Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương Giang |
Ngày 09/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ, THĂM LỚP
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. VIẾT PHẦN MỞ BÀI:
1. Phân tích ngữ liệu: (Sgk)
Tìm hiểu các phần mở bài và cho biết phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Giải thích văn tắt lí do lựa chọn?(Đề bài sgk)
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1: Mở bài (1)
Nhóm 2: Mở bài (2)
Nhóm 3: Mở bài (3)
* Mở bài 1 Chưa đạt yêu cầu: Nêu những thông tin thừa, không nêu rõ được vấn đề cần trình bày trong bài viết, bắt đầu từ những phạm vi quá rộng so với vấn đề nghị luận
VD: Từ xưa đất nước ta được xem như là của các ông vua. Như Lý Thường Kiệt đã nói: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Quả đúng như vậy các ông vua đứng lên cai trị đất nước và có biết bao nhiều ông vua vì mình mà bán nước. Nước ta bị mất dân ta khốn khổ, người dân bần cùng không một chút tự do. Cho đến khi Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đã trải qua biết bao nhiêu lần đấu tranh. Nước ta đã hoàn toàn được độc lập. Đất nước ta đã thuộc về nhân dân. Trước hoàn cảnh đó Nguyễn Khoa Điềm viết “Mặt đường khát vọng”nhằm để ca ngợi về Tổ quốc nói chung và nhân dân ta nói riêng.
* Mở bài 2, 3: Phù hợp với yêu cầu đề bài
Đọc các phần mở bài (sgk)và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định các vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề nghị luận?
b. Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài?
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1: Mở bài (1)
Nhóm 2: Mở bài (2)
Nhóm 3: Mở bài (3)
* Mở bài 1: Nêu vấn đề bằng cách sử dụng một số tiền đề sẵn có (dẫn lời của hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp) → dẫn nhận định, câu thơ, câu văn có nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề cần trình bày (lưu ý: những tiền đề phải có tính chất tích cực, quan hệ chặt chẽ với vấn đề chính đang được đề cập tới trong văn bản, có xuất xứ rõ ràng, chính xác, tránh lan man mơ hồ quá xa vấn đề)
* VD: Giải thích câu tục ngữ:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Mở bài như sau: Nhà văn Pháp F. lôbe có nói: “Tôi chưa gặp một người nào mà không tìm thấy ở người đó một cái gì để học”. Điều đó được thể hiện rất rõ trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
* Mở bài 3: Nêu vấn đề bằng thao tác so sánh, liên tưởng đối tượng cần trình bày với một đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biệt của đối tượng được nêu trong vấn đề trình bày.
* Mở bài 2: Nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày trong văn bản (bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm) với một đối tượng khác (“Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu) dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật để nhấn mạnh vào đối tượng trình bày.
VD: Bình luận mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.
* Mở bài như sau: Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăng tê và đất mẹ. Thần Ăng tê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống hệt như mối quan hệ giữa Ăng tê và đất mẹ vậy.
2. Kết luận:
a. Một mở bài hay cần tránh:
- Tránh dẫn dắt vòng vo- quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
- Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết
b. Một mở bài hay cần phải:
- Chính xác
- Ngắn gọn
Đầy đủ (Đọc xong mở bài người đọc biết mở bài bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào?Thao tác chính vận dụng ở đây là gì?)
- Độc đáo: gây được sự chú ý, tạo được sự bất ngờ
- Tự nhiên.
* Ví dụ: Phân tích bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên
Một HS đã mở bài như sau:
Tôi nhớ mãi câu nói của họa sĩ Hà Lan- Van gốc: “Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người”. Đó là chân lí của cuộc sống và cũng là chân lí của thơ. Cho đến khi đọc những vần thơ giản dị, chân thành của Vũ Đình Liên, tôi lại càng cảm nhận sâu sắc hơn bào giờ chân lí vĩnh cửu và tươi xanh ấy:
“Mỗi năm hoa đào nở
…Hồn ở đâu bây giờ”
II. VIẾT PHẦN KẾT BÀI:
1. Phân tích ngữ liệu: (Sgk)
Tìm hiểu các phần kết bài (sgk) và cho biết phần kết bài nào phù hợp hơn với vấn đề nghị luận? Giải thích văn tắt lí do lựa chọn? (Đề bài sgk)
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1: Kết bài (1)
Nhóm 2: Kết bài (2)
* Kết bài (1): Không đạt yêu cầu- phạm vi nội dung quá rộng so với yêu cầu của đề bài, không chốt lại được vấn đề; không có những phương tiện liên kết cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần đã trình bày trước đó; không có những yếu tố hình thức đánh dấu việc trình bày văn bản đã hoàn tất.
