TUẤN 26 - SỬ 7- TIẾT 49 (2013 - 2014)
Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: TUẤN 26 - SỬ 7- TIẾT 49 (2013 - 2014) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI – XVIII ( 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức:
- Trình bày những nét chính về tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVII.
- Nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật: sự du nhập của Thiên Chúa giáo; chữ Quốc ngữ ra đời; sự phát triển rực rở của văn học và nghệ thuật dân gian.
2/ Tư tưởng
- Yêu mến và gìn giữ những sáng tác của Tiếng Việt, chữ Việt
- Lòng tự hào dân tộc ở khía cạnh văn hóa
3/ Kỹ năng: Ý thức thường xuyên rèn luyện tiếng Việt, chữ Việt
II. CHUẨN BỊ.
1/ Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.Tranh ảnh liên quan đến bài học .
2/ Học sinh: Học bài theo yêu cầu của giáo viên tiết trước, đọc SGK mục II bài 23.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tình trạng sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài, Đàng Trong? Tại sao?
- Kể tên một số làng thủ công nổi tiếng và các trung tâm buôn bán. Tại sao thủ công truyền thống được phát triển
2. Giới thiệu bài mới: Ở TK XVI – XVIII, đời sống tinh thần Đại Việt có những bước phát triển mới; Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ, sự phát triển rầm rộ của văn học chữ Nôm. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu nội dung những bước phát triển mới đó.
3. Bài mới
II. VĂN HOÁ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tôn giáo.
? Vào TK XVI – XVIII, nước ta có những loại tôn giáo nào?
? Đã học nội dung và hình thức hình thành đạo Nho, đạo Phật, đạo Giáo ở lớp 6, em hãy nhắc lại?
+ Đạo Nho : Nho giáo hay Khổng giáo do Khổng Tử lập ra ở Trung Quốc. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là Thiên Tử (con trời) và cóquyền quyết định tất cả
+ Đạo Phật: Ra đời ở Ấn Độ, cung thời với Nho giáo, khuyên mọi người hãy thương yêu nhau, làm điều lành, tránh điều ác
+ Đạo giáo: Do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc, cung thời với đạo Nho, khuyên người ta sống theo phận mình, không đấu tranh
? Ở TK XVI – XVIII, nước ta có thêm tôn giáo nào?
? Em hãy nói rõ sự phát triển tôn giáo ở nước ta trong TK XVI – XVIII như thế nào?
HS: ( Phật giáo và Đạo giáo có xu hướng phát triển trở lại, thể hiện ý thức tư tưởng, sinh hoạt tinh thần của vua chúa, quý tộc nói chung, cũng là biểu hiện sự suy thoái hóa của toàn bộ cấu trúc chính trị và nền tảng ý thức hệ PK tập quyền đã suy thoái )
? Môi trường nào để đạo Thiên Chúa xâm nhập vào nước ta?
HS: + Đơi sống nhân dân cực khổ
+ Cuộc chiến tranh giành quyền lưc của các thế lực PK
? Tại sao đạo Thiên Chúa sau khi xâm nhập vào nước ta không được phát triển ?
HS: ( Không phù hợp với cách cai trị dân của giai cấp PK nên bị ngăn cấm, không phù hợp với tư tưởng truyền thống dân tộc VN nên nó cũng không được nhân dân chấp nhận lắm. Chỉ một số dân ở phạm vị hẹp theo đạo Thiên Chúa như vùng Bùi Chu Phát Diệm (Ninh Bình)
? Cách sinh hoạt văn hóa ở nông thôn như thế nào?
=>GV: Qua đây, tình đoàn kết trong thôn xóm, tinh thần yêu quê hương đất nước
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”
? Câu ca trên nói lên điều gì?
? Em hãy cho 1 vài ví dụ về các câu ca dao nói lên nội dung tương tự?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ra đời của chữ quốc ngữ.
GV: Yêu cầu HS đọc sgk
? Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV: Đây là một công trình khoa học của nhiều giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt mà người có công nhất là giáo sĩ A lếch – xăng- đơ – rốt.
? Vì sao chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt thành chữ quốc ngữ của nước ta đến ngày nay?
HS: (Vì chữ quốc ngữ là thứ chữ tiện lợi, khoa học, dễ đọc, dễ viết, dễ hiểu).
GV: Đương nhiên chữ quốc ngữ phải trải qua nhiều thể nghiệm mới trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta; nó đã góp phần tích cực vào việc tiếp thu, truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong những thế kỷ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)