưng cuối cùng thằng Thuyên vẫn không khỏi.
– Một buổi sớm mùa xuân, trong tiết thanh minh, tại nghĩa địa mẹ của Thuyên và mẹ của Hạ Du đều đến thăm mộ con. Hai người rất ngạc nhiên, băn khoăn tự hỏi “Thế này là thế nào?” khi nhìn thấy một vòng hoa đặt trên mộ người cách mạng. Bà mẹ của Thuyên đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo và nghĩa địa của người chết chém hoặc chết tù để sang an ủi mẹ Hạ Du
II) ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1) Ý nghĩa nhan đề:
2) Hình tượng người cách mạng Hạ Du:
3) Ý nghĩa miêu tả bãi tha ma và con đường mòn:
4) Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du và câu hỏi " Thế này là thế nào? " của người mẹ:
5) Không gian, thời gian nghệ thuật:
1) Ý nghĩa nhan đề truyện.
- Tầng nghĩa thứ nhất: Là cái bánh bao tẩm máu người mà dân cho là thuốc chữa lao, nó chẳng cứu được người mà là giết người => mang ý nghĩa chống mê tín, phê phán sự lạc hậu về khoa học của nhân dân TQ bấy giờ
Tầng nghĩa thứ hai: làm từ máu người cm, những người đã đổ máu vì nd => Đó là sự u mê, đớn hèn mông muội về ctrị của qchúng và bi kịch ko được hiểu, ko được ủng hộ của những người cm → phê phán sự lạc hậu chính trị của qchúng.
Tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho người cách mạng gắn bó với quần chúng.
Thuốc
2) ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao máu:
- một vị thuốc “thần” để cứu người, một vị thuốc mà khiến người ta chết nhưng con người vẫn tin vào đó để truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Một phương thuốc chữa bệnh mê tín, lạc hậu dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.
- “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” để gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong.
- là tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng. Những người tiên phong đi trước quá xa rời quần chúng, không đi sâu tìm hiểu và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du.
- Hạ Du xuất hiện gián tiếp ( sau khi bị hành hình) qua câu chuyện của các vị khách trong quán trà.
- Hạ Du là người sớm giác ngộ lý tưởng:
+ “Nằm trong tù mà vẫn dám rủ lão đề lao làm giặc”
=>Không sợ cái chết, không sợ uy quyền.
+ “Thiên hạ nhà Mãn Thanh là của chúng ta”( Nước Trung Quốc là của người Trung Quốc)
=>Lý tưởng cao đẹp: chiến đấu vì một đất nước TQ thống nhất, không có ngoại bang.
Là người cách mạng dám xả thân vì đất nước, hiên ngang, giữ vững khí tiết.
nhưng buồn thay, nhân dân u mê
không hiểu việc làm của anh
Hạ Du
Chiến sĩ
cách mạng
Vợ chồng Hoa Thuyên
Đám đông trong quán trà
Cụ Ba họ Hạ
Cả Khang – đao phủ
Mẹ Hạ Du
Biến máu Hạ Du thành
món hàng trục lợi
Tố giác cháu để được
thưởng hai mươi lạng bạc
Cảm thấy xấu hổ vì con
Đàm tếu về Hạ Du, cho rằng
anh là giặc, là đồ điên, gọi
anh là thằng quỷ sứ, thằng
nhãi con, thằng khốn nạn
Dửng dưng mua máu
Hạ Du để chữa bệnh
Tác giả
Trân trọng đặt vòng
hoa lên mộ Hạ Du
Anh cô đơn lạc lõng,
không được ai thấu hiểu
vì quần chúng thì mê muội,
lạc hậu về chính trị
và sự thoát ly quần chúng
của Hạ Du.
Còn về đám đông
quần chúng ?
Bác Cả Khang
Cậu Năm gù
Người râu
hoa râm
Anh chàng
trạc 20 tuổi
Đám đông quần chúng
Liên tục “Cam đoan thế nào
cũng khỏi”
Kiếm lời từ máu HD nhưng
lại cho rằng mình không được
lợi lộc gì
Cho rằng hành động tố giác
cháu của Cụ Ba là khôn ngoan
Ngày nào cũng
lê la ở quán trà
nhà lão Hoa,
thường đến sớm
nhất và cũng về
muộn nhất
Chỉ biết
phụ họa
và hùa theo
đám đông
Mê muội, cuồng tín, tăm tối
3. Ý nghĩa chi tiết miêu tả bãi tha ma và con đường mòn.
Bãi tha ma trong truyện được miêu tả qua những chi tiết nào ? Ý nghĩa của những chi tiết đó?
