Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Phương |
Ngày 09/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 26+26a+26b- Làm văn
Mở bài - kết bài
và chuyển đoạn
trong văn nghị luận
A/ Mở bài
1. Khái niệm :
Mở bài là giới thiệu vấn đề cần bàn luận trong bài làm cơ sở cho phần thân và kết bài.
-Đồng thời khêu gợi, tạo không khí cho người đọc với vần đề cần nêu.
2. Nguyên tắc mở bài:
- Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề cần nghị luận.
3.Cách viết mở bài :
*/ Các bước tiến hành :
- Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài
( bằng cách đặt và trả lời cho câu hỏi :Mở bài của bài văn này nêu cái gì? kiến thức cần nêu).
-Xác định cách nêu vấn đề
( Bằng cách đặt và trả lời cho câu hỏi : Nêu như thế nào? cách nêu vấn đề )
a. Mở bài trực tiếp ( trực khởi ) :
-Là cách giới thiệu ngay vào vấn đề cần nghị luận .
Ví dụ :
Mở bài cho đề bài : Phân tích bài thơ “Chiều tối” trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.
=> “Chiều tối” là một bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác sáng tác ngay trên đường bị giải đi từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người ở vùng rừng núi một cách sinh động.
- Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp :
+ Đi thẳng ngay vào bài nên tránh được sự lan man, xa đề hoặc lạc đề.
+ Dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập luận yếu.
+Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.
-Nhược điểm:
Ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc.
b.Mở bài gián tiếp ( lung khởi ):
-Là cách mở bài đi từ xa đến gần : nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để dẫn đến vấn đề cần nghị luận.
-Có 4 cách mở bài gián tiếp :
+ Mở bài theo lối diễn dịch .
+ Mở bài theo lối quy nạp.
+ Mở bài theo lối tương liên.
+ Mở bài theo lối tương phản (đối lập).
* Kết cấu của đoạn mở bài theo cách gián tiếp gồm 3 phần :
- Mở đầu đoạn :
+ Viết những câu dẫn dắt có liên quan gần gũi với vấn đề chính cần nghị luận.
+ Tuỳ nội dung vấn đề cần nghị luận mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn,hoặc một câu chuyện kể…
-Phần giữa đoạn:
+Nêu luận đề ( nếu bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà bản thân cảm nhận được).
- Phần kết đoạn : Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày.
=> Cùng một đề bài có thể có nhiều cách mở bài khác nhau .
@/ Ví dụ : Bình luận về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống . Chứng minh bằng một số tác phẩm văn học.
-Mở bài 1: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Hãy đến với một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.
-Mở bài 2 :
Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăngtê và đất mẹ.Thần Ăngtê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào lòng đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống hệt như quan hệ giữa Ăngtê và đất mẹ vậy. Chưa tin ư, bạn hãy đến với những tác phẩm văn học lớn mà xem.
-Mở bài 3 :
Trong một lần tâm sự với văn nghệ sĩ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát ly đời sống,nghệ thuật nhất định sẽ khô héo”.Văn học là một loại hình cơ bản của nghệ thuật. Lời tâm sự trên đã trực tiếp khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Phân tích một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
@/ Một mở bài hay cần tránh :
-Dẫn dắt vòng vo quá xa mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
-Tránh dẫn ý không liên quan đến vấn đề cần nghị luận.
-Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết,có gì nói hết , thân bài lặp lại những điều đã nói ở mở bài.
@/ Một mở bài hay cần phải:
- Ngắn gọn ( khoảng 3-4 câu ).
- Đầy đủ ( phải nêu được vấb đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính).
-Độc đáo ( gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận) cách nêu khác lạ, bất ngờ cho người đọc.
-Tự nhiên ( ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép -> gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo ).
*Luyện tập :
Viết mở bài cho các đề bài sau :
-Đề 1 : Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh.
-Đề 3 : Phân tích bức chân dung của người chiến sĩ Tây Tiến qua nỗi nhớ của Quang Dũng trong đoạn 3 của bài thơ “Tây Tiến”.
B/ Kết bài
1. Nguyên tắc kết bài :
-Phần kết phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài.
-Phần kết chỉ nêu ý khái quát, có tính tổng kết, đánh giá. Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hoặc lặp nguyên lời lẽ của mở bài.
2. Các cách kết bài :
- Kết bài theo lối tóm lược:
(Tóm tắt quan điểm, nội dung đã nêu ở thân bài )
-Kết bài theo lối phát triển.
(Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài ).
- Kết bài theo lối vận dụng.
( Nêu phương hướng, bài học áp dụng hay phát huy - khắc phục vấn đề nêu trong bài văn )
- Kết bài theo lối liên tưởng.
( Mượn ý kiến tương tự - những ý kiến có uy tín- để thay cho lời tóm tắt của người làm bài )
3.Luyện tập :
Viết kết bài theo lối tóm lược cho đề bài: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Mới ra tù tập leo núi”
-Kết bài cho đề 1 :
Tóm lại,có thể nói : “Mới ra tù tập leo núi” là một chứng minh xuất sắc cho sự hoà quyện chặt chẽ giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Chính sự hoà quyện gắn bó ấy đã làm toả sáng tình yêu thiên nhiên tha thiết và nghị lực cách mạng vô tận của Bác. Đó chính là phẩm chất cao quý của Hồ Chí Minh mà suốt đời chúng ta phải noi theo và học tập.
-Đề 2 : Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm.
-Mở bài :
+ “Bên kia sông Đuống” là một trong những tác phẩm xuất sắc về tình yêu quê hương đất nước mà Hoàng Cầm đã góp vào thơ ca Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Toàn bộ bài thơ là nỗi xót xa, nhớ tiếc về quê hương và căm giận kẻ thù xâm lược của tác giả. Cảm xúc ấy đặc biệt được thể hiện thật sâu sắc trong đoạn thơ sau :
“Bên kia sống Đuống ….Bây giờ tan tác về đâu”.
-Kết bài :
Có thể nói, đoạn thơ trên là một mảnh hồn của Hoàng Cầm về quê hương - đất nước. Cả một đời thơ, dường như “về Kinh Bắc” bao giờ cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất với Hoàng Cầm. Và một khi đã cảm nhận được chiều sâu hồn quê Kinh Bắc cũng là khi nhà thơ thấu hiểu sâu đậm hơn vẻ đẹp tâm hồn và màu sắc dân tộc.
=> Một kết bài hay cần :
+ Ngắn gọn. đúng nguyên tắc, đúng cách.
+ Không thoát ly vấn đề cần nghị luận.
+ Sáng tạo, gây được ấn tượng và để lại dư vị cho người đọc.
+ Kết bài hay là vừa phải đóng lại, chốt lại vừa phải mở ra – nâng cao và cứ ngân nga mãi trong lòng người đọc.
C/ Chuyển đoạn
1. Khái niệm :
Chuyển đoạn là dùng các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện đúng mối quan hệ nội dung giữa các phần, các đoạn, các ý từ đó làm cho bài văn liền mạch.
2.Các vị trí cần chuyển :
-Giữa Mở bài Thân bài Kết bài.
-Giữa các đoạn với nhau ( trong phần thân bài ).
3.Các cách chuyển đoạn :
a.Dùng các kết từ hoặc các ngữ tương đương với kết từ :
-Các kết từ thường dùng :
+ Nối các đoạn có quan hệ thứ tự gồm : trước tiên; trước hết; thoạt tiên; tiếp theo; sau đó…
+ Nối các đoạn có quan hệ song song : một mặt, mặt khác, ngoài ra, bên cạnh đó…
+Nối các đoạn có mối quan hệ tăng tiến : hơn thế nữa, thậm chí…
+ Nối các đoạn có quan hệ tương đồng : tương tự, cũng thế, cũng vậy…
+ Nối các đoạn có mối quan hệ nhân quả :bởi vậy, bởi thế, cho nên
+ Nối các đoạn có mối quan hệ tương phản Nhưng, thế mà, thế nhưng, trái lại, tuy nhiên, tuy thế…
+ Nối các đoạn có ý nghĩa tổng kết với các đoạn trước : Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, chung quy…
b.Dùng câu chuyển đoạn:
- Chêm vào văn mạch văn những câu thống báo trực tiếp về ý định chuyển đoạn của người viết.
-Chuyển đoạn bằng những câu nối kết ý một cách tự nhiên.
D/ Thực hành
1/ Bài 1/ trang 32:
-Đoạn mở bài a. Mở bài theo lối gián tiếp – kiểu quy nạp :
- Ba câu đầu nói về con người Xuân Diệu.
- Câu 4 khẳng định sự xuất hiện của Xuân Diệu trên thi đàn.