* Ví dụ:
* Kết bài (2): Phù hợp với yêu cầu của đề bài (nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề trình bày trong toàn bộ văn bản, có nhận định đánh giá ý nghĩa của vấn đề gợi liên tưởng sâu hơn, phong phú hơn)
* Ví dụ:
Những phần kết bài (sgk) đã nêu được nội dung gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào? Tại sao?
* Kết bài (1): Người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày đồng thời liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề.
* Kết bài (2): Nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết và trong phần kết người viết chỉ cần nhấn mạnh bằng một câu văn ngắn gọn “Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này” đồng thời liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát “Hơn thế nữa…cho đến diệu kì”
2. Kết luận:
* Kết bài là thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
* Chú ý:
- Kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở thân bài, chỉ nêu những ý khái quát có tính chất tổng kết, đánh giá.
- Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hoặc lặp lại nguyên văn lời lẽ ở mở bài.
* Kết bài hay: Đúng, sáng tạo, gấy ấn tượng, để lại dư vị.
* Ví dụ: “Ông đồ” của Vũ Đình Liên quả là một giọt nước trong biển cả, là một nét đơn sơ nhỏ bé trước bao nhiêu thành tựu lớn lao của văn học thế giới và văn học nước nhà. Nhưng dẫu hòa trong một biển, “giọt nước” của nhà thơ Vũ Đình Liên vẫn mặn mà nồng thắm, vẫn âm vang nhịp đập thủy triều…bài thơ nói về số phận con người, nhắc nhở ta trong công cuộc đổi thay to lớn ngày nay hãy gìn giữ con người, giữ gìn tình thương và những giá trị đẹp đẽ của con người để không bao giờ phải xót xa, luyến tiếc.
* Củng cố: - Làm bài tập(sgk)
- Các cách mở bài:
Trực tiếp (Mở cửa sổ thấy núi)
Gián tiếp:
Diễn dịch
Quy nạp
Tương liên
Tương phản
- Cách kết bài:
Kết theo lối “điểm nhãn”
Kết theo lối bình luận, mở rộng nâng cao
Kết theo lối “đầu cuối tương ứng”
Kết theo lối “kết mà như không biết”
* Dặn dò:
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. VIẾT PHẦN MỞ BÀI:
1. Phân tích ngữ liệu: (Sgk)
Tìm hiểu các phần mở bài và cho biết phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Giải thích văn tắt lí do lựa chọn?(Đề bài sgk)
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1: Mở bài (1)
Nhóm 2: Mở bài (2)
Nhóm 3: Mở bài (3)
* Mở bài 1 Chưa đạt yêu cầu: Nêu những thông tin thừa, không nêu rõ được vấn đề cần trình bày trong bài viết, bắt đầu từ những phạm vi quá rộng so với vấn đề nghị luận
VD: Từ xưa đất nước ta được xem như là của các ông vua. Như Lý Thường Kiệt đã nói: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Quả đúng như vậy các ông vua đứng lên cai trị đất nước và có biết bao nhiều ông vua vì mình mà bán nước. Nước ta bị mất dân ta khốn khổ, người dân bần cùng không một chút tự do. Cho đến khi Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đã trải qua biết bao nhiêu lần đấu tranh. Nước ta đã hoàn toàn được độc lập. Đất nước ta đã thuộc về nhân dân. Trước hoàn cảnh đó Nguyễn Khoa Điềm viết “Mặt đường khát vọng”nhằm để ca ngợi về Tổ quốc nói chung và nhân dân ta nói riêng.
* Mở bài 2, 3: Phù hợp với yêu cầu đề bài
Đọc các phần mở bài (sgk)và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định các vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề nghị luận?
b. Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài?
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1: Mở bài (1)
Nhóm 2: Mở bài (2)
Nhóm 3: Mở bài (3)
* Mở bài 1: Nêu vấn đề bằng cách sử dụng một số tiền đề sẵn có (dẫn lời của hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp) → dẫn nhận định, câu thơ, câu văn có nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề cần trình bày (lưu ý: những tiền đề phải có tính chất tích cực, quan hệ chặt chẽ với vấn đề chính đang được đề cập tới trong văn bản, có xuất xứ rõ ràng, chính xác, tránh lan man mơ hồ quá xa vấn đề)
* VD: Giải thích câu tục ngữ:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Mở bài như sau: Nhà văn Pháp F. lôbe có nói: “Tôi chưa gặp một người nào mà không tìm thấy ở người đó một cái gì để học”. Điều đó được thể hiện rất rõ trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
* Mở bài 3: Nêu vấn đề bằng thao tác so sánh, liên tưởng đối tượng cần trình bày với một đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biệt của đối tượng được nêu trong vấn đề trình bày.