Ranh giới
tự nhiên
phân chia
nghĩa địa
BÃI THA MA
BÊN PHẢI
BÊN TRÁI
Mộ người chết chém, chết tù
(Không phân biệt đâu là người
làm cách mạng, đâu là kẻ tử tù)
Mộ Hạ Du
Ở GIỮA CÓ CON ĐƯỜNG MÒN
Mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ
(chết yểu,chết non) (mừng thọ sống lâu)
Mộ người nghèo chết vì bệnh tật
(Người dân lao động nghèo khó)
Mộ Thuyên
Ranh giới
giữa người
Cách mạng với
Quần Chúng
(Những định
kiến thành
thói quen)
- Một thực trạng xã hội tàn bạo: Người tù tội bị giết = dân thường.
- Giai cấp thống trị sống phè phỡn trên xương máu của người dân.
- Người dân u mê, lạc hậu về chính trị: Không phân biệt người làm CM và kẻ tử tù.
4. Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du và câu hỏi " Thế này là thế nào? " của người mẹ.
* Hình ảnh vòng hoa:
- Đó là một vòng hoa “Hoa trắng, hoa hồng xen lẫn nhau nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”.
- “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây?”
* Ý nghĩa:
- Là niềm tin tưởng lạc quan vào tiền đồ cách mạng:
+ Đã có người hiểu được việc làm và tâm nguyện bước tiếp bước chân khai phá của họ.
+ Sự hi sinh của họ đã để lại niềm tiếc thương trong lòng một bộ phận người dân.
+ Sự hi sinh của người cách mạng tiên phong không hề uổng phí, máu của họ đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng.
- Là tấm lòng của Lỗ Tấn gửi đến người liệt sĩ.
* Thái độ của hai người mẹ: Vòng hoa lạ khiến hai bà mẹ ngạc nhiên, người mẹ tử tù thảng thốt tự hỏi “ Thế này là thế nào?”:
- Câu hỏi nói lên sự bàng hoàng, sửng sốt của bà mẹ khi bà không hiểu ý nghĩa việc làm của con mình (Bà mẹ nhìn vòng hoa trên mộ con tưởng con trai mình hiển linh, chết oan ức => ý thức lạc hậu, mê tín của một bộ phận người dân TQ đương thời).
- Trong câu hỏi còn ẩn chứa một niềm vui vì đã có người hiểu được việc làm của con.
- Câu hỏi còn ẩn chứa một nỗi niềm băn khoăn day dứt, đòi hỏi phải có câu trả lời => sự băn khoăn của chính tác giả về mối quan hệ giữa quần chúng và cách mạng.
5) Không gian, thời gian nghệ thuật:
Thơì gian có sự chuyển biến từ mùa thu (lá rụng) mùa xuân(nảy lộc, đâm chồi)
Không gian có ba không gian: không gian ở pháp trường(tối tăm, ma quái), không gian ở quán trà(chật hẹp, tù túng), không gian nơi nghĩa địa (buồn thảm, lạnh lùng)=>không gian rộng mở theo cánh chim vút bay thẳng về phía chân trời xa.
-> Hi vọng cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận khổ đau của thiên truyện, niềm tin của nhà văn vào cách mang Trung Quốc trong tương lai.
III) TỔNG KẾT
1) Nội dung:
2) Nghệ thuật:
Nội dung
Phê phán tình trạng mê muội, tê liệt của quần chúng.
Phê phán tình trạng xa rời quần chúng của Cách mạng.
Lưu ý mọi người tìm phương thuốc để chạy chữa
Bộc lộ niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai CM, tương lai đất nước.
Nghệ thuật:
TỔNG KẾT
hàm súc, cô đọng
mang đậm văn phong của Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng nhưng rất sâu xa
hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng
lời dẫn truyện nhẹ nhàng tự nhiên có sức hấp dẫn, lôi cuốn
T ìm hiểu thêm về Lỗ Tấn
Nếu nói đến dung mạo Lỗ Tấn, rất nhiều người sẽ không thể quên được cái bộ ria đen dầy to bản, đậm một nét chữ "nhất" của ông. Đặc trưng Lỗ Tấn dù có nhiều nữa, nhưng ấn tượng nhất và không cách xóa nhòa nhất chính là ở bộ ria ấy của ông, không hướng lên, cũng không chìa xuống, nó trải ra một chữ "nhất" đầy riêng biệt, khiến người ta nhìn qua là không thể nào quên.
Bộ ria Lỗ Tấn
Chữ “nhất” dễ viết nhất, thế nhưng làm người “không vểnh lên, cũng khó bề kéo xuống”, chính trực như một chữ “nhất” thì cũng đâu có dễ, Lỗ Tấn là một đấng mày râu cương trực bất khuất, bộ ria có thể minh chứng.
Bộ ria Lỗ Tấn
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của tổ 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn thị hương giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)