-Đoạn mở bài b: Mở bài theo lối gián tiếp – tương liên :
-Hai câu đầu nêu nhận xét của người xưa về văn chương của những bậc lấy việc hành đạo , cứu người, cứu đời là mục đích.
-Câu cuối vận dụng ý trên vào thơ Hồ Chí Minh.
*Bài tập 2 : Tự làm theo yêu cầu của đề.
* Bài tập 3 :
-Kết bài 1 theo kiểu liên tưởng: : Liên tưởng từ chức năng cơ bản của văn học khẳng định ý kiến của Bectôn Brếch.
-Kết bài 2 Kiểu tóm lược : Tóm tắt nhận định của tác giả về nghệ thuật và nội dung của bài ca dao.
-Kết bài 3 theo kiểu vận dụng : từ chỗ khẳng định tinh thần Việt Nam trong ca dao, cổ tích… tác giả khuyên thanh niên Việt Nam hãy mang tinh thần ấy vào cuộc sống để đóng góp cho non sông ngày một tươi đẹp hơn.
* Bài tập 4 : tự làm ở nhà.
*Bài tập 5 :
-Đoạn 1 phối hợp 2 cách chuyển đoạn :
+ Câu đầu thông báo rõ ý định của người viết viết để sang đoạn sau.
+Câu tiếp dùng một ngữ tương đương với kết từ ( thứ hai) thể hiện quan hệ thứ tự giữa hai đoạn.
-Đoạn 2 : Dùng câu ghép để thể hiện mối quan hệ song song giữa hai đoạn nối kết ý 2 đoạn một cách tự nhiên.
-c/ Phối hợp hai cách chuyển đoạn
-Câu đầu sử dụng kết từ ( Nói chung ) để tóm tắt ý đoạn trước.
-Câu sau nói lên một cách tự nhiên mối quan hệ tương đồng giữa nội dung hai đoạn.
-d/ Dùng nhiều cách chuyển đoạn :
+ Dùng câu để chuyển từ phần 1 phần 2 của bài.
+Dùng các từ ngữ thể hiện mối quan hệ thứ tự ( Thứ nhất; thứ hai…).
+Dùng câu thông báo ý định chuyển đoạn từ đoạn 1 đoạn 2.
+ Phần cuối dùng từ ngữ… và kết từ ; câu chuyển đoạn …
Mở bài - kết bài
và chuyển đoạn
trong văn nghị luận
A/ Mở bài
1. Khái niệm :
Mở bài là giới thiệu vấn đề cần bàn luận trong bài làm cơ sở cho phần thân và kết bài.
-Đồng thời khêu gợi, tạo không khí cho người đọc với vần đề cần nêu.
2. Nguyên tắc mở bài:
- Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề cần nghị luận.
3.Cách viết mở bài :
*/ Các bước tiến hành :
- Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài
( bằng cách đặt và trả lời cho câu hỏi :Mở bài của bài văn này nêu cái gì? kiến thức cần nêu).
-Xác định cách nêu vấn đề
( Bằng cách đặt và trả lời cho câu hỏi : Nêu như thế nào? cách nêu vấn đề )
a. Mở bài trực tiếp ( trực khởi ) :
-Là cách giới thiệu ngay vào vấn đề cần nghị luận .
Ví dụ :
Mở bài cho đề bài : Phân tích bài thơ “Chiều tối” trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.
=> “Chiều tối” là một bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác sáng tác ngay trên đường bị giải đi từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người ở vùng rừng núi một cách sinh động.
- Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp :
+ Đi thẳng ngay vào bài nên tránh được sự lan man, xa đề hoặc lạc đề.
+ Dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập luận yếu.
+Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.
-Nhược điểm:
Ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc.
b.Mở bài gián tiếp ( lung khởi ):
-Là cách mở bài đi từ xa đến gần : nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để dẫn đến vấn đề cần nghị luận.
-Có 4 cách mở bài gián tiếp :
+ Mở bài theo lối diễn dịch .
+ Mở bài theo lối quy nạp.
+ Mở bài theo lối tương liên.
+ Mở bài theo lối tương phản (đối lập).
* Kết cấu của đoạn mở bài theo cách gián tiếp gồm 3 phần :
- Mở đầu đoạn :
+ Viết những câu dẫn dắt có liên quan gần gũi với vấn đề chính cần nghị luận.
+ Tuỳ nội dung vấn đề cần nghị luận mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn,hoặc một câu chuyện kể…
-Phần giữa đoạn:
+Nêu luận đề ( nếu bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà bản thân cảm nhận được).