* Mở bài 2: Nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày trong văn bản (bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm) với một đối tượng khác (“Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu) dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật để nhấn mạnh vào đối tượng trình bày.
VD: Bình luận mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.
* Mở bài như sau: Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăng tê và đất mẹ. Thần Ăng tê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống hệt như mối quan hệ giữa Ăng tê và đất mẹ vậy.
2. Kết luận:
a. Một mở bài hay cần tránh:
- Tránh dẫn dắt vòng vo- quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
- Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết
b. Một mở bài hay cần phải:
- Chính xác
- Ngắn gọn
Đầy đủ (Đọc xong mở bài người đọc biết mở bài bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào?Thao tác chính vận dụng ở đây là gì?)
- Độc đáo: gây được sự chú ý, tạo được sự bất ngờ
- Tự nhiên.
* Ví dụ: Phân tích bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên
Một HS đã mở bài như sau:
Tôi nhớ mãi câu nói của họa sĩ Hà Lan- Van gốc: “Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người”. Đó là chân lí của cuộc sống và cũng là chân lí của thơ. Cho đến khi đọc những vần thơ giản dị, chân thành của Vũ Đình Liên, tôi lại càng cảm nhận sâu sắc hơn bào giờ chân lí vĩnh cửu và tươi xanh ấy:
“Mỗi năm hoa đào nở
…Hồn ở đâu bây giờ”
II. VIẾT PHẦN KẾT BÀI:
1. Phân tích ngữ liệu: (Sgk)
Tìm hiểu các phần kết bài (sgk) và cho biết phần kết bài nào phù hợp hơn với vấn đề nghị luận? Giải thích văn tắt lí do lựa chọn? (Đề bài sgk)
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1: Kết bài (1)
Nhóm 2: Kết bài (2)
* Kết bài (1): Không đạt yêu cầu- phạm vi nội dung quá rộng so với yêu cầu của đề bài, không chốt lại được vấn đề; không có những phương tiện liên kết cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần đã trình bày trước đó; không có những yếu tố hình thức đánh dấu việc trình bày văn bản đã hoàn tất.
* Ví dụ:
* Kết bài (2): Phù hợp với yêu cầu của đề bài (nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề trình bày trong toàn bộ văn bản, có nhận định đánh giá ý nghĩa của vấn đề gợi liên tưởng sâu hơn, phong phú hơn)
* Ví dụ:
Những phần kết bài (sgk) đã nêu được nội dung gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào? Tại sao?
* Kết bài (1): Người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày đồng thời liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề.
* Kết bài (2): Nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết và trong phần kết người viết chỉ cần nhấn mạnh bằng một câu văn ngắn gọn “Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này” đồng thời liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát “Hơn thế nữa…cho đến diệu kì”
2. Kết luận:
* Kết bài là thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
* Chú ý:
- Kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở thân bài, chỉ nêu những ý khái quát có tính chất tổng kết, đánh giá.
- Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hoặc lặp lại nguyên văn lời lẽ ở mở bài.
* Kết bài hay: Đúng, sáng tạo, gấy ấn tượng, để lại dư vị.
* Ví dụ: “Ông đồ” của Vũ Đình Liên quả là một giọt nước trong biển cả, là một nét đơn sơ nhỏ bé trước bao nhiêu thành tựu lớn lao của văn học thế giới và văn học nước nhà. Nhưng dẫu hòa trong một biển, “giọt nước” của nhà thơ Vũ Đình Liên vẫn mặn mà nồng thắm, vẫn âm vang nhịp đập thủy triều…bài thơ nói về số phận con người, nhắc nhở ta trong công cuộc đổi thay to lớn ngày nay hãy gìn giữ con người, giữ gìn tình thương và những giá trị đẹp đẽ của con người để không bao giờ phải xót xa, luyến tiếc.
* Củng cố: - Làm bài tập(sgk)
- Các cách mở bài:
Trực tiếp (Mở cửa sổ thấy núi)
Gián tiếp:
Diễn dịch
Quy nạp
Tương liên
Tương phản
- Cách kết bài:
Kết theo lối “điểm nhãn”
Kết theo lối bình luận, mở rộng nâng cao
Kết theo lối “đầu cuối tương ứng”
Kết theo lối “kết mà như không biết”
* Dặn dò:
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)