Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Minh Thư | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Trong bố cục bài làm văn nói chung và bố cục bài làm văn nghi luận nói riêng gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
3 phần:
- Mở bài
-Thân bài
- Kết bài
Tiết : 78
I. PHẦN MỞ BÀI
1.Tìm hiểu ngữ liệu 1 (SGK)
Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)
Thảo luận, phân tích
Nhận xét:
- MB1: thừa thông tin (xuất xứ của tác phẩm), không nêu được những vấn đề cần trình bày trong bài viết, MB bắt đầu từ những vấn đề quá rộng so với vấn đề được nghị luận.
- MB 2 và MB 3 phù hợp với yêu cầu của đề bài mặc dù cách trình bày khác nhau nhưng đã nêu được nội dung cần bàn luận: giá trị nghệ thuật của tình huống truyện
2. Ngữ liệu 2
Đọc và thảo luận
Nhận xét:
Đây là những mở bài đạt yêu cầu, tuy nhiên mỗi mở bài người viết tìm một cách mở bài khác nhau để taọ hứng thú cho người đọc
+ MB1: người viết nêu vấn đề về quyền con người bằng cách sử dụng những tiền đề có sẵn (lời dẫn của những bản tuyên ngôn nổi tiếng). Tuy nhiên những tiền đề này phải có tính tích cực, có quan hệ chặt chẽ với vấn đề đang được đề cập trong văn bản, phải có xuất xứ chính xác, rõ ràng, tránh quá xa vấn đề.
+ MB2: người viết nêu vấn đề (số lượng tác phẩm ít nhưng độc đáo) bằng cách so sánh đối chiếu đối tượng đang được trình bày trong văn bản (bài thơ Tống biệt hành- Thâm Tâm) với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật để nhấn mạnh vào đối tượng được trình bày.
+ MB3: người viết nêu vấn đề (sự sáng tạo trong sáng tác của NC) cũng bằng thao tác so sánh, liên tưởng đối tượng cần trình bày với một số đố tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biệt của đối tượng được nêu trong vấn đề đang trình bày
Gợi hứng thú cho người đọc
3. Kết luận:
MB thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận, hướng người đọc hoặc người nghe vào nội dung bàn luận một cách tự nhiện và gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
II. PHẦN KẾT BÀI
1. Tìm hiểu ngữ liệu 1
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị ) về nhân vật ông lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Đọc và thảo luận
Nhận xét
- KB1: không đạt yêu cầu vì phạm vi nội dung ở phần kết quá rộng so với yêu cầu của đề bài, không chốt được vấn đề, không có phương tiện liên kết với những phần trước đó
- KB2: phù hợp vì nội dung phần kết phải liên quan đến vấn đề được trình bày trong toàn bộ văn bản, có những đánh giá, liên tưởng sâu hơn và phong phú hơn., đồng thời có những phương tiện liên kết
2. Ngữ liệu 2
Đọc và thảo luận
- KB1: người viết nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày: Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập… đồng thời liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề: Toàn thể dân tộc VN ………
- KB2: người viết đẫ nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì thế phần kết chỉ cần nhấn mạnh bằng câu văn ngắn gọn: Hai đứa trẻ …này, đồng thời liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát: Hơn thế nữa….
Nhận xét:
- Trong cả KB (l) và (2), người viết đều dùng các phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc trình bày đề tài: Vì những lẽ trên..., Hơn thế nữa..., Bây giờ và mãi sau này....
3. Đọc và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
4. Kết luận
Kết bài thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề , gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn
LUYỆN TẬP
BT1
- Trong mở bài ở (l), người viết giới thiệu trực tiếp đề tài cần trình bày: trình bày thật ngắn gọn, khái quát về tác phẩm và, đề tài cần nghị luận trong tác phẩm. Cách mở bài này có ưu điểm là nhấn mạnh được ngay phạm vi của đề tài, nêu bật được luận điểm quan trọng nhất cần trình bày trong bài viết, giúp người tiếp nhận văn bản nắm bắt được một cách rõ ràng vấn đề sắp được trình bày.
- Trong mở bài ở (2), người viết giới thiệu đề tài bằng cách gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chính qua một số luận cứ và luận chứng, được tổ chức theo trình tự lôgíc chặt chẽ: tù phạm vi rộng hơn đến vấn đề chủ yếu. Cách mở bài này có ưu điểm là giới thiệu được vấn đề một cách tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận.
BT2
- Mở bài trình bày quá kĩ những thông tin về tác giả và tác phẩm (thông tin thừa - không liên quan đến bản chất của vấn đề cần nghị luận: hình tượng nhân vật Mị). Một lỗi nữa của mở bài này là: phần giới thiệu đề tài chính chưa có tính khái quát (sa đà vào việc tóm tắt các luận điểm của bài viết mà không nhấn mạnh được bản chất của vấn đề).
- Kết bài tiếp tục tóm tắt vấn đề đã trình bày, không nêu được nhận định về ý nghĩa của đề tài, trùng lặp với mở bài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Minh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)