- Phần kết đoạn : Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày.
=> Cùng một đề bài có thể có nhiều cách mở bài khác nhau .
@/ Ví dụ : Bình luận về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống . Chứng minh bằng một số tác phẩm văn học.
-Mở bài 1: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Hãy đến với một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.
-Mở bài 2 :
Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăngtê và đất mẹ.Thần Ăngtê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào lòng đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống hệt như quan hệ giữa Ăngtê và đất mẹ vậy. Chưa tin ư, bạn hãy đến với những tác phẩm văn học lớn mà xem.
-Mở bài 3 :
Trong một lần tâm sự với văn nghệ sĩ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát ly đời sống,nghệ thuật nhất định sẽ khô héo”.Văn học là một loại hình cơ bản của nghệ thuật. Lời tâm sự trên đã trực tiếp khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Phân tích một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
@/ Một mở bài hay cần tránh :
-Dẫn dắt vòng vo quá xa mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
-Tránh dẫn ý không liên quan đến vấn đề cần nghị luận.
-Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết,có gì nói hết , thân bài lặp lại những điều đã nói ở mở bài.
@/ Một mở bài hay cần phải:
- Ngắn gọn ( khoảng 3-4 câu ).
- Đầy đủ ( phải nêu được vấb đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính).
-Độc đáo ( gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận) cách nêu khác lạ, bất ngờ cho người đọc.
-Tự nhiên ( ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép -> gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo ).
*Luyện tập :
Viết mở bài cho các đề bài sau :
-Đề 1 : Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh.
-Đề 3 : Phân tích bức chân dung của người chiến sĩ Tây Tiến qua nỗi nhớ của Quang Dũng trong đoạn 3 của bài thơ “Tây Tiến”.
B/ Kết bài
1. Nguyên tắc kết bài :
-Phần kết phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài.
-Phần kết chỉ nêu ý khái quát, có tính tổng kết, đánh giá. Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hoặc lặp nguyên lời lẽ của mở bài.
2. Các cách kết bài :
- Kết bài theo lối tóm lược:
(Tóm tắt quan điểm, nội dung đã nêu ở thân bài )
-Kết bài theo lối phát triển.
(Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài ).
- Kết bài theo lối vận dụng.
( Nêu phương hướng, bài học áp dụng hay phát huy - khắc phục vấn đề nêu trong bài văn )
- Kết bài theo lối liên tưởng.
( Mượn ý kiến tương tự - những ý kiến có uy tín- để thay cho lời tóm tắt của người làm bài )
3.Luyện tập :
Viết kết bài theo lối tóm lược cho đề bài: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Mới ra tù tập leo núi”
-Kết bài cho đề 1 :
Tóm lại,có thể nói : “Mới ra tù tập leo núi” là một chứng minh xuất sắc cho sự hoà quyện chặt chẽ giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Chính sự hoà quyện gắn bó ấy đã làm toả sáng tình yêu thiên nhiên tha thiết và nghị lực cách mạng vô tận của Bác. Đó chính là phẩm chất cao quý của Hồ Chí Minh mà suốt đời chúng ta phải noi theo và học tập.
-Đề 2 : Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm.
-Mở bài :
+ “Bên kia sông Đuống” là một trong những tác phẩm xuất sắc về tình yêu quê hương đất nước mà Hoàng Cầm đã góp vào thơ ca Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Toàn bộ bài thơ là nỗi xót xa, nhớ tiếc về quê hương và căm giận kẻ thù xâm lược của tác giả. Cảm xúc ấy đặc biệt được thể hiện thật sâu sắc trong đoạn thơ sau :
“Bên kia sống Đuống ….Bây giờ tan tác về đâu”.
-Kết bài :
Có thể nói, đoạn thơ trên là một mảnh hồn của Hoàng Cầm về quê hương - đất nước. Cả một đời thơ, dường như “về Kinh Bắc” bao giờ cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất với Hoàng Cầm. Và một khi đã cảm nhận được chiều sâu hồn quê Kinh Bắc cũng là khi nhà thơ thấu hiểu sâu đậm hơn vẻ đẹp tâm hồn và màu sắc dân tộc.
=> Một kết bài hay cần :
+ Ngắn gọn. đúng nguyên tắc, đúng cách.
+ Không thoát ly vấn đề cần nghị luận.
+ Sáng tạo, gây được ấn tượng và để lại dư vị cho người đọc.
+ Kết bài hay là vừa phải đóng lại, chốt lại vừa phải mở ra – nâng cao và cứ ngân nga mãi trong lòng người đọc.
C/ Chuyển đoạn
1. Khái niệm :
Chuyển đoạn là dùng các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện đúng mối quan hệ nội dung giữa các phần, các đoạn, các ý từ đó làm cho bài văn liền mạch.
2.Các vị trí cần chuyển :
-Giữa Mở bài Thân bài Kết bài.
-Giữa các đoạn với nhau ( trong phần thân bài ).
3.Các cách chuyển đoạn :
a.Dùng các kết từ hoặc các ngữ tương đương với kết từ :
-Các kết từ thường dùng :
+ Nối các đoạn có quan hệ thứ tự gồm : trước tiên; trước hết; thoạt tiên; tiếp theo; sau đó…
+ Nối các đoạn có quan hệ song song : một mặt, mặt khác, ngoài ra, bên cạnh đó…
+Nối các đoạn có mối quan hệ tăng tiến : hơn thế nữa, thậm chí…
+ Nối các đoạn có quan hệ tương đồng : tương tự, cũng thế, cũng vậy…
+ Nối các đoạn có mối quan hệ nhân quả :bởi vậy, bởi thế, cho nên
+ Nối các đoạn có mối quan hệ tương phản Nhưng, thế mà, thế nhưng, trái lại, tuy nhiên, tuy thế…
+ Nối các đoạn có ý nghĩa tổng kết với các đoạn trước : Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, chung quy…
b.Dùng câu chuyển đoạn:
- Chêm vào văn mạch văn những câu thống báo trực tiếp về ý định chuyển đoạn của người viết.
-Chuyển đoạn bằng những câu nối kết ý một cách tự nhiên.
D/ Thực hành
1/ Bài 1/ trang 32:
-Đoạn mở bài a. Mở bài theo lối gián tiếp – kiểu quy nạp :
- Ba câu đầu nói về con người Xuân Diệu.
- Câu 4 khẳng định sự xuất hiện của Xuân Diệu trên thi đàn.
-Đoạn mở bài b: Mở bài theo lối gián tiếp – tương liên :
-Hai câu đầu nêu nhận xét của người xưa về văn chương của những bậc lấy việc hành đạo , cứu người, cứu đời là mục đích.
-Câu cuối vận dụng ý trên vào thơ Hồ Chí Minh.
*Bài tập 2 : Tự làm theo yêu cầu của đề.
* Bài tập 3 :
-Kết bài 1 theo kiểu liên tưởng: : Liên tưởng từ chức năng cơ bản của văn học khẳng định ý kiến của Bectôn Brếch.
-Kết bài 2 Kiểu tóm lược : Tóm tắt nhận định của tác giả về nghệ thuật và nội dung của bài ca dao.
-Kết bài 3 theo kiểu vận dụng : từ chỗ khẳng định tinh thần Việt Nam trong ca dao, cổ tích… tác giả khuyên thanh niên Việt Nam hãy mang tinh thần ấy vào cuộc sống để đóng góp cho non sông ngày một tươi đẹp hơn.
* Bài tập 4 : tự làm ở nhà.
*Bài tập 5 :
-Đoạn 1 phối hợp 2 cách chuyển đoạn :
+ Câu đầu thông báo rõ ý định của người viết viết để sang đoạn sau.
+Câu tiếp dùng một ngữ tương đương với kết từ ( thứ hai) thể hiện quan hệ thứ tự giữa hai đoạn.
-Đoạn 2 : Dùng câu ghép để thể hiện mối quan hệ song song giữa hai đoạn nối kết ý 2 đoạn một cách tự nhiên.
-c/ Phối hợp hai cách chuyển đoạn
-Câu đầu sử dụng kết từ ( Nói chung ) để tóm tắt ý đoạn trước.
-Câu sau nói lên một cách tự nhiên mối quan hệ tương đồng giữa nội dung hai đoạn.
-d/ Dùng nhiều cách chuyển đoạn :
+ Dùng câu để chuyển từ phần 1 phần 2 của bài.
+Dùng các từ ngữ thể hiện mối quan hệ thứ tự ( Thứ nhất; thứ hai…).
+Dùng câu thông báo ý định chuyển đoạn từ đoạn 1 đoạn 2.
+ Phần cuối dùng từ ngữ… và kết từ ; câu chuyển đoạn …
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thế Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)